Phát huy động lực tinh thần nhằm huy động và sử dụng có hiệu

Một phần của tài liệu Phát huy động lực tinh thần nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 63)

quả nguồn lực khoa học - công nghệ

Nguồn lực khoa học - công nghệ của một nền kinh tế thường được nhận định từ ba giác độ: Thực trạng ứng dụng khoa học - công nghệ; đội ngũ lao động có trình độ khoa học- công nghệ và khả năng nghiên cứu - triển khai. Giáo dục và đào tạo được xác định là nền tảng phát triển của khoa học - công nghệ. Trong thời kỳ đổi mới, nguồn lực khoa học - công nghệ, xét trên cả ba giác độ nói trên đều có những bước phát triển nhất định.

Kết luận của Hội nghị lần thứ sáu của Ban chấp hành Trung ương Khoá IX đã nhận định: “Các ngành kinh tế đã chủ động ứng dụng tiến bộ khoa học, đổi mới công nghệ. Một số ngành đã sớm ứng dụng công nghệ hiện đại, có hiệu quả rõ rệt. Trình độ công nghệ trong một số ngành được nâng lên đáng kể; đã có một số mặt hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tiềm lực khoa học và công nghệ có bước phát triển mới”.

Đó là kết quả của việc nhà nước ban hành và triển khai thực hiện chính sách, pháp luật và các giải pháp lớn dưới đây:

- Các chính sách phát triển một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần trong xu thế hợp tác và cạnh tranh với nhau và trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Điều đó tạo khả năng để các doanh nghiệp buộc phải có những ứng dụng khoa học - công nghệ, tạo khả năng cạnh tranh sản phẩm và dịch vụ; tạo

khả năng để các doanh nghiệp chủ động liên doanh với các tổ chức kinh tế nước ngoài có trình độ khoa học - công nghệ hiện đại.

- Các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài nhằm thu hút nguồn lực vốn tài chính và nguồn lực khoa học - công nghệ, đặc biệt qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

- Các chính sách chăm lo điều kiện làm việc, lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần của người nghiên cứu khoa học - công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, ưu đãi và tôn vinh nhân tài.v.v…

- Các chính sách và giải pháp phát triển giáo dục- đào tạo, nghiên cứu khoa học - công nghệ; xây dựng một số khu công nghệ cao và các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia.

- Các chính sách đa dạng hoá đầu tư cho nghiên cứu và triển khai; nâng dần mức đầu tư cho phát triển khoa học - công nghệ.

Các chính sách và giải pháp trên đây của nhà nước là sự cụ thể hoá, thể chế hoá các quan điểm đổi mới của Đảng vào thực tiễn phát triển kinh tế của đất nước; làm cho các quan điểm đổi mới của Đảng có được những tác động tích cực trong huy động và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực khoa học- công nghệ trong nước và nước ngoài.

Tuy nhiên, nếu so sánh với các quan điểm đổi mới của Đảng đã được xác định trong các văn kiện, thì những đổi mới về chính sách, pháp luật và giải pháp của nhà nước còn có một khoảng cách khá xa, do đó nó hạn chế những tác động tích cực của quan điểm đổi mới vào trong đời sống thực tiễn phát triển kinh tế.

Ngay từ Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, đã xác định trong ba cuộc cách mạng thì cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt. Mặc dù vậy, trong thực tế triển khai quan điểm đó vào trong thực tiễn thông qua các chính sách, pháp luật và các giải pháp của nhà nước trong thời kỳ trước đổi mới hầu như hết sức hạn chế.

Trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt từ cưỡng lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng đã luôn luôn nhấn mạnh tới việc phát huy nguồn lực khoa học - công nghệ để phát triển kinh tế.

“Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao trình độ quản lý, bảo đảm chất lượng và tốc độ phát triển nền kinh tế” (Cương lĩnh năm 1991).

Văn kiện Đại hội VIII chủ trương:

- Xây dựng và thực hiện tốt hệ thống chính sách và cơ chế đồng bộ cho phát triển khoa học và công nghệ.

- Tạo lập thị trường cho hoạt động khoa học - công nghệ; thúc đẩy các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn của nhà nước đổi mới công nghệ, thu hút lực lượng nghiên cứu - triển khai.

- Có chính sách chăm lo cho đội ngũ nghiên cứu khoa học và công nghệ. - Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ.

- Xây dựng quĩ tín dụng và ngân hàng đầu tư phát triển khoa học, công nghệ. - Nâng dần mức đầu tư ngân sách nhà nước cho khoa học, công nghệ. - Nghị quyết TW 2, Khoá VIII xác định:

“Cùng với giáo dục- đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”... [14, tr.29]

Văn kiện Đại hội IX tiếp tục nhấn mạnh:

“Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [15, tr.112]

Nghị quyết TW2 (khoá VIII) và kết luận của Hội nghị TW6 (khoá IX) tiếp tục nhấn mạnh tới vai trò của nguồn lực khoa học - công nghệ đối với phát triển kinh tế. Các nghị quyết này đều có những chỉ đạo rất cụ thể.

Tuy nhiên, trong thực tế, từ khâu ra các văn bản chính sách, pháp luật đến khâu xây dựng các giải pháp thực hiện trọng thực tiễn còn chậm, không đồng bộ; chưa thể hiện đầy đủ các quan điểm của Đảng. Trong khi đó huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực khoa học - công nghệ lại có ý nghĩa quyết định hàng đầu để phát triển kinh tế.

Vì vậy, mặc dù cho đến nay đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học và công nghệ đã có chuyển biến về số lượng và chất lượng, những ứng dụng công nghệ cũng đã được thể hiện ở một số doanh nghiệp v.v… nhưng như kết luận của Hội nghị TW6 (khoá IX) là: “Kết quả thực hiện Nghị quyết TW2, khoá VIII còn nhiều mặt hạn chế. Hoạt động khoa học chưa gắn kết chặt chẽ với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư của ngân sách và đầu tư của xã hội cho phát triển khoa học và công nghệ còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ phục vụ đẩy mạnh CNH, HĐH. Trình độ công nghệ, cơ sở vật chất và kỹ thuật của nước ta hiện nay còn thấp so với các nước trong khu vực. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ còn thiếu; cơ cấu ngành nghề và phân bổ còn nhiều bất hợp lý. Công tác quản lý khoa học và công nghệ còn mang tính hành chính; thị trường khoa học và công nghệ chưa phát triển; chưa có cơ chế, chính sách đủ mạnh để vừa khuyến khích, vừa đòi hỏi doanh nghiệp đổi mới công nghệ; thiếu chính sách đối với cán bộ khoa học và công nghệ, nhất là đối với các nhà khoa học có tài năng và trình độ cao”.

Điều này cho thấy, nhà nước cần phải chú trọng nhiều hơn nữa trong việc nghiên cứu, ban hành và tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả các chính sách, pháp luật và giải pháp nhằm phát huy đầy đủ hơn quyền lực khoa học- công nghệ cho phát triển kinh tế hiện nay. Chỉ có như vậy mới phát huy được vai trò động

lực từ các quan điểm của Đảng trong hiện thực phát triển kinh tế. Truyền thống coi trọng nguồn lực khoa học - công nghệ không chỉ là truyền thống của các xã hội nông nghiệp tự cấp, tự túc mà là truyền thống của các xã hội dựa trên nền kinh tế thị trường - công nghiệp, nhất là nền kinh tế thị trường hiện đại. Bởi vậy, động lực tinh thần trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực khoa học - công nghệ ở Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế chỉ có thể là những quan điểm, những chủ trương tiến bộ của Đảng; cần phải làm cho những quan điểm, chủ trương đó thực sự đi vào cuộc sống thực tiễn bằng các chính sách, pháp luật và các giải pháp có tính khả thi của nhà nước và của các tổ chức xã hội.

2.2.4. Phát huy động lực tinh thần nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực vốn trong và ngoài nước quả nguồn lực vốn trong và ngoài nước

Trong thời kỳ đổi mới, nguồn lực vốn trong và ngoài nước đã ngày càng được huy động và sử dụng theo chiều hướng tích cực. Ngay từ giai đoạn 1991- 1995 tổng số vốn huy động đầu tư cho phát triển chiếm 22,8% GDP. Đầu tư toàn xã hội đã vượt xa tỷ lệ tích luỹ nội bộ nền kinh tế. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 1991-1995 thực hiện là 202.729 tỷ đồng, tương đương 19.6 tỷ USD, trong đó đầu tư trong nước chiếm 72,2%, đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 27,8%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện trong 5 năm 1996- 2000 đạt 497.612 tỷ đồng, tương đương 42 tỷ USD, gấp 2,5 lần so với giai đoạn 1991- 1995, trong đó vốn trong nước chiếm 76,2%, vốn ngoài nước 23,8% [55].

Cho đến nay, nền nông nghiệp đã có hơn 13 vạn trang trại, thu hút 20.000 tỷ đồng vốn đầu tư. Khu vực kinh tế tư nhân có khoảng 7 vạn doanh nghiệp với số vốn đầu tư khoảng 170.000 tỷ đồng. Trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, đã có 66 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vốn vào Việt Nam với 3288 dự án có tổng vốn đăng ký là 36,6 tỷ USD, vốn thực hiện trên 20 tỷ USD (tính đến cuối năm 2000). Nhờ huy động được nhiều nguồn vốn mà tổng vốn đầu tư phát

triển toàn xã hội ngày càng tăng, nâng tỷ trọng từ 16% GDP năm 1990 lên 29,4 % GDP năm 2000 và 31 % GDP năm 2001.

Nguồn vốn đầu tư từ nguồn lực tài chính của cộng đồng người Việt ở nước ngoài về nước cũng có xu hướng tăng lên qua các giai đoạn: 1998 - 1990 là 76 triệu USD; 1991-1995 là 52 triệu USD; 1996-1998 là 200 triệu USD và hơn 250 tỷ đồng. Số ngoại tệ do kiều bào gửi về cho người gia đình thông qua hệ thống ngân hàng là 2555 triệu USD, riêng năm 1998 là 950 triệu USD, gấp 27 lần so với 1991 [55].

Những thành tựu trên đây là kết quả trực tiếp của việc ban hành và thực hiện các chính sách, pháp luật và giải pháp lớn của nhà nước.

- Chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã tạo điều kiện có thể huy động vốn rộng rãi trong và ngoài nước vào phát triển sản xuất, kinh doanh.

- Để khuyến khích và tạo điều kiện pháp lý cho quá trình phát triển của mọi thành phần kinh tế nhà nước đã ban hành một loạt các luật: Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật sửa đổi một số điều của Luật doanh nghiệp tư nhân; Luật công ty; Luật đầu tư nước ngoài; Luật phá sản.v.v…

- Nhà nước cũng khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào một số lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế. Luật khuyến khích đầu tư trong nước ( năm 1988) qui định rõ nhà nước có chính sách ưu đãi cho một số ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn đầu tư.

- Nhà nước cũng cho phép các doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo luật doanh nghiệp có quyền tham gia, hợp tác, liên doanh với các công ty nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời cũng cho phép người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài thường trú tại Việt Nam được góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam với mức không quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

- Năm 1999, Quốc hội thông qua Luật doanh nghiệp mới với những qui định thông thoáng đơn giản thủ tục đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp

thành lập mới; bãi bỏ hơn 160 giấy phép hành nghề kinh doanh; nhiều ngành nghề không còn bị qui định mức vốn pháp định.

- Nhà nước cũng đã ban hành các chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp về thủ tục đầu tư khi vay vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước về phát triển làng nghề nông thôn, phát triển kinh tế trang trại, phát triển sản xuất giống phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Phân tích từ giác độ phát huy động lực tinh thần có thể nhận thấy các chính sách, pháp luật và giải pháp trên đây đã tạo điều kiện để phát huy được những tác động tích cực của quan điểm đổi mới trong hệ tư tưởng chính thống của Đảng. Đó là quan điểm nhất quán và lâu dài phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế đều là những bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế quốc dân, cùng cạnh tranh bình đẳng và độc lập; Đó là quan điểm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; Đó là quan điểm Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy trong quan hệ hợp tác đa phương với các nước và các vùng lãnh thổ trên thế giới; Đó là quan điểm đại đoàn kết toàn dân v.v…

Những quan điểm đổi mới đó của Đảng chỉ thực sự tạo ra độ tin cậy, tạo ra bầu không khí tâm lý an toàn của các chủ đầu tư trong và ngoài nước một khi nó được đảm bảo bằng hệ thống pháp luật, các chính sách và các giải pháp thực tế của nhà nước.

- Mặc dù vậy, những quan điểm đổi mới của Đảng vẫn còn bị hạn chế bởi những đổi mới chưa triệt để trong pháp luật, trong một số chính sách và các giải pháp của nhà nước. Chẳng hạn, chính sách của nhà nước và luật pháp vẫn chưa tạo ra được mặt bằng cạnh tranh bình đẳng trong việc khai thác các nguồn lực tài chính, trong các lĩnh vực đầu tư giữa thành phần kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân.

- Mặt khác, trong quan điểm chính thống của Đảng, vấn đề bóc lột thặng dư hiện vẫn là vấn đề gay cấn về mặt lý luận của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam;

vấn đề xác định nền tảng của nền kinh tế quốc dân là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể v.v… Những vấn đề như vậy tác động không nhỏ tới tư tưởng và tâm lý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tóm lại: Trong thời kỳ đổi mới, nhiều nguồn lực cho phát triển kinh tế của nước ta được nhận biết và được phát huy. Bằng chứng của thực tế đó là nước ta không những đã vượt qua khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng ở những năm 80 của thế kỷ XX, mà còn từng bước thực hiện được sự tăng trưởng ở phát triển kinh tế ở mức khá cao và tương đối ổn định trong nhiều năm.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những thành tựu đó, nhưng có thể thấy vai trò đặc biệt quan trọng, giữ vai trò quyết định trong quá trình cải cách kinh tế của nước ta là sự đổi mới không ngừng và ngày càng đúng đắn hơn. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam - nhân tố chính trị quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Bên cạnh đó, việc phát huy các động lực tinh thần truyền thống trong dân cư cũng không ngừng được nâng cao, từ tự giác đến tự giác…

Tuy nhiên, thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo mục tiêu CNH, HĐH ngày càng đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ để phát huy hơn nữa các động lực tinh thần.

CHƢƠNG 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY ĐỘNG LỰC TINH THẦN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Các định hƣớng và giải pháp

3.1.1. Bối cảnh trong nước và thế giới ảnh hưởng tới việc phát huy động

Một phần của tài liệu Phát huy động lực tinh thần nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)