• Thâm nhập thị trường nội địa
Cách thực hiện chiến lược:
Tăng thị phần bằng cách thu hút khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Các biện pháp triển khai chiến lược
• Bộ phận marketing: Thực hiện khảo sát để thấu hiểu khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Công ty có thể triển khai chiến lược bằng cách tăng số lượng nhân viên bán hàng, thay đổi các biện pháp khuyến mại, thay đổi phương tiện và phương thức quảng cáo, thay đổi bổ sung và mở rộng các kênh phân phối.
• Bộ phận sản xuất: Phải chuẩn bị sẵn sàng để tăng sản lượng sản xuất. • Bộ phận tài chính: Chuẩn bị đủ nguồn vốn để thực hiện chiến lược.
• Chiến lược phát triển sản phẩm
Cách thực hiện chiến lược:
Công ty có thể phát triển sản phẩm bằng cách:
- Phát triển tính năng sản phẩm bằng cách cải tạo gồm: sự đa dạng, an toàn và cải biến chất lượng, phát triển kiểu dáng mẫu mã sản phẩm.
- Phát triển danh mục sản phẩm theo cách kéo dãn danh mục sản phẩm lên phía trên bằng cách bổ sung những sản phẩm có tính năng chất lượng cao hơn.
- Doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm mới bằng các biện pháp: Tự triển khai nghiên cứu và sản xuất hợp đồng sản phẩm với các công ty bên ngoài, tích hợp hàng ngang hợp nhất, mua lại hoặc liên doanh với hãng khác.
Các biện pháp triển khai chiến lược:
• Bộ phận Marketing: Thường xuyên thu thập và phân tích dữ liệu về khách hàng để hiểu thái độ của họ đối với các sản phẩm của doanh nghiệp và của đối thủ cạnh tranh đối với sản phẩm hiện tại và sản phẩm tìm năng. Nếu phát hiện thấy cần có sự thay đổi về sản phẩm, bộ phận bộ phận Marketing cần kết hợp với bộ phận R&D để thực hiện qui trình phát triển sản phẩm mới.
• Bộ phận sản xuất: Đánh giá khả năng sản xuất và dự toán giá thành sản phẩm.
• Bộ phận tài chính: Phân tích nhu cầu vốn đầu tư để chuẩn bị nguồn vốn cần thiết cho kế hoạch sản phẩm.
• Bộ phận quản trị nhân sự: Có chính sách thu hut nhân tài để hỗ trợ cho chiến lược nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
• Tích hợp dọc về phía sau:
Biện pháp thực hiện:
Công ty có thể thực hiện chiến lược bằng cách liên kết xây dựng hoặc tự xây dựng vùng nguyên Dược liệu nhằm kiểm soát nguồn nguyên liệu để ổn định sản xuất.
Các biện pháp triển khai chiến lược:
- Bộ phận tài chính: Thiết lập tài chính tổng hợp hoạch định nhu cầu vốn cần thiết cho chiến lược để bảo đảm chuyển khai chiến lược.
Sau khi phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của ngành hàng Dược phẩm của công ty CP Dược Hậu Giang. Nhóm chúng tôi đã tìm ra được cơ hội và đe dọa đối với ngành hàng này là: Biến động tỷ giá đang tác động xấu đến việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc; Người tiêu dùng trong nước còn mang tâm lý thích thuốc ngoại; Áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài gia tăng, Nhu cầu tiêu dùng thuốc của người dân có xu hướng tăng; Gia nhập WTO, mở rộng quan hệ hợp tác tạo điều kiện tiếp cận công nghệ tiên tiến trên thế giới; Nguồn nhân lực tay nghề cao còn ít, chưa đáp ứng yêu cầu; Sức ép từ khách hàng là không đáng kể; Người tiêu dùng VN đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng thuốc; Thách thức từ việc lệ thuộc nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài; Rào cản gia nhập ngành vẫn còn cao. Đồng thời chỉ ra các điểm mạnh và điểm yếu của công ty bao gồm: Nguyên liệu nập khẩu 80% từ nước ngoài; Khả năng kiểm soát nguồn nguyên dược liệu ổn định; Sản phẩm chất lượng, an toàn; Kênh phân phối sản phẩm; Năng lực nghiên cứu, phát triển thuốc mới; Marketing tốt; Năng lực sản xuất và Năng lực tài chính tốt.
Tiếp theo nghiên cứu đã sử dụng các công cụ hoạch định chiến lược cấp đơn vị kinh doanh cho ngành hàng này. Nghiên cứu đưa ra kết luận chiến lược để giúp công ty phát triển ngành hàng này và đật được mục tiêu đề ra là tăng lợi nhuận và doanh thu thuận cho ngành hàng Dược phẩm bình quân 25% từ 2010 đến 2015 chiến lược nên thực hiện là thâm nhập thị trường nội địa, phát triển sản phẩm và tích hợp dọc về phía sau.
Các thành viên:
Nguyễn thị ngọc khánh( NT) Đoàn anh khôi
Trần đình lâm Nguyễn đức lâm
Lê thị hường