Nguồn nhân lực thực chất là nguồn lao động và được hiểu là dân số đủ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động, đang có việc làm hoặc chưa có việc làm và không có nhu cầu làm việc
Theo số liệu của Cục Thống kê Hưng Yên năm 2009, những người trong độ tuổi lao động của Hưng Yên là 679756 người. Số lao động nông thôn là 603076 người, chiếm 88,71%, lao động thành thị là 76679 người chiếm 11,89%. Với tỉ lệ lao động thành thị và nông thôn như trên cho thấy nền kinh kế Hưng Yên với đặc trưng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Số lao động của Hưng Yên không phải là đã có việc làm 100% mà số lao động có việc làm chiếm 98,31%, thất nghiệp 1,69 %. Trong số lao động có việc làm này thì số lao động giản đơn của Hưng Yên chiếm tỉ lệ cao (56,9%), điều này cho thấy thị trường lao động của Hưng Yên đang ở mức thấp, vấn đề đào tạo nguồn lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật đang đặt ra hết sức cần thiết và cấp bách. Vì vậy, đòi hỏi các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý của tỉnh phải hoạch
40
định, phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động và đào tạo họ có một trình độ nhất định để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH NN, NT của Hưng Yên.
Trong số lao động của Hưng Yên, lao động nam thấp hơn lao động nữ, lao động nam là 332.529 người chiếm 48,91%, lao động nữ là 347.227 chiếm 51,09% (xem phụ lục 5).
Qua phụ lục 5, ta thấy lực lượng lao động nam giới có việc làm thấp hơn số lao động nữ giới (nam là 326.102 bằng 48,77%, nữ chiếm 342.536 bằng 51,23 %) và ngược lại lao động nam thất nghiệp nhiều hơn nữ (nam chiếm 57,83% nữ chiếm 42,17%) như vậy lực lượng lao động nam - một lực lượng lao động có sức khỏe hơn nữ giới (theo cấu trúc sinh học) chưa được phát huy hết. Số lao động thất nghiệp cả nam lẫn nữ đã làm mất đi một khối lượng lớn thu nhập quốc dân. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH NN, NT của tỉnh thì phải có kế hoạch đầu tư thích đáng trên nhiều phương diện cho việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực.
Hưng Yên là tỉnh có dân số trẻ nên nguồn lao động rất dồi dào nhưng lao động chủ yếu lại tập trung trong khu vực sản xuất nông nghiệp.
Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở của Cục Thống kê Hưng Yên năm 2009 thì lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản là 420.852 người và lao động trong công nghiệp, xây dựng là 130.882 người. Song, tốc độ tăng trưởng GDP của nông, lâm, thủy sản năm 2009 là 3,5%, GDP trong công nghiệp là 23%, tốc độ tăng trong công nghiệp nhanh hơn nông, lâm, thủy sản là 19,5%. Một thực tế, số lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm phần lớn nhưng sản phẩm xã hội lại thấp. Vì vậy, chúng ta phải nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực giảm dần ở nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tăng nhanh nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đại hội Đảng bộ Hưng Yên lần thứ XVII xác định: “Nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển nhanh cây, con có giá trị kinh tế cao” [25, tr.14].
41
Với chủ trương đã xác định trong những năm qua, Hưng Yên đã thực hiện sự liên kết giữa bốn nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông) có vai trò rất lớn đối với sự thành công trong chuyển đổi phát triển nông nghiệp hàng hóa, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, thâm canh cao ở Hưng Yên. Đề án sản xuất lúa giống của tỉnh đã tập hợp được đông đảo kỹ sư, hợp tác xã nông nghiệp, doanh nghiệp và nông dân tham gia hình thành nhiều vùng sản xuất lúa giống trên địa bàn tỉnh, cung cấp hơn 70% giống lúa tốt cho sản xuất nông nghiệp giúp nông dân chuyển sang hàng hóa chất lượng cao. Với diện tích ngày càng lớn, chiếm khoảng 50% diện tích lúa của tỉnh tập trung ở các huyện Yên Mĩ, Ân Thi, Mỹ Hào. Chương trình phát triển kinh tế vườn, cải tạo ruộng trũng được sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, các nhà khoa học đã giúp nông dân chuyển đổi cây trồng thành những vùng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Tổng diện tích lên tới gần 10 nghìn ha, cho sản lượng hàng trăm nghìn tấn quả mỗi năm. Điển hình vùng trồng cam, bưởi, chuối ở các huyện Khoái Châu, Văn Giang. Vùng trồng nhãn lồng ở thành phố Hưng Yên, huyện Tiên Lữ, huyện Kim Động. Vùng trồng vải lai ở Phủ Cừ. Chương trình “nạc hóa” đàn lợn, “sinh hóa” đàn bò đã tạo nên cuộc cách mạng cải tạo con giống, hình thành và phát triển chăn nuôi trang trại với quy mô vừa và lớn cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến thực phẩm trong khu vực. Mô hình liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp phát triển rộng khắp dưới nhiều hình thức ở Hưng Yên đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa phát triển nhanh và vững chắc, đóng góp vào tăng trưởng sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 3,5% năm giá trị thu nhập bình quân trên một ha tăng lên đạt gần 90 triệu đồng trên năm.
Với sự phát triển kinh tế đúng hướng và thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội trọng tâm, cùng với lực lượng lao động dồi dào, tỉnh Hưng Yên nhất định sẽ tạo ra được lực lượng sản xuất mới có chất lượng cao hơn,
42
đáp ứng tình hình kinh tế - xã hội trong tỉnh, hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH NN, NT của tỉnh cũng như của đất nước.