Các giải pháp thực hiện đề án

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh hà nam giai đoạn 2015 2020 (Trang 25)

3. Tổ chức thực hiện đề án

3.1. Các giải pháp thực hiện đề án

3.1.1. Thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình tạo việc làm tại địa phương. Kết hợp các chương trình tạo việc làm với các chương trình nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng đô thị với tầm nhìn dài hạn

Trong giai đoạn tới, Hà Nam cần tiếp tục nghiên cứu để xây dựng quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh một cách hoàn thiện để từ đó cụ thể hoá quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá gắn với yêu cầu giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và nông dân nói riêng.

Phát triển kinh tế - xã hội và tạo việc làm là hai mặt của tổng thể. Phát triển kinh tế - xã hội sẽ tạo thêm nhiều việc làm, ngược lại việc làm mới được tạo sẽ được người lao động tạo thêm của cải vật chất cho xã hội và góp phần thúc đây sự phát triển của chính xã hội đó.

Giải quyết việc làm cho người lao động phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương cần hướng tới đây nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng khoa học - kỹ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phâm.

Lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo môi trường phát triển sản xuất kinh doanh lành mạnh.

Thu hút đầu tư bên ngoài, hình thành và phát triển các khu công nghiệp để thu hút lao động nông thôn, phát triển các doanh nghiệp chế biến nông sản ngay tại địa phương để sử dụng tiềm năng lao động tại chỗ.

Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng là mục tiêu của xã hội hiện đại. Các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng luôn tạo ra việc làm. Phát triển cơ sở hạ tầng tại địa phương nào cần ưu tiên khai thác lao động nhàn rỗi tại địa phương đó. Đây chính là biểu hiện của việc mở rộng sự tham gia của người dân và tạo ra sự hòa hợp giữa các chính sách xã hội.

Để tạo mở việc làm Hà Nam cần thực hiện có hiệu quả Nghị định số: 03/NĐ-TU của Tỉnh uỷ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển ngành nghề dịch vụ ở nông thôn: Tập trung thâm canh đất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, đặc biệt ở những vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp hàng hoá, chú trọng đầu tư phát triển kinh tế trang trại. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi nhằm tăng thời gian sử dụng lao động. Phấn đấu đến năm 2020, khu vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thu hút khoảng 25.000 người có việc làm mới và 50.000 người có việc làm thêm. Đồng thời thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 08/NQ-TU của Tỉnh uỷ về đây mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh: Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò quyết định đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng lao động. Phấn đấu đến năm 2020, thu hút được khoảng 85.000 người có việc làm mới và 65.000 người có việc làm thêm. (Chủ yếu là lao động mới bước vào độ tuổi lao động và có nhu cầu làm việc và lao động thất nghiệp do chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp và các ngành khác).

Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải dựa trên quy hoạch tổng thể

và theo các lộ trình cụ thể, tránh phát triển quá nóng gây đột biến về cung cầu lao động và ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế vĩ mô.

3.1.2. Khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, khôi phục ngành nghềtruyền thống, phát triển các ngành nghề mới, tạo việc làm gắn với bảo vệ tài truyền thống, phát triển các ngành nghề mới, tạo việc làm gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái

Đặc điểm lao động Việt Nam nói chung và Hà Nam nói riêng là tỷ lệ lao động nằm ở khu vực kinh tế phi kết cấu chiếm tỷ lệ lớn. Do vậy phát triển đầu tư sản xuất trên diện rộng, đa dạng hoá hình thức tham gia và thu hút sự tham gia của mọi thành phần kinh tế là yếu tố căn bản để giải quyết việc làm.

Chú trọng thúc đây phát triển sản xuất khu vực phi kết cấu tạo nhiều việc làm, hỗ trợ nhóm lao động yếu thế có cơ hội hòa nhập cộng đồng.

Ưu tiên khôi phục các ngành nghề truyền thống có gắn với các nguồn lực tại địa phương: dệt lụa Nha Xá, trống Đọi Tam, mây tre đan Ngọc Động, sừng mỹ nghệ Đô Hai, gốm Quyết Thành, thêu ren Thanh Hà…; Ưu điểm của các ngành nghề truyền thống là giải quyết và khai thác tốt lao động tại chỗ, sản phâm khả năng cạnh tranh cao trên thị trường do đã khẳng định được thương hiệu.

Phát triển các ngành nghề mới có gắn với các nguồn lực thế mạnh tại địa phương: Khai thác vật liệu xây dựng, chăn nuôi, trồng rừng….

Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình việc làm hướng tới sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực không những tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội mà còn bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường.

Phấn đấu đến năm 2020, đảm bảo 95% nước thải, 100% rác thải đô thị, rác thải y tế được thu gom xử lý; 95% rác thải nông thôn được thu gom, trong đó 65% được xử lý; nước thải của các cơ sở chăn nuôi, chế biến nông sản, làng nghề, khí thải sản xuất vật liệu xây dựng được xử lý.

Thực trạng cơ bản của lao động nông thôn tỉnh Hà Nam là tình trạng thiếu việc làm và thu nhập thấp. Do vậy, cần bồi dưỡng và nâng cao dân trí của nông dân trong tỉnh theo yêu cầu của sản xuất hàng hoá. Hình thành hệ thống lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với các ngành nghề phù hợp với yêu cầu làm việc phi nông nghiệp và khả năng thực tế của tỉnh. Phổ cập nghề cho lao động nông thôn làm nông nghiệp theo chương trình hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn của Chính phủ. Trong đó, chủ yếu là kết hợp dự án đào tạo nghề ngắn hạn, khuyến nông, dự án vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển kinh tế hộ gia đình. Thông qua các dự án vay vốn giải quyết việc làm với lãi suất ưu đãi cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thu hút người thất nghiệp, người chưa có việc làm nhằm tạo việc làm mới và giải quyết việc làm thêm cho người lao động. Ưu tiên cho các đối tượng nơi thu hồi đất, người tàn tật, cơ sở sử dụng nhiều lao động nữ. Duy trì và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay giải quyết việc làm trên cơ sở hoàn thiện cơ chế quản lý điều hành. Chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm thông qua Quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm phấn đấu đến năm 2020 thu hút khoảng 15.000 người có việc làm mới và 90.000 người có việc làm thêm.

Đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý lao động việc làm, nâng cao kiến thức và kỹ năng xây dựng, quản lý điều hành, triển khai đề án giải quyết việc làm cho cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý việc làm ở các cấp, các ngành, các hội đoàn thể, các Trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh.

Giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng nguồn lao động là tổ chức dạy nghề gắn với việc làm bằng các hình thức: đào tạo nghề theo địa chỉ. Người lao động sau khi được đào tạo nghề có việc làm ổn định tại các cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc đi xuất khâu lao động; đào tạo nghề để tạo việc làm tại chỗ: Người lao động sau khi đào tạo nghề có việc làm ổn định, sản phâm làm ra được các tổ hợp, các doanh nghiệp bao tiêu hoặc làm các nghề phù hợp có thể hành nghề sinh sống được. Đầu tư nâng cấp trang thiết bị, phương tiện dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động và thị trường lao động.

Trong giai đoạn này, giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng nguồn lao động là: đào tạo nghề cần phải được thay đổi về “chất” theo hướng: Kiện toàn đội ngũ giáo viên dạy nghề, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Tập trung đào tạo nghề chuyên sâu vào các ngành kỹ thuật, cơ, điện tử, tin học và đào tạo nghệ nhân cho các làng nghề, hợp tác xã phi nông nghiệp, sản xuất hàng xuất khâu, ưu tiên các nguồn lực cho hệ đào tạo Cao đẳng nghề trở lên; Hình thành cơ sở đào tạo nguồn lao động có tay nghề cao đón đầu các đơn đặt hàng đi xuất khâu lao động ở các nước có tình hình chính trị ổn định, môi trường làm việc tốt và thu nhập cao.

Mục tiêu của tỉnh đến năm 2020: Phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh cả về quy mô, chất lượng tăng; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 55%, tăng dần đào tạo nghề ở trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề.

3.1.4. Thực hiện chính sách đào tạo nghề, mở rộng hệ thống dịch vụ việclàm cho người lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất do đô thị hoá và làm cho người lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất do đô thị hoá và phát triển các khu công nghiệp

Đây là vấn đề chung ở tầm quốc gia, không chỉ đối với tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, tỉnh Hà Nam là nơi đất chật người đông, nếu tiếp tục thu hồi đất thì vấn đề việc làm cho người lao động sẽ gay gắt hơn. Do đó cần:

- Thực hiện chương trình dạy nghề cho thanh niên vùng mất đất để tìm việc làm ở khu vực phi nông nghiệp. Trong đó, phải gắn quy hoạch phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp với quy hoạch sử dụng lao động; các doanh nghiệp phải có cam kết pháp lý (thông qua hợp đồng) đào tạo và tuyển dụng lao động tại chỗ vào làm việc.

- Thu hút các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước bằng các giải pháp thích hợp để lấp đầy các khu công nghiệp trong tỉnh để phát triển công nghiệp - dịch vụ, tạo việc làm mới cho người lao động.

- Nghiên cứu, tổng kết, nhân rộng các mô hình hiệu quả tạo việc làm cho người lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp như: chủ động lập quỹ hỗ trợ dạy nghề từ tiền thu của tỉnh cho thuê đất và từ nguồn kinh

phí giải phóng mặt bằng, sự hỗ trợ của ngân sách và của doanh nghiệp, đặc biệt chú ý đến đối tượng lao động thanh niên. Nghiên cứu dành một phần đất trong quy hoạch để lại cho nông dân phát triển dịch vụ hoặc cho thuê tạo thu nhập, giải quyết việc làm cho số lao động trung niên; tổ chức khu tái định cư với tái tạo việc làm, phát triển dịch vụ ngoài khu công nghiệp….

- Kế hoạch di chuyển, tái định cư dân vùng mất đất phải được tính toán kỹ lưỡng, nhất là cấp đất để nông dân không có khả năng chuyển đổi nghề vẫn có việc làm trong nông nghiệp; thực hiện công khai, minh bạch về quy hoạch, kế hoạch và nguồn tài chính; có cơ chế tham gia, giám sát của người dân, tránh tiêu cực, tham nhũng hoặc khiếu kiện kéo dài.

- Giới thiệu và tư vấn việc làm thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm, cụ thể: Tổ chức cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm đăng ký tìm việc làm tại các cơ sở thuộc hệ thống Trung tâm giới thiệu việc làm trên phạm vi toàn tỉnh. Cung cấp các dịch vụ việc làm miễn phí đối với người thất nghiệp, người thiếu việc làm đã đăng ký tìm việc làm, bao gồm: tư vấn lựa chọn việc làm, nơi làm việc, tư vấn lựa chọn học nghề, tư vấn về pháp luật lao động liên quan đến việc làm, giới thiệu việc làm, bố trí việc làm, các dịch vụ khác về việc làm. Tổ chức các hoạt động dịch vụ việc làm cho người sử dụng lao động bao gồm: cung ứng dịch vụ tuyển lao động, trao đổi thông tin về thị trường lao động, các dịch vụ khác về việc làm. Đa dạng hóa các kênh giao dịch trên thị trường lao động bằng thông qua các hệ thống thông tin, quảng cáo, trang tin việc làm trên các báo, đài và tổ chức các hội chợ việc làm để tạo điều kiện cho các quan hệ giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động ký kết các hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật.

3.1.5. Tăng cường năng lực quản lý của chính quyền các cấp về lĩnh vực lao động - việc làm

Nâng cao năng lực công tác quy hoạch và xây dựng kế hoạch cho cán bộ về việc làm, dạy nghề, xuất khâu lao động phù hợp với điều kiện của từng huyện và kinh tế thị trường, nhất là ở cấp xã.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giám sát các khâu trung gian, xóa bỏ cơ chế xin - cho trong thực hiện các chương trình, dự án việc làm, đào tạo nghề, xuất khâu lao động.

Khai thác triệt để khả năng tạo việc làm của các cấp, các ngành và các thành phần kinh tế. Thu hút sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với lĩnh vực tạo việc làm. Đa dạng hoá khả năng tạo việc làm dựa trên việc khai thác triệt để tiềm năng tạo việc làm của các cấp, các ngành và các thành phần kinh tế. Việc làm nảy sinh trong nhiều lĩnh vực, từ các đơn vị hành chính sự nghiệp đến các hộ gia đình.

Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ xã, hợp tác xã nông nghiệp để nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật và kiến thức quản lý sản xuất trong cơ chế thị trường, đảm bảo cho họ có khả năng áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới, hiện đại vào sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Đảm bảo sự lãnh đạo và tăng cường quan tâm thường xuyên của cấp uỷ Đảng ở địa phương và cơ sở; đưa chương trình việc làm, dạy nghề, xuất khâu lao động vào Nghị quyết của các cấp uỷ Đảng và Hội đồng nhân dân các cấp, nhất là cấp xã.

3.1.6. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động; ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động trong và ngoài khu vực

Bên cạnh giải pháp tạo việc làm tại chỗ để khai thác thời gian lao động nhàn rỗi, cần hướng tới đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và ở các địa phương khác; sửa đổi chính sách theo hướng tăng mức hỗ trợ di dân đảm bảo ổn định đời sống nhân dân thời kỳ đầu mới đến định cư và phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế mới.

Có chính sách khuyến khích tự do di chuyển lao động và hành nghề để khuyến khích lao động chưa có việc làm, thất nghiệp hoặc thiếu việc làm ở nông thôn trong tỉnh di chuyển đến các vùng có nhu cầu lao động, chủ yếu là các thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung, tìm việc làm trong khu vực phi kết cấu, nơi mà một số công việc người lao động thành thị không muốn làm như: dệt may,

xây dựng, lâm nghiệp. Tuy nhiên, cần phải có chính sách hỗ trợ thông qua thực

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh hà nam giai đoạn 2015 2020 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w