Môi trường kinh tế chính trị

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯợC (Trang 47)

Nền kinh tế Việt Nam trong thập niên 1990 -2000, giai đoạn đầu chuyển sang cơ chế thị trường, còn tồn tại, bất cập, nhịp độ tăng trưởng kinh tế chưa cao, bộ máy hành chánh vận hành quan liêu kém hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, các thành phần kinh tế chưa thật sự yên tâm đầu tư lâu dài vào sản xuất, kinh doanh, hệ thống tài chính ngân hàng chưa thật sự vững chắc. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á xuất phát tại Thái Lan vào ngày 02/07/1997 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế các nước Đông Nam Á và kéo dài từ năm 1997 đến 2000, gây tác động xấu đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, thị trường tiền tệ bị chững lại, cung cầu tín dụng bị đóng băng, hoạt động Eximbank gặp nhiều khó khăn.

Tình hình kinh tế giai đoạn 2001- 2005 có nhiều thuận lợi hơn cho hoạt động của ngành ngân hàng và Eximbank, tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 7,5%, lạm phát bình quân hàng năm ở được kiểm soát được là 4,2%. Hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2001 – 2005 đã phục hồi và có mức tăng trưởng khá, tổng vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm năm 2004 đạt 4,2 tỷ USD; và 6,34 tỷ USD năm 2005, cao nhất kể từ 1998. Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tăng bình quân 6,4%/năm. Chính sách tài chính tiền tệ của Ngân Hàng Nhà nước trong giai đoạn 2001 – 2005 là chính sách thận trọng đảm bảo tốc độ tăng lạm phát không vượt tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động và dư nợ cho vay của toàn ngành ngân hàng có chiều hướng tốt, tăng trưởng bình quân trên 20% (báo cáo tổng kết của Ngân hàng Nhà nước). Hoạt động thương mại quốc tế khởi sắc đã góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của hệ thống ngân hàng và của Eximbank.

Tình hình chính trị và an ninh tại Việt Nam tiếp tục được cải thiện, an toàn và ổn định góp phần làm tăng niềm tin của doanh nghiệp của người dân vào các ngân hàng. Trong khi nhiều quốc gia rơi vào tình trạng bất ổn và gây cho các doanh nghiệp kinh doanh không ít lao đao thì các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các ngân hàng tại Việt Nam vẫn an tâm kinh doanh. Hệ thống pháp luật được điều chỉnh theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động của ngân hàng đã được ban hành theo hướng thuận lợi hơn cho hoạt động ngân hàng đã góp phần đem lại sự thông thoáng cho Eximbank trong hoạt động kinh doanh cũng như việc xử lý nợ tồn đọng.

Bảng 2.8. Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2001 - 2005

CHỈ TIÊU 2001 2002 2003 2004 2005

1. GDP danh nghĩa (tỷ USD) 32,7 35,1 39,6 45,5 51,5

2. Dân số (triệu người) 78,7 79,7 80,8 82,0 83,1 3. GDP theo đầu người (USD) 415 440 489 555 620

4. GDP danh nghĩa (%, nội tệ) 9,0 11,3 14,5 16,2 14,5 5. Tăng trưởng GDP thực (% ) 6,9 7,0 7,2 7,7 8,4 6. % CPI -0,4 3,9 3,4 9,5 8,4 7. Tổng đđầu tư /GDP 31,2 33,2 33,8 35,9 36,0 8. Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ 4,1 11,6 19,1 18,0 18,0 9. Nhập khẩu hàng hóa dịch vụ 3,8 16,8 22,0 25,0 25,0 10. Tổng thu của chính phủ/GDP 21,6 22,6 23,9 24,0 23,4 11. Tổng chi tiêu của chính phủ/GDP 26,6 26,8 28,4 27,5 28,1 12. Cán cân tài khoản vãng lai 0,7 -0,9 -1,9 -0,9 -1,0 13. Tín dụng trong nước (% thay đổi) 23,2 25,5 21,0 37,8 26,0 14. M2/Dự trữ ngoại hối chính thức 4,5 4,5 3,5 4,3 4,7

(Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Thế Giới 2005)

Viễn cảnh tình hình kinh tế xã hội từ 2006 đến 2010, theo dự báo của Ngân hàng Thế giới có thể được khái quát như sau:

- An ninh và hệ thống chính trị của Việt Nam sẽ tiếp tục ổn định trong giai đoạn từ 2006 đến 2010.

- Có nhiều vận hội và thách thức mới, tiến trình hội nhập khu vực và thế giới trong lộ trình triển khai các cam kết song phương và đa phương như Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ…vv, tạo nên những cơ hội đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho Eximbank trong thời gian tới.

- Cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch mạnh theo hướng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp tăng mạnh, nông nghiệp giảm dần trong tổng thu nhập quốc nội.

- Lạm phát được kiểm soát chặt ở mức dưới 2 con số. - Nhiều ngành nghề kinh doanh mới sẽ xuất hiện.

- Thu nhập quốc gia và thu nhập bình quân đầu người gia tăng đáng kể vào những năm 2008 trở về sau.

Bảng 2.9. Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2006 - 2010

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

GDP danh nghĩa (Tỷ USD) 54 60 66 79 92

Dan số (triệu người) 81 81 81 81 81

GDP đầu người (USD) 624 729 815 991 1.135

Tăng trưởng GDP thực (%) 8 9 10 11 10

CPI (bình quân, %) 4 4 4 11 11

CPI (cuối năm, %) 4 4 4 12 12

Tỷ giá VND/USD (bq) 16.342 16.668 17.002 17.342 17.600

Xuất khẩu (FOB) 32 34 37 41 41

Nhập khẩu (FOB) 36 39 42 46 46

Cán cân thương mại (Tỷ USD) (4) (5) (1) (5) (5)

Huy động vốn (Tỷ USD) (2) (1) 0 1 1

Huy động vốn /GDP (tỉ trọng, %) (5) (1) 1 2 2

Dự trữ ngoại tệ (Tỷ USD) 7 7 8 8 8

Bảo lãnh nhập khẩu (Tỷ USD) 2 2 2 2 2

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯợC (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)