Phát huy động lực tinh thần nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả

Một phần của tài liệu Phát huy động lực tinh thần nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 52)

quả các nguồn lực phát triển kinh tế trong những năm đổi mới ở Việt Nam

2.2.1. Phát huy động lực tinh thần nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người

Nguồn lực con người (nguồn nhân lực) có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế. Đối với Việt Nam hiện nay, việc phát huy nguồn lực con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược tăng trưởng kinh tế: “phát huy

nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.

Những chuyển biến tích cực trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đã góp phần đặc biệt quan trọng vào quá trình ổn định kinh tế - xã hội và tăng trưởng kinh tế của đất nước liên tục trong 20 năm qua.

Những kết quả trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đó là hệ quả trực tiếp của quá trình thực hiện hàng loạt các chính sách và giải pháp cơ bản sau đây:

- Nhà nước đã thực hiện nhất quán và ổn định lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Điều này cũng đã được ghi trong Hiến pháp năm 1992, điều 15.

Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần đã tạo cơ hội thu hút, tạo việc làm cho mọi người lao động ở nhiều trình độ khác nhau. Cho đến nay, lực lượng lao động được thu hút chủ yếu trong các thành phần kinh tế ngoài nhà nước (trên 90%).

- Khu vực nông nghiệp, nông thôn là nơi tập trung nguồn nhân lực đông đảo nhất, sức ép về nhu cầu việc làm lớn nhất.Với việc thực hiện các chính sách giao đất, giao rừng, phủ xanh đồi trọc, phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, phát triển các ngành nghề truyền thống .v.v… đã tạo cơ hội việc làm, thu hút mọi khả năng lao động của khu vực nông nghiệp - nông thôn. Chính sách phát triển kinh tế trang trại cũng góp phần làm tăng chất lượng sử dụng nguồn nhân lực trong nông nghiệp - nông thôn.

- Đối với khu vực kinh tế quốc doanh và tập thể, các chính sách đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp; giải thể hợp tác xã kiểu cũ, xác lập hợp tác xã kiểu mới, phát triển kinh tế hộ gia đình đã tạo điều kiện nâng cao tính chủ động của

các doanh nghiệp và hợp tác xã trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuyển chọn lao động theo nhu cầu thực tế. Sự ra đời của Bộ luật Lao động( 7/1994) và Nghị định 72/CP (10/1995) đã tạo cơ sở pháp lý cho sự hình thành và phát triển của thị trường lao động.

- Các chính sách và giải pháp về xuất khẩu lao động cũng tạo cơ hội để nhiều người có điều kiện có được việc làm và thu nhập tốt hơn đồng thời cũng là để tăng cường khả năng phát triển trình độ lao động sau khi trở về nước.

- Các chính sách về chế độ tiền lương, tiền thưởng cũng không ngừng được đổi mới (Nghị định 25/CP-1993); Nghị đinh 26/CPvà Nghị định 59/CP- 1996)

- Các chính sách về cải cách giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cũng được ban hành. Luật giáo dục ra đời làm căn cứ pháp lý cho công cuộc phát triển giáo dục và đào tạo lực lượng lao động theo mục tiêu phát triển kinh tế thị trường. Chính sách xã hội hoá giáo dục đã tạo cơ hội rộng mở để phát triển giáo dục và đào tạo. Đó là cơ sở để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Phân tích từ giác độ phát huy động lực tinh thần nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người có thể nhận thấy các chính sách, pháp luật và giải pháp thực tiễn trong hơn 15 năm đổi mới đã tạo cơ hội để phát huy được các động lực tinh thần cơ bản sau đây:

- Thứ nhất là, những chính sách đó đã tạo cơ hội để phát huy được động lực truyền thống dân chủ cộng đồng và phát huy truyền thống sáng tạo của lực lượng lao động trong sản xuất, kinh doanh.

Truyền thống dân chủ cộng đồng là một truyền thống lâu đời của con người Việt Nam, đặc biệt là truyền thống dân chủ làng xã. Truyền thống naỳ không có được ở các xã hội phương Tây truyền thống. ở các nước phương Tây,

chế độ dân chủ chỉ có được khi xã hội tư bản ra đời. Đó là chế độ dân chủ của xã hội công dân, gắn với tư tưởng tự do cá nhân. Ngược lại ở Việt Nam, từ hàng ngàn năm qua, bên cạnh tổ chức thiết chế quyền lực nhà nước, luôn luôn tồn tại chế độ tổ chức làng, xã. Nước theo Luật, làng xã theo Lệ. Lệ làng là sản phẩm trực tiếp của chế độ dân chủ cộng đồng, khác với Luật nước là sản phẩm của ý chí giai cấp thống trị các làng xã.

Đối với người Việt Nam, tinh thần tự do dân chủ cộng đồng làng xã- mà thực chất là dân chủ nhóm - đã ăn sâu vào tiềm thức, tạo nên tính cách tâm lý tự do, độc lập trong việc quyết định các công việc của mình, không thích bị áp đặt từ bên trên. ở Việt Nam không có truyền thống tự do cá nhân mà chỉ có truyền thống tự do cộng đồng làng xã. Mỗi con người đều thường gắn trách nhiệm của mình với cộng đồng gia đình và làng xã.

Tâm lý truyền thống đó mở rộng trong xã hội hiện đại trở thành tự do, dân chủ cộng đồng nhóm cơ quan, đơn vị, ngành. Xu hướng nhấn mạnh tự do và dân chủ, quyền tự quyết làng xã đôi khi tạo nên thế đối lập với pháp luật của nhà nước. “phép vua thua lệ làng” đã trở thành triết lý của người Việt Nam trong lịch sử.

Một số ý kiến các nhà nghiên cứu cho rằng để xây dựng xã hội mới cần phải xoá bỏ truyền thống tâm lý dân chủ làng xã vì nó có xu hướng cắt cứ, phân quyền làm tan rã quyền lực tập trung của nhà nước. Trong thực tế lịch sử hàng ngàn năm qua, dưới thời nội thuộc phương Bắc phong kiến hay Pháp thuộc thời cận đại, các nhà nước phong kiến và tư sản đã từng có nhiều ý định xoá bỏ dân chủ làng xã nhưng rốt cuộc đều thất bại. Chúng tôi cho rằng không thể tuyên chiến với truyền thống dân chủ làng xã, trái lại cần phát huy dân chủ đó trong tính thống nhất với quyền lực tập trung tạo thành hai vế thống nhất của nguyên tắc dân chủ và tập trung. Một khi nguyên tắc tập trung quyền lực của nhà nước phù hợp nhu cầu thực tế phát triển kinh tế - xã hội thì lập tức không thể có sự đối

lập giữa luật và lệ. Nhưng một khi có mâu thuẫn thì đó là lúc truyền thống dân chủ nhóm cộng đồng nổi lên như một đối trọng cần thiết. Trong thực tiễn xây dựng CNXH trước thời kỳ đổi mới có thể nhận thấy chính truyền thống dân chủ làng xã, cơ quan đơn vị hay ngành đã là cội nguồn của sáng kiến, phá thế tập trung quan liêu của thể chế kinh tế kế hoạch tập trung cao độ. Hiện tượng “khoán chui”, “phá rào”… là những biểu hiện cụ thể.

Chính truyền thống dân chủ cộng đồng nhóm tạo ra cơ hội để có những sáng tạo cộng đồng. Bởi vậy, các chính sách phân cấp, phân quyền trong tổ chức sản xuất, kinh doanh sẽ tạo ra cơ hội để phát huy dân chủ cộng đồng.

- Thứ hai là, các chính sách trong thời kỳ đổi mới đã tạo cơ hội để phát huy truyền thống hiếu học của con người Việt Nam. Các chính sách xã hội hoá giáo dục và đào tạo đã mở rộng cơ hội để nhiều người có điều kiện có thể có được học vấn và nghề nghiệp cần thiết cho mình, qua đó nâng cao dân trí, góp phần đào tạo lực lượng lao động có trình độ cho phát triển kinh tế.

- Thứ ba là, trong điều kiện dân số tăng nhanh, hàng năm có hàng triệu người đến tuổi lao động thì vấn đề nhu cầu có việc làm và có thu nhập từ việc làm trở thành nhu cầu cấp thiết, cấp bách. Bởi vậy, xét về phương diện động lực tinh thần thì có thể thấy tâm lý có việc làm quan trọng hơn tâm lý và quan niệm có bị bóc lột thặng dư hay không.

Hiện nay quan niệm bóc lột thặng dư chỉ tồn tại và gay cấn trong phạm vi giới nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa xã hội, chứ không phải là vấn đề tư tưởng và tâm lý của người lao động. Đối với người lao động, thì động lực thúc đẩy họ hành động là có việc làm để có thu nhập chứ không phải là vấn đề người sử dụng lao động có quyền thu nhập lợi nhuận hay không. Vì thế, các chính sách của nhà nước rộng mở các hình thức sử dụng lao động, thừa nhận cho phép hình thành thị trường sức lao động tích cực.

Tóm lại, các chính sách, pháp luật và giải pháp huy động, sử dụng triệt để, có hiệu quả nguồn lực con người trong hơn 15 năm đổi mới vừa qua là theo chiều hướng tích cực, đã thể hiện được nhiều đổi mới trong quan điểm của Đảng vào thực tiễn tổ chức lực lượng lao động, qua đó đã phát huy được một số giá trị tinh thần truyền thống của con người Việt Nam.

Tuy nhiên cũng có thể nhận thấy quá trình đổi mới các chính sách, pháp luật và các giải pháp vẫn còn chưa đồng bộ, chưa dứt điểm. Tư tưởng bình quân chủ nghĩa trong thời kỳ bao cấp vẫn còn tồn tại dai dẳng, đặc biệt trong khu vực kinh tế nhà nước. Một số quan điểm về bóc lột thặng dư đối với người lao động vẫn còn là những gay cấn trên bình diện nghiên cứu, đổi mới hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Điều đó hạn chế sự phát triển hơn nữa của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và tập thể. Do đó vẫn hạn chế khả năng thu hút nhiều hơn nữa lực lượng lao động của xã hội. Những chính sách, pháp luật và giải pháp phát triển giáo dục- đào tạo và bồi dưỡng, tôn vinh nhân tài vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển lực lượng lao động theo mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các giải pháp cải cách nội dung giáo dục- đào tạo cũng như mở rộng các hình thức giáo dục - đào tạo cũng như mở rộng các hình thức giáo dục - đào tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát huy động lực tinh thần hiếu học của nhân dân để tăng chất lượng nguồn lực lao động.

2.2.2. Phát huy động lực tinh thần nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai

Nguồn lực đất đai (và gắn với nó là nguồn lực tài nguyên thiên nhiên) là một trong các nguồn lực cơ bản, đặc biệt và có ý nghĩa chiến lược với phát triển kinh tế của một quốc gia. Vì thế, để phát triển kinh tế, vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để có thể huy động triệt để và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực này.

Đối với Việt Nam trước thời kỳ đổi mới, nhìn chung nguồn lực đất đai chưa được sử dụng triệt để và sử dụng chưa có hiệu quả cao. Bước vào thời kỳ

đổi mới, nguồn lực đất đai đã được chú trọng và được huy động, sử dụng đầy đủ hơn và có hiệu quả ngày càng cao. Sau hơn 15 năm đổi mới, Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá IX) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, đã nhận định tổng quát:

“Những đổi mới trong chính sách, pháp luật về đất đai trong hơn 15 năm qua đã đưa đến những kết quả tích cực, thúc đẩy kinh tế phát triển, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Người sử dụng đất gắn bó nhiều hơn với đất đai. Đất đai đuợc sử dụng có hiệu quả hơn. Đất xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ và xây dựng đô thị phát triển tương đối nhanh, đồng thời diện tích đất sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng…

Quyền sử dụng đất đã bước đầu trở thành một nguồn vốn để nhà nước và nhân dân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh thị trường bất động sản tuy còn sơ khai, nhưng đã thu hút được một lượng vốn khá lớn vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện về mặt bằng cho các ngành sản xuất, kinh doanh phát triển, cải thiện điều kiện về nhà ở cho nhân dân, nhất là tại các đô thị”.

Những thành tựu đó có nguyên nhân trực tiếp là do “Đảng và nhà nước ta đã không ngừng đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai, tạo ra động lực mới, được nhân dân đồng tình; cấp uỷ chính quyền các cấp đã vận dụng sáng tạo chính sách, pháp luật về đất đai vào thực tiễn địa phương”.

Vậy đó là những chính sách, pháp luật và các giải pháp thực tế nào?

- Trước hết là các văn bản về chính sách, pháp luật đất đai. Cho đến nay nhà nước đã ban hành 212 văn bản pháp luật, trong đó có 164 văn bản điều chỉnh trực tiếp các quan hệ đất đai và 58 văn bản có liên quan đến đất đai. Quan trọng hơn cả là năm 1988 lần đầu tiên Luật Đất đai được ban hành (1/1988). Năm năm sau, Luật Đất đai (1993) đã thay thế cho luật đất đai năm 1988. Năm 2001, một

số điều trong luật đất đai năm 1993 được sửa đổi và bổ sung theo hướng hoàn thiện theo chiều hướng tích cực hơn.

- Trong quá trình tổ chức thực hiện, nhà nước đã tiến hành từng bước việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà gắn với quyền sử dụng đất.

Đối với đất nông, lâm, ngư, diêm, đất dùng làm nhà ở tại nông thôn được giao ổn định lâu dài. Đất sử dụng làm mặt bằng cho sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp được chuyển sang hình thức thuê đất. Các cá nhân và tổ chức đầu tư nước ngoài cũng được nhà nước cho thuê đất để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong việc thuê và sử dụng đất của các cá nhân, các hộ gia đình và các tổ chức có được nhiều quyền như quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê lại, góp vốn liên doanh và quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất tuỳ theo các trường hợp cụ thể theo luật định và nhu cầu thực tế của việc sử dụng và hưởng lợi của các chủ thể và kinh tế.

Các chính sách tài chính, tín dụng về đất đai cũng được ban hành và thực hiện như khung giá các loại để làm căn cứ cho các địa phương qui định giá các loại đất; chính sách đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất vào mục đích quốc phòng, an ninh hay lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; chính sách, pháp luật về thế chấp giá trị quyền sử dụng đất v.v…

Từ giác độ phân tích động lực tinh thần có thể nhận thấy các chính sách, pháp luật và các giải pháp thực tiễn trên đây đã có nhiều điểm phù hợp với hệ giá trị tinh thần truyền thống của con người Việt Nam trong lịch sử- đó là hệ giá trị tinh thần cộng đồng trong quan hệ sở hữu, quản lý, phân bổ và sử dụng đất đai.

C.Mác khi nghiên cứu về xã hội Châu Á đã phát hiện ra một thực tế lịch sử khác với các xã hội phương Tây. Đó là sự tồn tại lâu dài của chế độ công hữu về đất đai. Theo ông, đó là cái chìa khoá để tìm hiểu những bí mật của xã hội Châu á đã từng tồn tại hàng ngàn năm qua.

Trong lịch sử Việt Nam, về cơ bản chế độ chiếm hữu tư nhân về đất đai không được phát triển. Qua hàng ngàn năm lịch sử luôn luôn tồn tại chế độ sở hữu tối cao của nhà nước về đất đai nhưng nhà nước không trực tiếp chiếm dụng mà người chiếm dụng thực tế là các công xã nông thôn (làng, xã). Vì thế C. Mác

Một phần của tài liệu Phát huy động lực tinh thần nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)