Đánh giá tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phân bổ tài nguyên nước mặt, để phát huy lợi ích cao nhất cho các ngành dùng nước của tỉnh Quảng Ngãi (Trang 42)

Hiện tại, trong tỉnh Quảng Ngãi tài nguyên nước được khai thác sử dụng cho tất cả các ngành kinh tế như: cấp nước cho tưới để phát triển nông nghiệp,

nước cung cấp cho sinh hoạt và cho sản xuất công nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên nước dùng cho tưới của nông nghiệp vấn chiếm phần lớn tổng

lượng nước sử dụng, sau đó là nước cho sinh hoạt, công nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

2.1.4.1 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt a) Cấp nước cho đô thị

Toàn tỉnh có 1 thành phố trực thuộc, 14 huyện gồm 6 huyện đồng bằng, 6 huyện miền núi, 1 huyện trung du, 1 huyện đảo

Huyện đồng bằng: TP. Quảng Ngãi, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Nghĩa Hành.

Huyện miền núi: Trà Bồng, Sơn Hà, Tây Trà, Minh Long, Ba Tơ, Đức Phổ

1.Khai thác sử dụng nước cho thành phố Quảng Ngãi

Khai thác, sử dụng nước cho thành phố Quảng Ngãi được lấy từ Công ty cấp thoát nước và xây dựng Quãng Ngãi với tổng công suất cấp 15.000 m3/ngày. Nguồn nước sử dụng là nước ngầm hình thức khai thác sử dụng là dùng 7 giếng khoan (300 m3/ngày/1 giếng) và 3 giếng đào. Bãi giếng khai thác nằm cạnh bờ

phải sông Trà Khúc - đoạn chảy qua thành phố Quãng Ngãi, dưới chân cầu Trà Khúc 1.

Hiện tại, dân số đô thị thành phố Quảng Ngãi là 125.995 người, tổng

lượng nước sử dụng là 5,5 triệu m3/năm, tương đương với lưu lượng 15.119 m3/ngày.

Lượng nước sử dụng cho sinh hoạt đô thị ở thành phố Quảng Ngãi lớn nhất trong số các đô thị ở tỉnh Quảng Ngãi (chiếm 54,7% tổng lượng nước sinh hoạt đô thị).

Tổng lượng nước cung cấp cho sinh hoạt đô thị và sản xuất (KCN Quảng Phú) ở thành phố Quảng Ngãi khoảng 21.000 m3/ngày (đã kể đến nhu cầu cấp

nước cho KCN Quảng Phú sau khi đã lấp đầy diện tích quy hoạch). Ngoài ra,

cũng có một số hộ dân khai thác nguồn nước tại chỗ bằng dạng công trình giếng khoan, giếng đào để cung cấp nước sinh hoạt, nhưng lượng này không đáng kể.

2. Cấp nước cho sinh hoạt đô thị, thị trấn:

Toàn tỉnh Quảng Ngãi có 10 thị trấn, trong đó mới chỉ có hai thị trấn có trạm cấp nước tập trung (TT Châu ổ - huyện Bình Sơn và TT Minh Long - huyện Minh Long) còn lại 8 thị trấn đều chưa có trạm cấp nước tập trung.

Theo số liệu niên giám thống kê của tỉnh năm 2012. Tổng dân số đang

sống tại các thành phố, thị trấn của tỉnh Quảng Ngãi là 205.635 người (14.67 % tổng số dân của tỉnh), ước tính nhu cầu sử dụng nước tại các thị trấn khoảng 8.39 triệu m3/năm tương đương với 22.996 m3/ngày.

Hình 2.8: Tổng hợp nhu cầu cấp nước tại các thị trấn

TT Tên thị trấn Dân số đô thị (người) Nhu cầu sử dụng nước (m3

/ngày) Nhu cầu sử dụng nước (m3/năm) 1 TT Châu Ổ 9.156 1.100 401.427 2 TT Sơn Tịnh 13.068 1.568 572.378 3 TT La Hà + Sông Vệ 15.977 1.917 699.793 4 TT Chợ Chùa 9.733 1.168 426.305 5 TT Mộ Đức 8.439 1.013 369.628 6 TT Đức Phổ 9.252 1.110 405.238 7 TT Trà Xuân 7.430 892 325.434 8 TT Di Lăng 8.945 1.073 391.791 9 TT Ba Tơ 4.724 567 206.911 Tổng 191.635 10.408 3.798.905

3. Cấp nước cho nông thôn

Cấp nước cho sinh hoạt nông thôn trên toàn tỉnh Quảng Ngãi thuộc các huyện, thị xã trên địa bàn toàn tỉnh được khai thác ở 3 nguồn chính gồm: nước

mưa; nước ngầm; nước mặt.

Theo tiêu chuẩn dùng nước sạch cho sinh hoạt thì các xã thuộc các thành phố, thị xã, huyện có lượng nước sử dụng trung bình 80 lít nước/ngày.

Theo số liệu niên giám thống kê năm 2012, dân số khu vực nông thôn trong toàn tỉnh là 803.200 người. Tổng lượng nước sử dụng là 56.256 m3/ngày

tương đương với tổng lượng nước khai thác khoảng 21 triệu m3/năm. Trong đó,

nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt nông thôn ở huyện Sơn Tịnh lớn nhất chiếm 26,11%, tiếp đến là huyện Bình Sơn 24,67% và thấp nhất là huyện Minh Long gần 2,2% nhu cầu cấp nước nông thôn của toàn lưu vực.

Bảng 2.12: Tổng hợp NCSDN nông thôn trên toàn tỉnh[8] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT KV nông thôn Dân số 2012

(người) Nhu cầu sử dụng nước (m3/ngày) Nhu cầu sử dụng nước (m3/năm) Tỷ lệ % 1 Thành phố Quảng Ngãi 21.093 1.687 615,916 3,00 2 Huyện Bình Sơn 173.467 13.877 5,065,236 24,67 3 Huyện Sơn Tịnh 183.584 14.687 5,360,653 26,11 4 Huyện Tư Nghĩa 167.294 13.384 4,884,985 23,79 5 Huyện Trà Bồng 22.475 1.798 656,270 3,20

6 Huyện Tây Trà 16.298 1.304 475,902 2,32

7 Huyện Sơn Hà 58.398 4.672 1,705,222 8,30 8 Huyện Minh Long 15.289 1.223 446,439 2,17

9 Huyện Ba Tơ 45.302 3.624 1,322,818 6,44

Tổng cộng 803.200 56.256 20.533.440 100

2.1.4.2 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước cho công nghiệp

Theo niên giám thống kê năm 2012 của tỉnh, trên địa bàn toàn tỉnh có 11,070 cơ sở sản xuất công nghiệp. Tổng lượng nước sử dụng cho sản xuất công nghiệp khoảng 180 triệu m3/năm, tương đương với lưu lượng khoảng 365,000 m3/ngày.

Bảng 2.13: Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh[1]

STT Tên thành phố, huyện Số cơ sở sản xuất

1 TP.Quảng Ngãi 1,627

2 Huyện Bình Sơn 1,147

3 Huyện Sơn Tịnh 2,015

4 Huyện Tư Nghĩa 2,776

5 Huyện Trà Bồng 146

6 Huyện Tây Trà 29

7 Huyện Sơn Hà 536

8 Huyện Minh Long 165

9 Huyện Ba Tơ 629

10 Mộ Đức 35

11 Nghĩa Hành 643

12 Đức Phổ 198

13 Sơn Tây 755

Các KCN đã được quy hoạch gồm 5 KCN bao gồm: KCN Dung Quất (10,300ha); KCN Quảng Phú (138ha); KCN Tịnh Phong (141.72ha); KCN Phổ

Phong (143.7ha) và phân KCN Sài Gòn - Dung Quất (118.25ha). Như vậy tổng diện tích đã đã được quy hoạch của 5 KCN là 10,841.67ha.

- Các ngành công nghiệp chủ yếu gồm có: - Công nghiệp khai thác, khí đốt tự nhiên; - Công nghiệp chế biến;

- Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến (sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ

uống, nhuộm, thuộc da, chế biến gỗ, chế biến sản phẩm dầu mỏ, sản xuất kim loại, ...) chiếm tỷ trọng khai thác, sử dụng nước nhiều nhất, chiếm gần 84%; công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước chiếm gần 3% trong tổng lượng nước sử dụng cho sản xuất công nghiệp.

Bảng 2.14: Giá trị sản xuất công nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Ngành công nghiệp Giá trị sản xuất (triệu đồng)

1 Công nghiệp khai thác, khí đốt tự nhiên 186.228

2 Công nghiệp chế biến 4.638.612

3 Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước 153.195

Theo tính toán, nhu cầu nước cho hoạt động của các khu công nghiệp thuộc vùng hạ lưu đập Thạch Nham là lớn nhất, đặc biệt là khu công nghiệp tổng hợp Dung Quất. Lượng nước yêu cầu cho các khu công nghiệp như sau:

Khu Kinh tế Dung Quất ước tính lượng nước yêu cầu đến năm 2012 là: 300.000 m3/ngày đêm tương đương với 110*106/năm. Nguồn nước cấp được dẫn từ đập Thạch Nham qua hệ thống ống dẫn về khu công nghiệp.

Khu công nghiệp Tây Quảng Ngãi và các ngành công nghiệp chế biến mía

đường, sau mía đường như rượu, cần, bánh kẹo, bia, nước ngọt. Lượng nước yêu cầu 43.000 m3/ngày.đêm.

Khu công nghiệp Tịnh Phong sản xuất vật liệu xây dựng, lượng nước

23.000 m3/ngày.đêm.

Các khu công nghiệp nhỏ khác nằm rải rác trong vùng, lượng nước yêu cầu 40.000 m3/ngày.đêm.

Nguồn nước để cung cấp cho 3 khu công nghiệp này là hệ thống thuỷ lợi Thạch Nham.

Khu công nghiệp phía Nam tỉnh nằm trên trục lộ 24 với các ngành công nghiệp mía đường, giấy, bánh kẹo, cao su và chế biến nông lâm sản, lượng nước yêu cầu: 49.250 m3/ngày.đêm. Nguồn nước cấp là công trình thuỷ lợi Núi

Ngang.

Khu công nghiệp Phổ Phong thuộc 2 xã Phổ Phong và Phổ Nhơn huyện

Đức Phổ, lượng nước yêu cầu là 7.185 m3/ngày.đêm. Nguồn nước cấp được lấy từ sông Ba Liên.

Bảng 2.15: Nhu cầu sử dụng nước của các KCN tập trung trong tỉnh [9]

TT Tên KCN Diện tích quy

hoạch (ha)

Nhu cầu SD nước

(m3/ngày)

Nguồn nước SD

1 KCN Dung Quất 10.300 515,000 Nhà máy nước DQ/ nước mặt

- Phân KCN Phía

Đông 5.054 252,700

- Phân KCN Phía Tây 2.100 1,050,000

2 KCN Quảng Phú 138 6,900

Tự đầu tư & nước của Cty cấp thoát nước QN/

nước ngầm 3 KCN Tịnh Phong 141.72 7,086 Tự đầu tư / nước ngầm

4 KCN Phổ Phong 143.7 7,185 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 PKCN Sài Gòn - Dung Quất 118.25 5,913 Tự đầu tư / nước ngầm

TT Tên KCN Diện tích quy hoạch (ha) Nhu cầu SD nước (m3/ngày) Nguồn nước SD Tổng cộng 10.649 Hình 2.9: Sơ đồ vị trí các KCN tập trung 2.1.4.3 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước cho thủy điện

Lợi thế địa hình dốc, có nhiều ghềnh thác lại nằm trong vùng có mưa lớn vì vậy Tỉnh Quảng Ngãi được coi là vùng có tiềm năng nguồn thủy năng lớn.

Vùng địa hình thuận lợi, tỉnh Quảng Ngãi có nhiều vị trí để xây dựng các hồ chứa nước lớn đa mục tiêu, gồm phát điện, cắt lũ, bổ sung nước cho hạ du.

Hiện trạng khai thác, sử dụng nước cho thủy điện của một số công trình thủy điện chính như sau:

a) Các công trình thủy điện loại lớn

Hồ chứa nước Đăk Đrinh 1: Dự kiến xây dựng trên sông Đăk Đrinh tại vị trí có F = 417km2 với MND 420, MNC 380m, tạo một hồ chứa có Wtb =

258,1*106 m3, Whd = 220,8*106m3. Lượng nước từ hồ chứa được dẫn qua

đường hầm dài 9.023m và một đường ống áp lực dài 250m đến nhà máy thuỷ

điện để phát điện Nlm = 107MW, Qbảo đảm = 9,37m3/s, điện lượng hàng năm

E0 = 217,6*106 KWh. Vốn đầu tư 2.210 tỷđồng

b) Các công trình thủy điện loại vừa và nhỏ

Hồ chứa nước Đăk Đrinh 2

Xây dựng trên sông Đăk Đrinh tại vị trí có F = 460km2 lưu lượng trung

bình năm 35,5 m3/s. Xây dựng một đập tràn tự chảy trên sông Đăk Dring thuộc

xã Sơn Thượng huyện Sơn Hà, đập dâng kết hợp tràn có kết cấu bằng đá xây vỏ

bọc bê tông M200, cao độ đỉnh tràn là 90m với Hđ = 15.0m, Lt = 150m. Đường hầm dài 560m, đường kính 3,5m, nước được dẫn từ hầm đến tháp điều áp và xuống bể áp lực, 03 đường ống áp lực D = 1.25m, L0 = 92m xuống nhà máy với 3 tổ máy trục đứng. Cao độ mực nước hại lưu sau nhà máy là: 50.0 m. NLM = 10MW, NBĐ = 2,11 MW, E0 = 42 triệu KWh. Dự kiến phải xây dựng đường

giao thông đến công trường dài 8km. Dự kiến đường dây tải điện 35KV từ vị trí hệ thống điện trong khu vực là 12,5Km. Vốn đầu tư 196,46 tỷđồng

Hồ chứa Nước Trong 1

Dự kiến xây dựng trên suối Nước Ong phụ lưu của sông Trà Khúc thuộc

xã Sơn Bao huyện Sơn Hà, tại vị trí Flv = 326km2 , đập dâng kết hợp tràn có kết cấu bằng đá xây vỏ bọc bê tông M200, cao độ đỉnh tràn là 200m với Hđ =

15,0m, Lt = 35 m. Lưu lượng trung bình năm đạt 23.6 m3/s. Đường hầm dài 1.200 m, với Qtk = 21 m3/s, nước được dẫn đến đường ống áp lực thép D = 1,25m, L0 = 153m xuống nhà máy với 2 tổ máy trục ngang. Cao độ mực nước hạ lưu sau nhà máy là: 140,0 m. NLM = 9MW, NBĐ = 2 MW, E0 = 40,5 triệu KWh. Dự kiến phải xây dựng đường giao thông đến công trường dài 12km. Dự

kiến đường dây tải điện 35KV từ vị trí hệ thống điện trong khu vực là 17,6 km. Vốn đầu tư 175,5 tỷđồng.

Thủy điện Pà Ê

Dự kiến xây dựng trên suối Pà ê, phụ lưu sông Vệ thuộc xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ, tại vị trí Flv = 91km2 , đập dâng kết hợp tràn có kết cấu bằng đá

xây vỏ bọc bê tông M200, cao độđỉnh tràn là 500,5m với Hđ = 8,0m, Lt = 20m.

Lưu lượng trung bình năm đạt 4 m3/s. Hệ thống kênh dẫn hở hình chữ nhật bằng bê tông nằm bên bờ phải suối dài 2.1km với Qtk = 4m3/s nước được dẫn từ kênh qua bể áp lực, đường ống áp lực thép D = 1,0 m L0 = 455m xuống nhà máy với 2 tổ máy trục đứng. Cao độ mực nước hạ lưu sau nhà máy là: 300,5 m. NLM = 6MW, NBĐ = 1,23 MW, E0 = 28,1 triệu KWh. Dự kiến phải xây dựng đường

giao thông đến công trường dài 4km. Dự kiến đường dây tải điện 35KV từ vị trí hệ thống điện trong khu vực là 8,35 km. Vốn đầu tư 115,5 tỷđồng.

Bảng 2.16: Tổng hợp các thống số các công trình thủy điện vừa và nhỏ TT Tên công trình F (km2) Qo (m3/s) H (m) Nlm (MW) Nbđ (MW) Eo 106KWh Vốn (109đ) 1 Đăk Dring 2 460 35,5 40 10,0 2,11 42,0 196,5 2 Nước Trong 1 326 23,6 60 9,0 2,0 40,5 175,5 3 Đăk Sê Lô 525 43,1 30 9,0 2,05 40,6 182,6 4 Pà ê 91 6,8 200 6,0 1,23 28,1 115,5 5 Sông Liên 261 19,5 100 10,0 2,1 42,5 202,1 6 Hà Nang 24 1,9 458 11,0 2,1 45,47 219 7 Cà Đú 85,4 6,8 150 4,0 0,8 18 78,45 8 Trà Bói 150 12,7 100 4,8 1,15 22,5 98,2 9 Thạch Nham 2,386 206,7 25 4,0 0,5 16,8 82,6 10 Hà Doi 175 14,8 70,0 4,0 0,8 18,1 77,8 Tổng cộng 4.483 371 1,233 72 15 315 1.428,3

2.1.4.4 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước cho nông nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi đã có

những bước phát triển cao. Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đạt 4,22%/năm. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong năm 2012 đạt 3.802.550 triệu đồng, trong đó: trồng trọt đạt 2.356.466 triệu đồng; chăn nuôi đạt 794.647 triệu đồng; các hoạt động dịch vụ đạt 451.292 triệu đồng và săn bắt, thuần

dưỡng thú đạt 165 triệu đồng. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước cho nông nghiệp tập chung một sốvùng chính như sau:

a) Vùng thượng lưu Trà Bồng

Vùng thượng lưu sông Trà Bồng được tình từ kênh chính Bắc Thạch

Nham trở lên bao gồm 14 xã thuộc 2 huyện Trà Bồng và Bình Sơn, diện tích tự nhiên khoảng 511.3km2.

Hiện trạng sử dụng đất như sau:

- Đất nông nghiệp : 7.829ha

- Đất cây hàng năm: 5.373ha

- Đất lúa, màu: 2.327ha

- Đất nương rẫy: 1.068ha

- Đất cây hàng năm khác: 1.978ha

Đây là vùng đồi núi địa hình chia cắt, diện tích đất canh tác nằm phân tán và không được bằng phẳng. Đối với vùng này, trong những năm qua nhân dân đã tận dụng nguồn nước tưới xây dựng được: 54 công trình (22 công trình hồ chứa nhỏ và 32 đập dâng).

Có năng lực tưới thiết kế: 1.843ha.

Thực tế mới phát huy được: 1.091ha đạt 59,1 % năng lực thiết kế.

b) Vùng thượng lưu Trà Khúc

Vùng thượng lưu sông Trà Khúc thuộc địa phận các huyện Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng và Ba Tơ (Quảng Ngãi); có diện tích tự nhiên 296.010ha, hiện trạng sử dụng đất như sau:

Đất nông nghiệp : 14.861ha.

a. Đất cây hàng năm : 13.753ha.

- Đất lúa, màu: 5.252ha.

- Đất nương rẫy: 5.882ha.

- Đất cây hàng năm khác: 2.664ha.

b. Đất nông nghiệp khác: 2.885ha.

Đây là vùng địa hình chia cắt mạnh, ruộng đất có khả năng canh tác nằm phân tán và rải rác. Chỉ có một số ít vùng có ruộng đất tập trung thành các đồng lớn như ở thị trấn Di Lăng, Sơn Hạ, Sơn Thành, Sơn Linh, Sơn Kỳ của huyện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phân bổ tài nguyên nước mặt, để phát huy lợi ích cao nhất cho các ngành dùng nước của tỉnh Quảng Ngãi (Trang 42)