0
Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Thực hiện chính sách đào tạo nghề

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2015 2020 (Trang 29 -29 )

3. Tổ chức thực hiện đề án

3.1.4. Thực hiện chính sách đào tạo nghề

làm cho người lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất do đô thị hoá và phát triển các khu công nghiệp

Đây là vấn đề chung ở tầm quốc gia, không chỉ đối với tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, tỉnh Hà Nam là nơi đất chật người đông, nếu tiếp tục thu hồi đất thì vấn đề việc làm cho người lao động sẽ gay gắt hơn. Do đó cần:

- Thực hiện chương trình dạy nghề cho thanh niên vùng mất đất để tìm việc làm ở khu vực phi nông nghiệp. Trong đó, phải gắn quy hoạch phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp với quy hoạch sử dụng lao động; các doanh nghiệp phải có cam kết pháp lý (thông qua hợp đồng) đào tạo và tuyển dụng lao động tại chỗ vào làm việc.

- Thu hút các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước bằng các giải pháp thích hợp để lấp đầy các khu công nghiệp trong tỉnh để phát triển công nghiệp - dịch vụ, tạo việc làm mới cho người lao động.

- Nghiên cứu, tổng kết, nhân rộng các mô hình hiệu quả tạo việc làm cho người lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp như: chủ động lập quỹ hỗ trợ dạy nghề từ tiền thu của tỉnh cho thuê đất và từ nguồn kinh

phí giải phóng mặt bằng, sự hỗ trợ của ngân sách và của doanh nghiệp, đặc biệt chú ý đến đối tượng lao động thanh niên. Nghiên cứu dành một phần đất trong quy hoạch để lại cho nông dân phát triển dịch vụ hoặc cho thuê tạo thu nhập, giải quyết việc làm cho số lao động trung niên; tổ chức khu tái định cư với tái tạo việc làm, phát triển dịch vụ ngoài khu công nghiệp….

- Kế hoạch di chuyển, tái định cư dân vùng mất đất phải được tính toán kỹ lưỡng, nhất là cấp đất để nông dân không có khả năng chuyển đổi nghề vẫn có việc làm trong nông nghiệp; thực hiện công khai, minh bạch về quy hoạch, kế hoạch và nguồn tài chính; có cơ chế tham gia, giám sát của người dân, tránh tiêu cực, tham nhũng hoặc khiếu kiện kéo dài.

- Giới thiệu và tư vấn việc làm thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm, cụ thể: Tổ chức cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm đăng ký tìm việc làm tại các cơ sở thuộc hệ thống Trung tâm giới thiệu việc làm trên phạm vi toàn tỉnh. Cung cấp các dịch vụ việc làm miễn phí đối với người thất nghiệp, người thiếu việc làm đã đăng ký tìm việc làm, bao gồm: tư vấn lựa chọn việc làm, nơi làm việc, tư vấn lựa chọn học nghề, tư vấn về pháp luật lao động liên quan đến việc làm, giới thiệu việc làm, bố trí việc làm, các dịch vụ khác về việc làm. Tổ chức các hoạt động dịch vụ việc làm cho người sử dụng lao động bao gồm: cung ứng dịch vụ tuyển lao động, trao đổi thông tin về thị trường lao động, các dịch vụ khác về việc làm. Đa dạng hóa các kênh giao dịch trên thị trường lao động bằng thông qua các hệ thống thông tin, quảng cáo, trang tin việc làm trên các báo, đài và tổ chức các hội chợ việc làm để tạo điều kiện cho các quan hệ giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động ký kết các hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật.

3.1.5. Tăng cường năng lực quản lý của chính quyền các cấp về lĩnh vực lao động - việc làm

Nâng cao năng lực công tác quy hoạch và xây dựng kế hoạch cho cán bộ về việc làm, dạy nghề, xuất khâu lao động phù hợp với điều kiện của từng huyện và kinh tế thị trường, nhất là ở cấp xã.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giám sát các khâu trung gian, xóa bỏ cơ chế xin - cho trong thực hiện các chương trình, dự án việc làm, đào tạo nghề, xuất khâu lao động.

Khai thác triệt để khả năng tạo việc làm của các cấp, các ngành và các thành phần kinh tế. Thu hút sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với lĩnh vực tạo việc làm. Đa dạng hoá khả năng tạo việc làm dựa trên việc khai thác triệt để tiềm năng tạo việc làm của các cấp, các ngành và các thành phần kinh tế. Việc làm nảy sinh trong nhiều lĩnh vực, từ các đơn vị hành chính sự nghiệp đến các hộ gia đình.

Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ xã, hợp tác xã nông nghiệp để nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật và kiến thức quản lý sản xuất trong cơ chế thị trường, đảm bảo cho họ có khả năng áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới, hiện đại vào sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Đảm bảo sự lãnh đạo và tăng cường quan tâm thường xuyên của cấp uỷ Đảng ở địa phương và cơ sở; đưa chương trình việc làm, dạy nghề, xuất khâu lao động vào Nghị quyết của các cấp uỷ Đảng và Hội đồng nhân dân các cấp, nhất là cấp xã.

3.1.6. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động; ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động trong và ngoài khu vực

Bên cạnh giải pháp tạo việc làm tại chỗ để khai thác thời gian lao động nhàn rỗi, cần hướng tới đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và ở các địa phương khác; sửa đổi chính sách theo hướng tăng mức hỗ trợ di dân đảm bảo ổn định đời sống nhân dân thời kỳ đầu mới đến định cư và phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế mới.

Có chính sách khuyến khích tự do di chuyển lao động và hành nghề để khuyến khích lao động chưa có việc làm, thất nghiệp hoặc thiếu việc làm ở nông thôn trong tỉnh di chuyển đến các vùng có nhu cầu lao động, chủ yếu là các thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung, tìm việc làm trong khu vực phi kết cấu, nơi mà một số công việc người lao động thành thị không muốn làm như: dệt may,

xây dựng, lâm nghiệp. Tuy nhiên, cần phải có chính sách hỗ trợ thông qua thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển xã hội và được tổ chức kết hợp tốt với quản lý đô thị; nghiên cứu thiết lập các điểm dịch vụ việc làm công, cung cấp việc làm tạm thời ở khu đô thị, cung ứng trọn gói, miễn phí việc làm cho lao động nông thôn nhằm khắc phục tính tự phát của người lao động.

Phát triển mô hình liên kết, liên thông giữa chính quyền cấp xã với các tổ chức dịch vụ việc làm, trung tâm dạy nghề và đào tạo nghề cho thanh niên và cung ứng lao động cho các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có nhu cầu lao động trình độ bậc cao và bậc trung.

Đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài (xuất khâu lao động) là một chủ trương có tính chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước. Xuất khâu lao động để có cơ hội có thêm việc làm, thu nhập cao cho người lao động. Xuất khâu lao động là một giải pháp thiết thực tạo việc làm cho người lao động, ưu tiên hướng tới lao động trẻ nên cần hỗ trợ thanh niên trong đào tạo nghề, vay vốn tín dụng để tham gia xuất khâu lao động nơi thị trường có nhu cầu, nhất là thị trường Malayxia, Hàn Quốc, Đài Loan… Thực hiện đa dạng hoá về thị trường và các tổ chức kinh tế tham gia xuất khâu lao động. Đa dạng hoá hình thức và ngành nghề để đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Tỉnh Hà Nam phấn đấu đến năm 2020 ở lĩnh vực tạo việc làm đi xuất khâu lao động thu hút được khoảng 25.000 người có việc làm mới.

3.2. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án

* Sở Lao động TB & XH chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành, Đoàn thể tổ chức triển khai thực hiện dự án; kiểm tra đánh tổng hợp kết quả báo cáo định kỳ về UBND tỉnh và Bộ Lao động TB&XH.

* Sở Kế hoạch và Đầu tư thống nhất với Sở Lao động TB&XH bố trí kế hoạch hàng năm để thực hiện đề án.

* Sở Tài chính đảm bảo ngân sách tỉnh cấp mới hàng năm để thực hiện đề án theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.

* Các Sở, Ban, Ngành, Hội đoàn thể của tỉnh, UBND các huyện, thành phố tổ chức, xây dựng kế hoạch hàng năm triển khai thực hiện đề án trong phạm vi quản lý của đơn vị mình; giám sát việc thực hiện đề án ở các cấp và báo cáo định kỳ về UBND tỉnh (qua Sở Lao động TB&XH).

* UBND các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đề án hàng năm và 6 năm trên địa bàn quản lý, báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Lao động TB&XH).

3.3. Tiến độ thực hiện đề án

- Giai đoạn 2015 - 2018:

Giải quyết việc làm mới cho 50.100 lao động. Giải quyết việc làm thêm cho 66.600 lao động. - Giai đoạn 2018 - 2020:

Giải quyết việc làm mới cho 33.400 lao động. Giải quyết việc làm thêm cho 44.400 lao động.

3.4. Kinh phí thực hiện đề án

* Vốn vay giải quyết việc làm là: 147,175 tỷ đồng, gồm có: - Vốn của Trung ương: 64,359 tỷ đồng. - Quỹ giải quyết việc làm và XĐGN địa phương: 10,339 tỷ đồng

- Vốn của các tổ chức đoàn thể ở Trung ương phân bổ cho các hội đoàn thể của tỉnh: 11,876 tỷ đồng

- Các nguồn vốn khác: 60,601 tỷ đồng.

* Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giải quyết việc làm (dự kiến kinh phí do Bộ Lao động TB&XH phân bổ): 150 triệu đồng.

* Điều tra lao động việc làm và thông tin thị trường lao động: 6,5 tỷ đồng - Đề nghị Bộ Lao động TB&XH hỗ trợ: 2,5 tỷ đồng - Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 4,0 tỷ đồng

* Như vậy nguồn lực tài chính để thực hiện đề án là: 153,825 tỷ đồng

Trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 78,885 tỷ đồng - Ngân sách tỉnh: 14,339 tỷ đồng - Các nguồn khác: 60,601 tỷ đồng

4. Dự kiến hiệu quả của đề án

4.1. Ý nghĩa thực tiễn của đề án

- Việc thực hiện đề án có ý nghĩa thiết thực trong việc góp phần thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đài hóa đất nước.

- Thực hiện đề án giải quyết việc làm thành công góp phần đây mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, đây nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tiến tới giảm dần cách biệt giữa nông thôn và đô thị, hạn chế tệ nạn xã hội, ổn định trật tự an toàn xã hội.

4.2. Đối tượng hưởng lợi của đề án

Những người trong độ tuổi lao động, đặc biệt là lao động trẻ, lao động ở các gia đình bị mất đất sản xuất phục vụ mục tiêu phát triển công nghiệp, gia đình thuộc diện chính sách, gia đình khó khăn, lao động nông thôn sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ đề án này.

Dự án được thực hiện, người lao động sẽ có cơ hội tham gia các dự án học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm.

Các doanh nghiệp sử dụng lao động cũng được hưởng lợi từ đề án này. Các trung tâm giới thiệu việc làm, sàn giao dịch kết nối người lao động với doanh nghiệp để họ có cơ hội tuyển dụng những lao động phù hợp vào doanh nghiệp của mình.

4.3. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề án

4.3.1. Thuận lợi

Đề án giải quyết việc làm đuọc các cấp, các ngành, các địa phương tập trung nguồn lực và coi đây là một trong những nhiệm vụ kinh tế xã hội của địa phương, là nền tảng của việc xây dựng nông thôn mới.

Địa phương có nhiều ngành nghề truyền thống, có khu công nghiệp và lọi thế thu hút đầu tư.

4.3.2. Khó khăn

Trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ của đa số người lao động còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Tỷ lệ qua đào tạo còn thấp, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, đặc biệt là thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cao.

Các khu công nghiệp của tỉnh, cụm công nghiệp ở các huyện, thành phố, cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề chưa thu hút được các doanh nghiệp có năng lực và tính cạnh tranh cao đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, một số doanh nghiệp đang trong quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng nên chưa có nhu cầu tuyển dụng lao động.

Hoạt động của hệ thống các Trung tâm giới thiệu việc làm và các cơ sở dạy nghề đang trong giai đoạn hoàn thiện. Cơ sở vật chất, thiết bị, năng lực cán bộ quản lý còn hạn chế về chuyên môn, đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu. Nguồn kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất tuy đã được quan tâm nhưng còn ít chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, nguồn ngân sách chủ yếu vẫn từ Trung ương hỗ trợ.

Một số cơ sở dạy nghề còn chạy theo số lượng nên chất lượng thấp chưa đáp ứng đuọc yêu cầu của nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời kỳ kinh tế thị trường.

Thông tin phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành về quản lý lao động việc làm chưa đầy đủ, kịp thời, sát với thực tế ở từng địa phương. Cấp Ủy đảng,

chính quyền và tổ chức đoàn thể các cấp nhất là ở cơ sở một số nơi chưa thật sự sâu sát và quan tâm đúng mức tới công tác giải quyết việc làm, đặc biệt là khâu tuyên truyền định hướng, quản lý. Nhận thức của một số người lao động còn hạn chế, mang nặng tư tưởng kén nghề chọn việc, chưa chủ động trong việc định hướng nghề nghiệp.

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 1. Kiến nghị

- Đối với Đảng, Nhà nước

Tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý phù hợp, bảo đảm đối xử bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động như: thực hiện đúng các luật về lao động, tiền lương tối thiểu, bảo hiểm lao động, xuất khâu lao động, pháp lệnh đình công; khắc phục tình trạng bất hợp lý với người lao động làm thuê trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và kể cả một số doanh nghiệp trong nước như hiện nay, người lao động phải được quyền hưởng lương đúng với số lượng và chất lượng lao động họ đã bỏ ra, phải được bảo đảm về chỗ ở và những điều kiện môi trường lao động, an sinh khác theo đúng luật pháp.

Phê chuân và thực hiện các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) liên quan đến thị trường lao động nước ta, đặc biệt là nước ta hiện nay đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

- Đối với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Hàng năm quan tâm bố trí nguồn kinh phí phục vụ cho công tác thu thập thông tin cung, cầu lao động theo quy định tại Thông tư số 205/2009/TT- LĐTBXH ngày 14/7/2009 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thu thập và xử lý thông tin cung, cầu lao động.

Tăng nguồn quỹ Quốc gia giải quyết việc làm cho địa phương để cho vay giải quyết việc làm.

Mở rộng thị trường xuất khâu lao động, đặc biệt các thị trường ổn định về chính trị, có thu nhập cao.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia và nối mạng trước hết ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, các khu vực công nghiệp tập trung và cho cả xuất khâu lao động để giúp người lao động tìm kiếm việc làm thuận lợi nhất.

- Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2015 2020 (Trang 29 -29 )

×