Thực trạng hoạtđộng Eximbank giai đoạn 2001-2005

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯợC (Trang 38)

Đây là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử 15 năm hình thành và phát triển Eximbank, giai đoạn khắc phục hậu quả của thời kỳ 1990-2000, củng cố toàn diện Eximbank nhằm vượt qua tình trạng khủng hoảng. Kế hoạch chấn chỉnh củng cố Eximbank theo quyết định 575/Ttg của Thủ tướng Chính phủ, được triển khai trong suốt nhiều năm nhằm thay đổi về lề lối quản trị và nhiều mặt hoạt động của Eximbank.

+ Những điểm chính của kế hoạch chấn chỉnh củng cố theo quyết định 575/Ttg/2000:

1) Cơ cấu lại nợ cho vay và đầu tư: đa dạng hóa lĩnh vực tín dụng và đầu tư

theo nguyên tắc phân tán rủi ro thông qua nhiều hình thức; ngoài các hình thức tín dụng truyền thống, mở rộng các phương thức cấp tín dụng theo hạn mức luân chuyển, dự phòng, trả góp, phát hành thẻ tín dụng, cho vay hợp vốn, đồng tài trợ...), sử dụng nhiều công cụ đầu tư tài chính (mua bán chứng khoán, kinh doanh

trên thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế). Mở rộng và đa dạng các đối tượng khách hàng, ngành nghề trong hoạt động tín dụng. Duy trì cơ cấu tín dụng ở mức từ 50-60% tổng tích sản, bằng 65-75% vốn huy động. Đảm bảo chất lượng tín dụng theo hướng tăng tỷ lệ dư nợ trong hạn trên tổng dư nợ, tỷ trọng tín dụng đầu tư trung dài hạn chiếm 30% tổng dư nợ. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng bình quân là 22%/năm (tương đương mức tăng trưởng bình quân của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 1996-2000). Tăng cường huy động, cho vay trên thị trường liên ngân hàng, đầu tư vào các loại giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu…vv.

2) Quyết liệt thu hồi và giải quyết nợ tồn đọng: tập trung thu hồi nợ quá

hạn, nợ tồn đọng, hạn chế đến mức thấp nhất phát sinh nợ quá hạn mới, khai thác triệt để tài sản xiết và gán nợ trên cơ sở các biện pháp hỗ trợ đặc biệt của Chính Phủ.

3) Dự trữ thanh khoản: duy trì khả năng thanh toán (bao gồm tồn quỹ và

tiền gởi tại Ngân hàng Nhà nước) ở mức 10% trên tổng nguồn vốn, tương đương mức bình quân của Eximbank qua các năm.

4) Cơ cấu lại nguồn vốn kinh doanh: cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng an

toàn, hiệu quả, đảm bảo đủ vốn cho kế hoạch tăng trưởng tín dụng và đầu tư, duy trì khả năng thanh khoản tối ưu, với mức chi phí vốn thấp nhất, nhằm góp phần bước đầu cân bằng thu chi và tiến tới có lãi. Trên cơ sở dư nợ tín dụng và đầu tư, vốn cổ phần, vốn vay hỗ trợ đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, tiếp tục duy trì mức độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Eximbank, từng bước cơ cấu lại theo hướng tăng tỷ trọng tiền gởi thanh toán và giảm tỷ trọng tiền gởi tiết kiệm theo hướng đạt tỷ lệ 50% - 50%.

5) Phát triển đa dạng dịch vụ ngân hàng: phát triển các dịch vụ ngân với

vay và đầu tư, đồng thời tạo ra nguồn thu đáng kể góp phần bù đắp chi phí vốn. Phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, phấn đấu đạt mức tăng trưởng từ 15-20%/năm, nhằm tạo ra nguồn thu ngoại tệ ổn định vững chắc, đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ thanh toán với nước ngoài. Nghiên cứu áp dụng các dịch vụ ngân hàng mới như xử lý các giao dịch thương mại điện tử, ngân hàng trực tuyến, máy rút tiền tự động, hình thành bộ phận thị trường vốn, tham gia vào hoạt động kinh doanh chứng khoán, nghiệp vụ Forex, dịch vụ tư vấn tài chính, ngoại hối, thanh toán quốc tế...

6) Nâng cao năng lực điều hành, quản lý: thực hiện nguyên tắc lãnh đạo

dân chủ, công khai, những vấn đề quan trọng liên quan đến sự tồn tại và phát triển Eximbank phải được bàn bạc thống nhất của tập thể Ban Tổng Giám Đốc, Hội Đồng Quản Trị. Đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhân viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, cả về trình độ chuyên môn lẫn phẩm chất đạo đức, nắm bắt kịp thời diễn biến thị trường, nâng cao khả năng điều hành, quản lý Eximbank ngang tầm với một ngân hàng hiện đại.

7) Nâng cao khả cạnh tranh: phát triển Eximbank thành ngân hàng đa

năng thông qua việc đa dạng hóa, hiện đại và chuyên biệt các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Thiết lập các quy chế, quy trình, thủ tục nghiệp vụ theo hướng đơn giản hóa, công khai hóa; áp dụng chế độ một cửa trong giao dịch với khách hàng. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đặc biệt là công nghệ thông tin, triển khai dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin trong khuôn khổ dự án hiện đại hóa Ngân hàng Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước được Ngân hàng Thế giới tài trợ.

Từ nỗ lực cải cách của Eximbank, sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, Ngành chức năng Trung ương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND TPHCM, các Sở,

TNHH Việt Hà, và các doanh nghiệp khác, hoạt động Eximbank đã có những bước hồi phục vững chắn, thoát khỏi khả năng phá sản, và trở lại hoạt động bình thường. Tình hình cụ thể của Eximbank trong 5 năm qua có thể khái quát như sau:

- Tổng tài sản: đến thời điểm cuối năm 2005 tăng gấp 3 lần so với năm 2001, tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng tích sản là 31%. Vốn điều lệ tăng 2.33 lần so với đầu năm 2001. Mọi hoạt động kinh doanh đều được kiểm soát và tăng trưởng theo chiều hướng tốt.

Bảng 2.2. Tình hình một số chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2001 - 2005 CHỈ TIÊU 2001 2002 2003 2004 2005

1. Tổng tài sản 3.854 4.835 6.631 8.268 11.377 2. Vốn điều lệ 300 300 300 500 700 3. Vốn huy động 2.829 3.396 4.952 6.296 8.558 4. Dư nợ cho vay 2.388 3.029 4.062 5.017 6.598 4.1. Nợ trong hạn 1.275 2.171 3.202 4.475 6.306 4.2. Nợ quá hạn 1.113 858 860 542 292 4.3. % nợ QH /dư nợ 46,6 28,3 21,17 10,80 4,4 5. EBIT (*1) 8 52 148 109 237 6. ROE (%) (*2) 2,74 17,40 49,4 21,71 33,9 7. ROA (%) (*3) 0,21 1,08 2,2 1,3 2,08

Hình 2.4. Biểu đồ phản ánh sự biến động một số chỉ tiêu chủ yếu của Eximbank giai đoạn 2001 - 2005

(Nguồn: số liệu do phòng R & D Eximbank cung cấp)

2.3.2.1. Công tác huy động vốn

Nguồn vốn hoạt động không ngừng tăng trưởng với tốc độ cao. Mức độ tăng trưởng bình quân 5 năm qua là 27%/ năm, trong đó tỷ trọng nguồn vốn huy động với chi phí rẻ bình quân là 36%/tổng nguồn vốn huy động. Tăng trưởng tiền gởi tiết kiệm bình quân tăng 32%.

Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng huy động từ 2001- 2005

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Bình quân

Tổng vốn huy động 18% 20% 46% 27% 24% 27%

- Tiền gửi thanh toán 10% 16% 34% 17% 19% 19,2%

- Tiền gửi tiết kiệm 24% 23% 53% 33% 26% 31,8

(Nguồn: số liệu do phòng R & D Eximbank cung cấp)

Hình 2.5. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng vốn huy động 2001 -2005

(Nguồn: số liệu do phòng R & D Eximbank cung cấp)

2.3.2.2. Hoạt động tín dụng

Chất lượng tài sản Có sinh lời từng bước được cải thiện và tăng lên nhanh chóng, chiếm 89,5% trên tổng tài sản. Mở rộng và tăng trưởng tín dụng với chất lượng và an toàn. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân là 26%/năm, trong đó mức độ tăng trưởng nợ trong hạn bình quân là 46%. Nợ quá hạn khó đòi đã được khống chế trong tầm kiểm soát. Đến cuối năm 2005, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 4.4%, tỷ lệ nợ xấu (nợ nhóm 3 đến nhóm 5) là 3,4% trên tổng dư nợ.

Bảng 2.4. Tình hình hoạt động tín dụng Eximbank 2001 - 2005

CHỈ TIÊU 2001 2002 2003 2004 2005

Dư nợ cho vay 2.388 3.029 4.062 5.017 6.598 Nợ trong hạn 1.275 2.171 3.202 4.475 6.306 Nợ quá hạn 1.113 858 860 542 292 Tỷ lệ nợ quá hạn /dư nợ (%) 46,6 28,3 21,1 10,8 4,4

(Nguồn: số liệu do phòng R & D Eximbank cung cấp)

Bảng 2.5. Tốc độ tăng trưởng tín dụng từ 2001 – 2005

2001 2002 2003 2004 2005 BQ 5 năm

Tổng dư nợ 27% 27% 34% 23,5% 13% 25%

Nợ trong hạn 78% 70% 48% 39,7% 23% 52%

(Nguồn: số liệu do phòng R & D Eximbank cung cấp)

Hình 2.6. Biểu đồ phản ánh hoạt động tín dụng Eximbank 2001 - 2005

(Nguồn: số liệu do phòng R & D Eximbank cung cấp)

2.3.2.3. Các hoạt động dịch vụ từ 2001 - 2005

- Các mặt hoạt động của một ngân hàng kinh doanh đối ngoại đã được phục hồi và phát triển mạnh, thị phần về thanh toán xuất nhập khẩu đã từng bước được phục hồi.

- Doanh số kinh doanh ngoại tệ bình quân 6,96 tỷ USD/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 35,8%/năm.

- Doanh số thanh toán quốc tế bình quân trên 1 tỷ USD/năm, tốc độ tăng trưởng 15,2%/năm.

- Doanh số kiều hối bình quân 200 triệu USD/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân là 103,27%/năm.

- Doanh số thanh toán thẻ bình quân 17 triệu USD/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 48%/năm.

- Thu dịch vụ thanh toán và ngân quỹ bình quân là 52 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 10%/năm.

- Việc thực hiện thành công chương trình hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán do Ngân hàng Thế giới tài trợ đã làm nền tảng để phát triển các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, từng bước phát huy hiệu quả tốt.

- Số khách hàng giao dịch tăng gấp 6 lần, từ 20.000 vào thời điểm cuối năm 2000, đến năm 2005 là 120.000 khách hàng.

2.3.2.4. Kết quả kinh doanh từ 2001 - 2005

Từ kế hoạch chấn chỉnh toàn diện các hoạt động tại Eximbank liên tục trong 5 năm, đã góp phần đưa Eximbank ổn định hoạt động, phát triển và góp phần vào sự tăng trưởng chung của toàn ngành. Tổng lợi nhuận trước thuế của Eximbank trong 5 năm là 555 tỷ đồng và đã được sử dụng toàn bộ để trích lập quỹ dự phòng xử lý rủi ro nhằm giải quyết dứt điểm nợ quá hạn, nợ xấu.

Bảng 2.6. Kết quả kinh doanh và các chỉ số hiệu quả 2001 - 2005

CHỈ TIÊU 2001 2002 2003 2004 2005

EBIT (*1) 8 52 148 109 237

ROE (%) (*2) 2,7 17,4 49,4 21,7 33,9

ROA (*3) 0,21 1,08 2,24 1,31 2,08

(Nguồn: số liệu do phòng R & D Eximbank cung cấp)

Hình 2.7. Biểu đồ tăng trưởng EBIT, ROE, ROA từ 2001 – 2005

0 1 10 100 1,000 2001 2002 2003 2004 2005 EBIT ROE (%) ROA

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯợC (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)