Mức độ cung cấp các dịch vụ xã hội cho người nghèo:

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH (Trang 34 - 36)

Các dịch vụ xã hội được cung cấp cho hộ nghèo tăng lên về số lượng và chất lượng cùng với vốn vay sẽ đảm bảo an toàn cho vốn vay của ngân hàng, vốn được bảo toàn thì ngân hàng có vốn để quay vòng và thúc đẩy mở rộng được cho vay hộ nghèo. Dịch vụ xã hội bao gồm các dịch vụ như giáo dục, y tế, hệ thống tưới tiêu, khuyến nông…Cung cấp cho hộ nghèo những kiến thức cơ bản về tín dụng, tiết kiệm cũng như kỹ thuật sản xuất, tính toán làm ăn. Tạo điều kiện để họ có thể làm quen và tiếp cận đến những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại sẽ giúp họ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, vốn vay sẽ được sử dụng một cách hiệu quả hơn. Nhiều hộ nghèo mặc dù nhiều năm làm nông nghiệp, gắn bó cả đời với ruộng đồng, nhưng họ không có thông tin và kiến thức kỹ thuật chuẩn xác, không biết nên trồng cây gì, nuôi con gì hay sản xuất loại hàng hoá nào, không biết dự báo những thay đổi trên thị trường, cái họ có chỉ là những kinh nghiệm đúc kết được trong dân gian.

Một ví dụ điển hình cho tình trạng không dự báo được thị trường là tác động của việc sụt giá cà phê ở Việt Nam trong năm 2001. Khoảng 40% hộ gia đình ở Tây Nguyên trông cà phê (Tây Nguyên được đánh giá là khu vực nghèo nhất Việt Nam), chủ yếu là các hộ nghèo, 20% nhóm những người giàu nhất lại trồng rất ít. Vào cuối năm 1996, giá cà phê trên thị trường bắt đầu tăng và lên đến 20.000 đồng/kg, tại thời điểm này, nhiều hộ vay vốn trồng cà phê. Ba năm sau, vào thời điểm cà phê bắt đầu bán được thì giá cà phê hạn xuống chỉ còn 7.000 đồng/kg và cuối cùng vào năm 2001 thì còn chưa đến 5.000 đồng/kg. Nhiều hộ phải bán đất để trả nợ, trượt vào vòng đói nghèo sau một thời gian tương đối khá giả.

Tại những quốc gia giữ được mức giá nông sản tương đối cao, đầu tư của Chính phủ vào cơ sở hạ tầng và công nghệ tương đối lớn thì nông nghiệp mang lại thành quả cao. Trái lại, ở những nước mà Chính phủ áp dụng chính sách giá thấp để bảo hộ người tiêu dùng và nông nghiệp thì không những không có tác dụng khuyến khích nông nghiệp phát triển mà còn gây méo mó thị trường tài chính, lãi suất cho vay thấp và cho vay theo chỉ định không thể bù đắp thiệt hại do những bất lợi về giá cả và thu nhập thấp của nông dân.

Cải thiện hệ thống đường xá, hệ thống điện ở nông thôn, cung cấp các kiến thức về thị trường thường tốn kém hơn là chỉ cung cấp các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt ở những nơi có cơ sở hạ tầng kém phát triển. Việc thiếu đường xá, điện nước và các phương tiện thông tin liên lạc cùng các cơ sở hạ tầng khác sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng và các khách hàng của ngân hàng đó. Bất kỳ sự cung cấp dịch vụ ngân hàng nào, đặc biệt ở nông thôn cũng cần phải xem xét đến sự sẵn sàng của các dịch vụ phi tài chính và môi trường hoạt động.

Xóa đói giảm nghèo là mối quan tâm của bất kỳ quốc gia nào. Trong số các nhân tố có tác dụng phá vỡ vòng luẩn quẩn của nghèo đói thì vốn là một yếu tố có tính chất quyết định và hữu hiệu. Việc chuyển vốn đến các hộ nghèo thông qua nhiều con đường khác nhau, trong đó qua NHCS được coi là thiết thực hơn cả. Vấn đề không chỉ

là thành lập một NHCS để đưa vốn đến tay hộ nghèo mà quan trọng hơn là khả năng của ngân hàng đó trong việc mở rộng cho vay đối với hộ nghèo.

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w