nguồn nhân lực tại chỗ
Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI Hưng Yên đã khẳng định: “Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH, trước hết là CNH, HĐH NN, NT” [24, tr.47]. Với chủ trương chính sách của tỉnh như vậy trong những năm qua, Hưng Yên đã có những kế hoạch cụ thể để phát triển nguồn nhân lực.
Khi phân tích thực trạng nguồn nhân lực trong NN, NT ở Hưng Yên, ta thấy lực lượng lao động đã qua đào tạo ở khu vực này rất thấp, chỉ chiếm có 11,6%, trong đó trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm có 4,3% với mục tiêu là đến năm 2015 tỉ lệ này là 40% để phục vụ cho CNH, HĐH thì kế hoạch trước tiên là phải phát triển sự nghiệp GD - ĐT ở nông thôn Hưng Yên là đặc biệt quan trọng. Cần phải thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp GD - ĐT ở nông thôn, làm cho người lao động ở nông thôn được phát huy một cách toàn diện, đặc biệt là về mặt trí lực và kĩ năng, đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH NN, NT, tạo điều kiện cho một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp di chuyển thuận lợi sang các ngành phi nông nghiệp. Muốn vậy, GD - ĐT ở nông thôn phải kết hợp theo hướng nông nghiệp - khoa học - giáo dục. Đào tạo phải gắn với nhu cầu lao động ở nông thôn, tức là phải có sự thống nhất giữa sản xuất của nông thôn với nghiên cứu khoa học ở nông thôn, về NN, NT và giáo dục ở nông thôn cho nông dân.
Để KH, CN trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong NN, NT, trước tiên đòi hỏi các nhà lãnh đạo ở Hưng Yên phải có kế hoạch cụ thể để phát triển GD - ĐT và trang bị ứng dụng khoa học vào sản xuất. Việc này phải tổ chức định kì để cập nhật những thành tựu mới nhất vào trong sản xuất. Phải tổ chức tập huấn về khoa học thường xuyên cho bà con nông dân đồng thời phải
83
mở các lớp học nghề ngắn hạn cho bà con để họ có kiến thức trong sản xuất làm tăng năng suất lao động.
Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, dự báo nhu cầu lao động, cơ cấu các ngành nghề để xây dựng kề hoạch triển khai công tác đào tạo nghề theo phương châm đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Các cơ sở dạy nghề của Nhà nước như các trường công nhân kĩ thuật, công nhân xây dựng, các trung tâm dạy nghề ở tỉnh và các huyện phải đóng vai trò hạt nhân trong việc đào tạo, vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh và đáp ứng nhu cầu lao động ngoài tỉnh và cho xuất khẩu lao động; phát triển mạnh cơ sở dạy nghề liên doanh, liên kết với các đơn vị, cá nhân trong tỉnh và ngoài tỉnh để tiếp thu kinh nghiệm giảng dạy tiên tiến, khai thác tốt nguồn nhân lực bên ngoài kết hợp với việc huy động tối đa nội lực để thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo.
Một yêu cầu nữa đặt ra trong kế hoạch định kì để phát triển nguồn nhân lực là phải khuyến khích dạy nghề với các hình thức đào tạo khác nhau như xây dựng các trường dân lập, tư thục nghề, các lớp tập trung dài hạn hoặc ngắn hạn, thực hiện kèm cặp dạy nghề từng bước, tăng nhanh số lực lượng lao động qua đào tạo.
Thực hiện khuyến khích thanh niên (ở nông thôn) phải học và thành thục một nghề để tự tạo việc làm và góp phần thực hiện các dự án phát triển kinh tế ở địa phương và biết thêm một số nghề khác có khă năng duy trì việc làm ổn định lâu dài và thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo lại để nâng cao trình độ nghề cho nông dân, theo kịp sự đổi mới công nghệ và yêu cầu sản xuất.
Công tác đào tạo nghề và đào tạo lại nghề cho nông dân không chỉ cần một hệ thống chính sách đồng bộ, mà phải theo trình tự bổ túc văn hóa. Đào tạo nghề còn phải huy động sức mạnh tiềm lực của mọi tầng lớp xã hội trong tỉnh tham gia.
Trên lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh phải hết sức coi trọng việc chuyển giao công nghệ trong nông, lâm, thủy sản, thực hiện khuyến nông, khuyến lâm, để
84
không những chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn nâng cao khả năng đào tạo nghề về số lượng, chất lượng và quy mô. Các trung tâm giống, cây trồng, vật nuôi, trung tâm bảo vệ thực vật, thú y của tỉnh cần phối hợp với các đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh tổ chức hướng dẫn kĩ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, ổn định.
Bên cạnh đó, cần tiến hành đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung nguồn nhân lực nông thôn mà khâu then chốt là cán bộ huyện, xã gồm cả cán bộ quản lý hành chính và cán bộ kinh tế, kĩ thuật. Việc làm này đòi hỏi tỉnh phải có kế hoạch định kì hàng năm, hai năm một lần và năm năm một lần có như vậy mới có thể đào tạo được một nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH NN, NT của tỉnh.
Đào tạo người lao động là một quá trình không ngừng, đó là sự đào tạo và đào tạo lại, sự bồi dưỡng và nâng cao kiến thức để thích ứng với công việc, đó là một quá trình không ngừng nâng cao năng lực của con người.
Đào tạo người lao động là một quá trình không ngừng, được nhiều quốc gia quan tâm, nó chỉ ra xu hướng của việc đào tạo sau này nên tùy theo vào thời điểm, nhu cầu của mỗi cá nhân, vào nhu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội mà có kế hoạch đào tạo.
Trong thời kì CNH, HĐH mà trọng tâm là CNH, HĐH NN, NT như ở Hưng Yên, khoa học cần có sự phát triển cao, xã hội cần sự cải tiến lớn, con người cần được bồi dưỡng năng lực thích ứng với những biến đổi đó, thì việc đào tạo thêm, đào tạo lên và đào tạo lại là một quá trình tát yếu.
Thực tế cho thấy, những kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường chỉ là cơ sở, là tiền đề cho quá trình tích lũy kinh nghiệm trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Kinh nghiệm mà con người tích lũy được chỉ có bằng hoạt động lao động thực tiễn và do nhu cầu công việc đòi hỏi. Để biến kiến thức lý luận trở thành thực tiễn đòi hỏi con người phải được đặt trong một môi trường đào tạo không ngừng. Hơn nữa, ngày nay khi KH, CN phát
85
triển như vũ bão, những kiến thức đã học trong nhà trường nhanh chóng bị lạc hậu. Muốn cập nhật những kiến thức mới về khoa học thì không còn cách nào khác là người lao động phải thường xuyên bồi dưỡng thêm kiến thức cho mình. Nếu không học, không bồi dưỡng kiến thức thêm cho mình thì sẽ không hoàn thành tốt được nhiệm vụ. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước và Hưng Yên phải có cơ chế chính sách về phát triển GD - ĐT. Bằng các hình thức thích hợp như mở các lớp học bồi dưỡng để nâng cao trình độ, đào tạo liên thông, đào tạo lại, đào tạo từ xa, đào tạo theo địa chỉ, phát triển nhiều hình thức học tập theo quan điểm giáo dục của Lênin “Học, học nữa, học mãi”. Có như vậy, người lao động mới không bị mai một về kiến thức. Ngày nay, do xu thế xã hội hóa học tập nên người lao động luôn được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Người lao động có thể học tập bất cứ lúc nào, và có thể học suốt đời, họ có thể được đào tạo bất cứ thời điểm nào để có thể nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Vì vậy, học tập và đào tạo có thể diễn ra trong suốt quãng đời lao động của họ, đó là một quá trình không ngừng. Để thực hiện được điều này, Hưng Yên còn nhiều khó khăn, tỉnh cần có kế hoạch cụ thể, chuẩn bị về trường lớp, đội ngũ giáo viên, chương trình đào tạo, lịch trình đào tạo và phải được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, được sự tiếp sức của Bộ GD - ĐT và liên kết chặt chẽ với với các trường đại học khác.
Trong những năm tới, Hưng Yên nên đẩy mạnh đào tạo và đào tạo lại, đào tạo lên và mở các lớp học cấp chứng chỉ đào tạo nghề cho bà con nông dân để họ có thêm kinh nghiệm trong sản suất, có như thế năng suất lao động có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Quá trình này phải diễn ra trong suốt tiến trình thực hiện mục tiêu CNH, HĐH NN, NT và bất cứ thời điểm nào người lao động có nhu cầu.