Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh hà nam giai đoạn 2015 2020 (Trang 27)

3. Tổ chức thực hiện đề án

3.1.3.Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực

Thực trạng cơ bản của lao động nông thôn tỉnh Hà Nam là tình trạng thiếu việc làm và thu nhập thấp. Do vậy, cần bồi dưỡng và nâng cao dân trí của nông dân trong tỉnh theo yêu cầu của sản xuất hàng hoá. Hình thành hệ thống lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với các ngành nghề phù hợp với yêu cầu làm việc phi nông nghiệp và khả năng thực tế của tỉnh. Phổ cập nghề cho lao động nông thôn làm nông nghiệp theo chương trình hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn của Chính phủ. Trong đó, chủ yếu là kết hợp dự án đào tạo nghề ngắn hạn, khuyến nông, dự án vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển kinh tế hộ gia đình. Thông qua các dự án vay vốn giải quyết việc làm với lãi suất ưu đãi cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thu hút người thất nghiệp, người chưa có việc làm nhằm tạo việc làm mới và giải quyết việc làm thêm cho người lao động. Ưu tiên cho các đối tượng nơi thu hồi đất, người tàn tật, cơ sở sử dụng nhiều lao động nữ. Duy trì và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay giải quyết việc làm trên cơ sở hoàn thiện cơ chế quản lý điều hành. Chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm thông qua Quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm phấn đấu đến năm 2020 thu hút khoảng 15.000 người có việc làm mới và 90.000 người có việc làm thêm.

Đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý lao động việc làm, nâng cao kiến thức và kỹ năng xây dựng, quản lý điều hành, triển khai đề án giải quyết việc làm cho cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý việc làm ở các cấp, các ngành, các hội đoàn thể, các Trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh.

Giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng nguồn lao động là tổ chức dạy nghề gắn với việc làm bằng các hình thức: đào tạo nghề theo địa chỉ. Người lao động sau khi được đào tạo nghề có việc làm ổn định tại các cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc đi xuất khâu lao động; đào tạo nghề để tạo việc làm tại chỗ: Người lao động sau khi đào tạo nghề có việc làm ổn định, sản phâm làm ra được các tổ hợp, các doanh nghiệp bao tiêu hoặc làm các nghề phù hợp có thể hành nghề sinh sống được. Đầu tư nâng cấp trang thiết bị, phương tiện dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động và thị trường lao động.

Trong giai đoạn này, giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng nguồn lao động là: đào tạo nghề cần phải được thay đổi về “chất” theo hướng: Kiện toàn đội ngũ giáo viên dạy nghề, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Tập trung đào tạo nghề chuyên sâu vào các ngành kỹ thuật, cơ, điện tử, tin học và đào tạo nghệ nhân cho các làng nghề, hợp tác xã phi nông nghiệp, sản xuất hàng xuất khâu, ưu tiên các nguồn lực cho hệ đào tạo Cao đẳng nghề trở lên; Hình thành cơ sở đào tạo nguồn lao động có tay nghề cao đón đầu các đơn đặt hàng đi xuất khâu lao động ở các nước có tình hình chính trị ổn định, môi trường làm việc tốt và thu nhập cao.

Mục tiêu của tỉnh đến năm 2020: Phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh cả về quy mô, chất lượng tăng; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 55%, tăng dần đào tạo nghề ở trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh hà nam giai đoạn 2015 2020 (Trang 27)