Sự hình thành các động lực tinh thần trong lịch sử Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát huy động lực tinh thần nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 39)

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có độ dày lịch sử thành văn trên 2000 năm. Do tính đặc thù trong lịch sử của mình, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống vẻ vang, anh hùng trong thực tiễn dựng nước và giữ nước. Từ thực tiễn lịch sử đó đã hình thành nên nhiều truyền thống văn hoá lâu đời: Đó là tinh thần yêu nước, ý chí độc lập tự cường; không khuất phục trước khó khăn; cần cù, yêu lao động; nêu cao ý thức cộng đồng gia đình, làng xã và quốc gia - dân tộc; hiếu học, ưa sáng tạo trên cơ sở tiếp thu các giá trị tư tưởng văn hoá nước ngoài v.v…

Lịch sử các dân tộc không chỉ là lịch sử xây dựng các loại hình văn hoá tinh thần, đó còn là các sản phẩm, các giá trị vật chất. Văn hoá Việt Nam trầm tích trong lòng đất nước, lòng dân tộc, trong tâm khảm con người Việt Nam. Các lớp văn hoá của thời đại lịch sử Việt Nam như các mô hình văn hoá - con người - dân tộc Việt Nam. Những di sản văn hoá Phùng Nguyên, Đông Sơn, Hoà Bình, Sa Huỳnh… đặc biệt văn hoá Hoàng Thành là những tiềm năng vô tận và hết sức to lớn thúc đẩy công cuộc chấn hưng, xây dựng, phát triển văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử văn hoá dân tộc. Đây cũng là hành trang quan trọng để con người và nhân dân Việt Nam hiện nay xây dựng thành công một nước Việt Nam hiện đại.

Có những thời kỳ, thời đại, điều kiện sống, đời sống vật chất con người khủng hoảng, xuống cấp, nhưng chính những lúc đó nhu cầu được thoả mãn văn

hoá tinh thần lại càng được nâng cao. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh rất hùng hồn và thuyết phục điều đó. Ông cha ta thường nói: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Điều đó nói lên rằng, nhu cầu văn hoá từ xa xưa đã trở thành truyền thống dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam thà hy sinh tất cả, nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ; không có gì quý hơn độc lập tự do. Đất nước, độc lập, tự do - đó là cái tinh thần chung - cái văn hoá, cái con người, đó là những cái không thể xâm phạm. Người Việt Nam sẵn sàng hy sinh quyền lợi vật chất, kể cả mạng sống để nâng niu cái tinh thần, bảo vệ văn hoá, bảo vệ nhân phẩm và văn hoá của mình.

Thực chất văn hoá ấy không chỉ giữ gìn nòi giống, dân tộc, mà nó còn tạo nên sức sống Việt Nam vượt qua mọi thử thách gian nan, thăng trầm để tồn tại và không ngừng tiến lên phía trước.

Tuy nhiên, nhìn bao quát lịch sử hàng ngàn năm có thể nhận thấy những truyền thống văn hoá tinh tinh thần đó chủ yếu được phát huy trong thực tiễn kháng chiến chống xâm lược, tạo ra động lực tinh thần cực kỳ vĩ đại, đánh bại mọi thế lực xâm lược ở mọi thời kỳ lịch sử. Còn trong lĩnh vực hoạt động kinh tế, những giá trị tinh thần đó thường ít được chú trọng phát huy. Trong những điều kiện lịch sử đặc biệt, đôi khi một số giá trị tinh thần truyền thống đó còn trở thành các phản động lực phát triển kinh tế.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nền kinh tế Việt Nam vẫn là một nền kinh tế tiểu nông, manh mún, lạc hậu, mang nặng tính chất tự cấp tự túc.

Nguồn lực cơ bản cho hoạt động kinh tế tiểu nông hàng ngàn đời ở Việt Nam là đất đai tự nhiên kèm theo một số tài nguyên trên mặt đất và sức lao động thủ công căn bản dựa trên kinh nghiệm tích luỹ nhiều đời.

Do thiếu sự tác động của các nguồn lực vốn và khoa học công nghệ nên các nguồn lực đất đai và lao động thủ công không được khai thác triệt để và thiếu hiệu quả. Đặc biệt là thiếu một cơ chế thị trường hàng hoá phát triển nên

các nguồn lực vốn có luôn luôn bị hạn chế trong việc khai thác, sử dụng có hiệu quả.

- Các nguồn lực đất đai tự nhiên và sức lao động thủ công căn bản được khai thác, sử dụng trong giới hạn đảm bảo sự sinh tồn, không có khả năng tái sản xuất mở rộng.

Do thiếu tác động của nguồn lực vốn và công nghệ, nền kinh tế tiểu nông không thể tạo năng suất lao động cao, từ đó không thể tạo thặng dư để tái sản xuất mở rộng. Lao động thặng dư chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bộ máy nhà nước quan liêu dưới hình thức tô và thuế kết hợp làm một. Từ chính thực tế đó, để tồn tại, buộc con người phải phát huy tinh thần chịu đựng gian khổ và cần cù lao động; dẻo dai trước mọi khó khăn thách thức dù là trong chiến đấu hay cuộc sống thường nhật. Và cũng từ đó, đức tính cần cù và chịu đựng trở thành giá trị tinh thần đạo đức của người Việt Nam.

- Vì thiếu khả năng tạo sản phẩm thặng dư nên quá trình trao đổi hàng hoá bị hạn chế ở hệ thống mạng lưới “chợ quê” được thiết lập giữa các tổ chức làng, xã theo tính chất định kỳ. Ngay kinh thành Thăng long vốn gốc cũng chỉ là hệ thống chợ quê mở rộng giữa các vùng nông thôn và hình thành một số phường thủ công bao quanh - đó là do hình thức tổ chức các làng nghề truyền thống. Quá trình trao đổi trên thị trường như vậy chủ yếu mang tính chất cân đối, bù đắp sự thiếu hụt trong tiêu dùng chứ không phải theo mục tiêu kinh doanh thương mại. Chính thực tiễn đó càng làm tăng thêm tính chất tự cấp, tự túc của nền kinh tế, hình thành tư tưởng coi thường thương nghiệp, coi trọng nghề nông (dĩ nông vi bản).

Ngay cả trong trường hợp, năng suất lao động được nâng cao thì do tính chất tương đồng về sản phẩm giữa các vùng, giữa các làng, xã cũng không thể cho phép phát triển trao đổi hàng hoá. Điều đó chỉ có thể một khi thị trường

được mở rộng trên phạm vi vượt biên giới lãnh thổ quốc gia. Nhưng điều đó là rất khó thực hiện trong lịch sử thời phong kiến vốn có tư tưởng bế quan toả cảng. Trong điều kiện như thế, các nguồn lực đất đai tự nhiên và sức lao động thủ công không bao giờ được nhìn nhận như là yếu tố của sản xuất hàng hoá; không được đánh giá từ các giá trị lợi thế so sánh trên thương trường quốc tế.

- Trong nền sản xuất tiểu nông, đất đai không những là không gian sinh tồn của con người mà quan trọng hơn còn ở chỗ nó là tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp. Vì thế để thu được thặng dư của lao động nông nghiệp, các nhà nước phong kiến đều nắm quyền sở hữu tối cao về ruộng đất. Quyền sở hữu thực tế nằm trong tay tổ chức làng, xã. Nhưng làng, xã không tồn tại với tư cách là tổ chức sản xuất. Do tính chất lao động thủ công, hình thức tổ chức sản xuất theo các hộ gia đình riêng lẻ là tối ưu hơn cả. Chính thực tế này đã hình thành nên tâm lý xã hội trọng làng hơn nước và dân chủ làng xã đối lập với tập quyền nhà nước.

Xét tổng quát lịch sử Việt Nam có thể nhận thấy tinh thần truyền thống cộng đồng là một nét văn hoá sâu sắc và thiêng liêng. Đó là ba cấp độ cộng đồng: gia đình, làng xã và quốc gia - dân tộc. Trong ba cấp độ đó, tinh thần cộng đồng quốc gia - dân tộc thường nổi trội mỗi khi có nguy cơ xâm lược hay đấu tranh giành độc lập dân tộc. Ngược lại, cộng đồng gia đình và cộng đồng làng xã lại là thường hằng của lịch sử hàng ngàn năm. Tinh thần cố kết cộng đồng gia đình và cộng đồng làng xã thường giành ưu thế trong những thời kỳ hoà bình của đất nước và khi mà chính thể quốc gia suy yếu, không quan tâm và thậm chí đối lập với lợi ích của cộng đồng làng xã. Đó là lúc bộc lộ rõ nhất tư tưởng “phép vua thua lệ làng”, coi lệ làng quan trọng hơn luật nước. Cũng bởi thế, người dân làng xã Việt Nam có tâm lý truyền thống coi trọng quốc gia dân tộc khi mà nhà nước ( với tư cách là đại biểu chung cho lợi ích quốc gia - dân tộc) không tồn tại với tư cách là lực lượng thống trị và bóc lột làng xã mà là lực lượng đảm bảo lợi

ích của mỗi người dân trong cộng đồng làng xã. Điều này khác với truyền thống phương Tây, ở đó có thể xác lập nhà nước công dân và bộc lộ cở bản là nhà nước thống trị giai cấp chứ không phải với tư cách là nhà nước chức năng. Cũng do đó truyền thống cộng đồng quốc gia - dân tộc có được đảm bảo hay không, trước hết không thuộc về các làng xã mà là thuộc về tổ chức nhà nước đóng vai trò như thế nào trong việc liên kết các làng xã.

Tóm lại, xét trong toàn bộ lịch sử kinh tế Việt Nam trước thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tế tiểu nông với tính chất căn bản là nhỏ, lẻ manh mún và tự cấp tự túc. Trong nền kinh tế đó, nguồn lực chủ yếu cho hoạt động kinh tế là đất đai tự nhiên và lao động thủ công. Trong quá trình tồn tại hàng ngàn đời, nền kinh tế tiểu nông đó cũng đã tạo ra được một số giá trị tinh thần cần thiết, phù hợp với xã hội tiểu nông tổ chức theo cộng đồng gia đình- làng xã. Các giá trị tinh thần đó cũng đã trở thành những động lực tinh thần nhất định trong việc khai thác và sử dụng các nguồn lực hạn chế.

Ngày nay, để huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực không chỉ trong nước mà còn là quốc tế thì đòi hỏi phải xây dựng những động lực tinh thần mới, trên cơ sở đổi mới tư duy và kế thừa có chọn lọc một số giá trị tinh thần truyền thống dân tộc.

2.1.2. Thực trạng phát huy động lực tinh thần trong trong phát triển kinh tế những năm đổi mới ở Việt Nam

Công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam đã chính thức được thực hiện hơn 15 năm. Nhiều thành tựu phát triển kinh tế đã được khẳng định, trong đó biểu hiện tổng quát nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế (tính theo GDP) tương đối đều qua một giai đoạn dài và ở mức tương đối cao. Điều đó chứng tỏ rõ nét nhất một sự thực là các nguồn lực cho phát triển kinh tế đã được liên tục huy động và sử dụng có hiệu quả hơn trước thời kỳ đổi mới.

Thành tựu kinh tế đó có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân cơ bản và trực tiếp nhất là do có quá trình đổi mới thể chế và cơ chế kinh tế theo chiều hướng tích cực, phù hợp với nhu cầu huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có cũng như các nguồn lực tiềm năng; những nguồn lực trong nước và các nguồn lực có được do mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế.

Nhưng nguyên nhân sâu xa hơn của những thành tựu kinh tế đó là do có sự đổi mới rất cơ bản nhiều quan niệm, quan điểm kinh tế trong hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Những đổi mới trong hệ tư tưởng đó là kết quả của quá trình đổi mới tư duy của Đảng và của toàn xã hội về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Những đổi mới trong hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa từng bước được khẳng định trong các văn kiện của Đảng thực tế đã trở thành những động lực tinh thần quan trọng nhất đối với quá trình huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nhiều giá trị tinh thần truyền thống nhờ quá trình đổi mới trong hệ tư tưởng chính thống cũng đã có được cơ hội phát sinh tác dụng, tạo ra các động lực tinh thần cho việc huy động và sử dụng tốt hơn các nguồn lực.

- Trước thời kỳ đổi mới, quan niệm chính thống về nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được khẳng định chỉ có hai thành phần là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, hơn nữa kinh tế tập thể phải nhanh chóng nâng lên trình độ cao là quốc doanh. Quan niệm đó dẫn tới chỗ coi thường vai trò các nguồn lực thuộc các thành phần kinh tế ngoài xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ đổi mới, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể không những ngày càng được quan điểm chính thống thừa nhận mà hơn nữa ngày càng được khẳng định là những bộ phận có quan hệ hữu cơ, thống nhất của một nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ và cùng tồn tại lâu dài. Quan niệm mới đó đã mở đường cho tính hợp pháp về sự tồn tại của các thành phần kinh tế trước đây bị coi là đối lập với xã hội chủ nghĩa. Nó tạo động lực cho mọi thành phần kinh

tế cùng phát triển trên cơ sở huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực trong xã hội.

Như thực tế phát triển kinh tế trong hơn 15 năm qua đã cho thấy, nhờ đổi mới quan điểm đối xử với các thành phần kinh tế gọi là ngoài xã hội chủ nghĩa trước đây, đã tạo ra sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế. Đến nay đóng góp của các thành phần kinh tế ngoài kinh tế nhà nước (mà thực chất là kinh tế tư nhân dưới nhiều hình thức) đã đạt tới mức khoảng 60% GDP. Đóng góp thành phần kinh tế nhà nước chỉ là 40% GDP trong khi thành phần này chiếm giữ phần lớn các nguồn lực ưu đãi.

- Việc đổi mới quan niệm về sự tồn tại của một nền kinh tế nhiều thành phần tất yếu dẫn tới sự đổi mới quan niệm về chế độ sở hữu trong thời kỳ quá độ bởi chế độ đa sở hữu là nền tảng của chế độ kinh tế nhiều thành phần. Cho đến nay, theo quan điểm chính thống, kết cấu sở hữu của nền kinh tế thời kỳ quá độ ở Việt Nam là một kết cấu gồm ba bộ phận sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, trên cơ sở đó hình thành nhiều thành phần kinh tế, đan xen hỗn hợp trong quá trình hoạt động: kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể là nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Sở hữu tư nhân không được quan điểm chính thống thừa nhận là bộ phận cấu thành chế độ sở hữu nền tảng của chủ nghĩa xã hội. Điều này có nguồn gốc sâu xa từ quan niệm về cơ sở chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa là dựa trên nền tảng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất đã được khẳng định rất rõ ràng trong các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Mặc dù vậy, với sự thay đổi quan niệm về chế độ sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã tạo ra cơ sở ý thức hệ chính trị để có thể xác lập tính

hợp pháp của sự tồn tại chế độ sở hữu tư nhân lâu dài trong thời kỳ qúa độ. Đồng thời không chỉ là sự đảm bảo về tính pháp lý mà còn là hạn chế đi mặc cảm của xã hội về sở hữu tư nhân với tư cách là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội, là đối tượng của sự chuyên chính của nhà nước và sự miệt thị của xã hội. Điều đó đã tạo ra một không gian tinh thần an toàn cho các chủ sở hữu tư nhân sẵn sàng đầu tư các nguồn lực trong kinh doanh.

- Trước thời kỳ đổi mới, quan điểm chính thống xác định kinh tế quốc

Một phần của tài liệu Phát huy động lực tinh thần nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 39)