việc làm và nâng cao chất lượng lao động trong nông nghiệp, nông thôn
Để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH NN, NT, Đảng và Nhà nước cũng như Hưng Yên cần rất nhiều chính sách để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động nhưng tập trung chủ yếu vào một số chính sách sau:
88
Về chính sách đất đai, phải khẳng định thị trường đất đai là một yếu tố không thể nào thiếu cho một nền nông nghiệp chuyển đổi như nước ta hiện nay. Cơ chế thị trường đất đai sẽ tạo ra và thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa theo hộ, thúc đẩy phân công lao động và đa dạng hóa kinh tế nông thôn dẫn đến đa dạng hóa việc làm. Đồng thời, thực hiện chuyển quyền sử dụng đất đai cũng có lợi cho việc thực hiện sản xuất, kinh doanh ở quy mô thích hợp, làm cho sự chuyển ngành nghề không chuyên của người nông dân sang ngành nghề mang tính chuyên nghiệp. Trong điều kiện CNH, HĐH NN, NT của tỉnh, vấn đề cốt lõi là người lao động có việc làm và tăng thêm thu nhập để thoát khỏi cảnh nghèo và vươn lên làm giàu. Vì vậy, tỉnh cần cụ thể hóa chính sách của Nhà nước về quyền chuyển nhượng, căn cứ tính giá thuê, mua… và áp dụng một cách đồng bộ thị trường mua thuê đất có thể hoạt động và đi đúng hướng.
Chính sách tín dụng cho NN, NT, trước hết vốn ngân sách đầu tư cho NN, NT trong tỉnh phải được nâng lên tương xứng với yêu cầu của CNH, HĐH NN, NT, cần ưu tiên vốn cho các lĩnh vực như xây dựng hạ tầng cơ sở, các công trình phát triển nông thôn về y tế, giáo dục, văn hóa, công tác khuyến nông, bảo trợ một số mặt hàng quan trọng của nông nghiệp khi có biến động trên thị trường. Khai thác và khuyến khích phát triển các hình thức tín dụng ở nông thôn, khai thác mọi nguồn lực nhằm hỗ trợ vốn cho các hộ nông dân để loại trừ nạn vay nặng lãi ở nông thôn hiện nay. Đặc biệt, có chế độ ưu đãi cho các hộ nông dân nghèo vay và hướng dẫn họ đầu tư, sử dụng kĩ thuật trong sản xuất, kinh doanh.
Chính sách vể thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa của nông dân, Khuyến khích hình thành các tụ điểm thương mại, dịch vụ ở nông thôn, duy trì và phát triển hệ thống chợ ở các xã, huyện trong tỉnh. Tìm kiếm và hướng dẫn nhân dân tiêu thụ nông sản hành hóa trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu.
Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu lao động, cùng với chiến lược phát triển kinh tế theo hướng mở, trong những năm gần đây, Nhà nước ta có chủ trương tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu lao động, coi đây là một trong những
89
biện pháp quan trọng để giải quyết việc làm cho người lao động và thu hút ngoại tệ cho đất nước. Hưng Yên cần có cơ chế giao quyền chủ động cho các doanh nghiệp, các trung tâm tìm kiếm thị trường, lựa chọn đối tác, kí hợp đồng cung ứng và tuyển chọn lao động; nên thành lập ở các huyện những doang nghiệp làm xuất khẩu lao động để có thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phường tuyển chọn lao động, đào tạo nghề chuyên môn, học tiếng, tạo nguồn cho xuất khẩu lao động ở nông thôn. Việc tuyển chọn lao động cần phổ biến công khai về đối tượng, yêu cầu, việc làm, mức lương, tiền đặt cọc… đến địa phương và người lao động. Giải quyết triệt để nạn xuất khẩu lao động “chui” dẫn đến người nông dân dễ bị lừa, bị thiệt…
Cần ưu tiên cho những thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, những người đã tốt nghiệp các trường dạy nghề, đăc biệt ưu tiên cho những gia đình chính sách, gia đình khó khăn, với đối tượng này tỉnh cần có sự giúp đỡ về kinh phí đào tạo, cho vay tiền đặt cọc… nhằm tạo điều kiện tối đa cho họ có thể tiếp xúc với cơ hội việc làm bằng con đường xuất khẩu lao động.
Chính sách “xóa đói giảm nghèo” và giải quyết việc làm cho người lao động, đây là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đã có chính sách và biện pháp đồng bộ. Vấn đề đặt ra ở đây là Hưng Yên vận dụng và thực hiện như thế nào để các chính sách này phát huy hiệu quả và góp phần tăng thêm cơ hội tạo việc làm, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực NN, NT đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH và đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH NN, NT trong tỉnh.
Tóm lại, những chính sách và chương trình mới của quốc gia đã đem lại những kết quả không nhỏ trong giải quyết việc làm nâng cao mức sống cho người lao động. Hưng Yên cần nâng cao hiệu quả việc thực hiện các chương trình đó bằng cách xây dựng các văn bản hướng dẫn một cách cụ thể, giám sát, kiểm tra chặt chẽ và điều chỉnh kịp thời. Vấn đề quan trọng là việc thực hiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cần được gắn chặt và bổ sung cho nhau trong tiến trình phát triển NN, NT của tỉnh theo hướng CNH, HĐH.
90
KẾT LUẬN
Để phát triển kinh tế - xã hội phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, vốn, nhân tố con người - nguồn nhân lực. Thế nhưng muốn khai thác triệt để các yếu tố trên thì trước tiên phải phát triển nguồn nhân lực và đào tạo họ có một trình độ chuyên môn nhất định. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Hưng Yên đã và đã từng bước cụ thể hoá mục tiêu CNH, HĐH, mà trước hết là CNH, HĐH NN, NT nên việc phát triển nguồn nhân lực là việc làm trước tiên và quan trọng hơn cả.
Hưng Yên tiến hành CNH, HĐH NN, NT là để phát triển kinh tế của tỉnh, khắc phục nguy cơ kém phát triển so với khu vực và cả nước. Quá trình này cần những con người có tri thức, có thể lực, có ý chí và tâm lực tức là người lao động phát triển cả về chất lượng và số lượng. Song, muốn có được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH NN, NT ở Hưng Yên không có cách nào khác là phải đào tạo, tổ chức, quản lý và phát huy nguồn lực con người theo những yêu cầu của cuộc cách mạng KH, CN hiện nay. Ở đây, vấn đề đặt ra là việc đầu tư phát triển GD - ĐT phải đi trước nhằm làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Đó chính là sự lựa chọn có tính quyết định cho sự phát triển.
Nguồn nhân lực ở Hưng Yên có nhiều phẩm chất quý giá: cần cù, chịu khó, thông minh tiếp thu nhanh những thành tựu KH, CN hiện đại. Nhưng bất cập về mặt thể lực và trí lực nên Hưng Yên muốn hoàn thành sự nghiệp CNH, HĐH NN, NT tất yếu phải phát triển GD - ĐT, phải ra sức đào tạo người lao động mới, có đầy đủ phẩm chất, năng lực trí tuệ mà thời đại yêu cầu.
Thưc tế, nguồn nhân lực ở Hưng Yên còn bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém. Lực lượng lao động đông nhưng yếu về chất lượng, một bộ phận không nhỏ người lao động thiếu việc làm, lực lượng lao động chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp nhưng lao động chủ yếu chưa qua đào tạo, công tác GD - ĐT hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực có trình độ trong sản xuất nông nghiệp mang tính chuyên môn hóa cao. Vì
91
vậy, sự nghiệp CNH, HĐH NN, NT Hưng Yên còn gặp rất nhiều khó khăn. Những yếu tố bất cập này do nhiều nguyên nhân, cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Vấn đề cấp bách là phải khắc phục những yếu kém, xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao thực sự đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH NN, NT của tỉnh.
Những vấn đề cần giải quyết để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Hưng Yên hiện nay là phải mở rộng quy mô đào tạo trên cơ sở đa dạng hóa các nguồn vốn, điều chỉnh cơ cấu đào tạo, đổi mới quan niệm học tập, đào tạo; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động, có chính sách khuyến nông, khuyến lâm, để thỏa mãn lợi ích vật chất cho người lao động; chú trọng bố trí lao động hợp lý giữa các ngành, các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh cao; xây dựng hạ tầng cơ sở hiện đại, phát triển KH, CN nhất là công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Những biện pháp đó là cần thiết và cấp bách thực tế có khả năng thực hiện được.
Hưng Yên là một tỉnh nằm ở giữa đồng bằng sông Hồng, rất thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp mang tính chuyên môn hóa cao. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH NN, NT không chỉ là việc làm của toàn tỉnh nói chung mà còn là sự nỗ lực phấn đấu của từng người dân Hưng Yên. Song, để thực hiện được nhiệm vụ này cần có sự chỉ đạo, hỗ trợ to lớn của Trung ương cả về vật chất lẫn tinh thần.
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH NN, NT là vấn đề có nội dung lớn, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong khuôn khổ luận văn này không thể trình bày hết tất cả những nội dung về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề. Tiềm năng của mỗi con người, cũng như toàn thể con người Hưng Yên là rất lớn. Quá trình tìm kiếm những mô hình, những giải pháp nhằm khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm năng nguồn nhân lực vẫn đang tiếp tục bằng sự nỗ lực của cả dân tộc nói chung và của người dân Hưng Yên nói riêng.
92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Ngọc Anh (1995), “Nguồn lực con người - nhân tố quyết định của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nghiên cứu lý luận, (2).
2. Hoàng Chi Bảo (1998), “Lý luận và phương pháp nghiên cứu về con người”, Tạp chí Triết học, (2).
3. Hoàng Chí Bảo (1998), “Giáo dục văn hóa lao động để nâng cao tay nghề cho công nhân”,Tạp chí Dân vận, (6).
4. Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường - Viện Dự báo chiến lược Khoa học và Công nghệ (1995), Việt Nam tầm nhìn đến năm 2000, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (1999), Thuật ngữ lao động thương binh xã hội, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.
6. Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (2002), Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt Nam năm 2001, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.
7. Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (2003), Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt Nam năm 2002, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.
8. Bộ Lao động - Thương binh xã hội (2004), Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt Nam năm 2003, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.
9. Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (2005), Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt Nam năm 2004, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.
10. Bộ Lao động - Thương binh xã hội (2005), Niên giám thống kê lao động thương binh và xã hội năm 2004, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.
11. Nguyễn Trọng Chuẩn (1992), “Một số vấn đề cần được quan tâm: Mối quan hệ giữa các yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người”, Tạp chí Triết học, (2).
12. Nguyễn Trọng Chuẩn (1994), “Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH”, Tạp chí Triết học, (2).
93
13. Cục Thống kê Hưng Yên (2008), Niên giám thống kê 2007, Hưng Yên. 14. Cục Thống kê Hưng Yên (2009), Niên giám thống kê 2008, Hưng Yên. 15. Cục Thống kê Hưng Yên (2009), Báo cáo về cuộc tổng điều tra dân số
và nhà ở tỉnh Hưng Yên năm 2009, Hưng Yên.
16. Cục Thống kê Hưng Yên (2010), Niên giám thống kê 2009, Hưng Yên. 17. Cục Thống kê Hưng Yên (2011), Niên giám thống kê 2010, Hưng Yên. 18. Phạm Tất Dong (1994), “Suy nghĩ về đội ngũ trí thức nước ta”, Tạp chí
Cộng sản, (4).
19. Phạm Tất Dong (1995), Trí thức Việt Nam, thực tiễn và triển vọng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Nguyễn Quang Du (1994), “Tài nguyên con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Thông tin lý luận, (11). 21. Nguyễn Hữu Dũng (1994), “Đổi mới chính sách tuyển dụng và sử dụng
khoa học kỹ thuật trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Tạp chí Thông tin lý luận, (11).
22. Nguyễn Hữu Dũng (2004) Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.
23. Trương Minh Dực (1996), “Phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở miền Trung”, Tạp chí Thông tin lý luận, (4).
24. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVI, Hưng Yên.
25. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVII, Hưng Yên.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
27. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
94
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, tập 2, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện hội nghị lần thứ 4, BCHTW (khóa VII), Nxb. Sự thật, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TW (khóa VII), Nxb. Sự thật, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW (khóa VIII), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương, khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Nguyễn Điều (1994), “Về công nghiệp hóa ở nước ta”, Tạp chí Thông tin lý luận, (6).
38. Tống Văn Đường (1995), “Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực ở nước ta”,Tạp chí Kinh tế và phát triển, (5).
39. Lương Việt Hải (2001), Hiện đại hoá xã - hội một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
40. Lương Việt Hải (2003), Ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ đến việc nghiên cứu và phát triển con người và nguồn nhân lực những năm đầu thế kỷ XXI, Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX - 05, Hà Nội.
95
41. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục - phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
42. Đỗ Trọng Hùng (1998), “Tích cực giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo góp phần thực hiện công bằng xã hội, Tạp chí Lịch sử Đảng, (5). 43. Trần Đình Hoan - Lê Mạnh Khoa (1991), Sử dụng nguồn lao động và