THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY 1.3.1-Khái niệm về hiệu quả đấu thầu.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẮC NINH (Trang 36 - 39)

ĐƠN DỰ THẦU

1.3- THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY 1.3.1-Khái niệm về hiệu quả đấu thầu.

1.3.1-Khái niệm về hiệu quả đấu thầu.

1.3.1.1-Hiệu quả là gì?

Phạm trù hiệu quả phải luôn gắn với tương quan so sánh giữa kết quả đạt đựơc với những chi phíbỏ ra để đạt được những kết quả đó và bản chất của hiệu quả là phản ánh mặt chất lượng của hoạt động, phán ánh trình độ sử dụng nguồn lực để đạt được mục tiêu đề ra.

Trên thế giới còn tồn tại nhiểu quan điểm khác nhau về bản chất của vấn đề hiệu quả

- Quan điểm 1: đồng nhất giữa hiệu quả và kết quả. Đây là quan điểm cổ điển và bộc lộ ngày càng nhiều hạn chế không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường. Thật vậy, kết quả là những gì đạt được sau 1 quá trình nhất định. Kết quả đó có thể là những đại lượng cân, đo đong, đếm được và cũng có thể là những đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng,hoàn toàn có tổ chức định tính. Thế nhưng kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp.

-Quan điểm 2: Hiệu quả là đại lượng so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nói rộng ra, nó là đại lượng so sánh giứa kết quẩ của đầu ra với chi phí đầu vào.

Hiệu quả= Kết quả đầu ra- chi phí đầu vào

Quan điểm này cũng gặp phải khó khăn khi sử dụng đủ hiện vật để xác định hiệu quả, đó là giữa đầu vào và đầu ra không cùng một đơn vị đo lường.

-Quan điểm3: Hiệu quả là quan hệ tỉ lệ giữa phần phát triển thêm của kết quả so vớ phần phát triển thêm của chi phí

Hiệu quả= Kết quả/ chi phí

Quan điểm này này còn có thể đánh giá chung được trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi hoạt động của toàn doanh nghiệp.Yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành doanh nghiệp.

Quan điểm này cũng đánh giá tốt nhất được trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “ động”. Theo quan điểm này có thể tính toán được hiệu quả trong sự vận động và biến đổi không ngừng, không phụ thuộc vào quy mô, tốc độ biến động khác nhau của chúng.

1.3.1.2-Hiệu quả đấu thầu là gì?

Phần trên ta đã tìm hiểu thế nào hiệu quả, thế nào là đấu thầu, nhưng vấn đề chính ta cần tìm hiểu ở đây là thế nào là hiệu quả đấu thấu.

Trong chuyên đề này, khi xem xét đến hiệu quả đấu thầu, ta xem xét đến liệu những lợi ích mà đấu thầu mang lại có đủ bù đắp cho những chi phí bỏ ra để thực hiện cuộc đấu thầu đó hay không

a- Lợi ích của đấu thầu.

Khi nói đến lợi ích mà đấu thầu mang lại, trước tiên người ta xem xét đến lợi ích tính bằng tiền, tức là những phần tiền thu được từ hoạt động đấu thầu.

Trong HSDT khi tham gia đấu thầu, công ty đã dự tính trước phần lãi mà họ sẽ thu được( chính là phần thu nhập chịu thuế tính trước hay phần lãi định mức trong giá dự toán xây lắp). Phần lãi này được tính bằng tỉ lệ phần trăm chi phí trực tiếp và chi phí chung tạo ra công trình. Trong HSDT gói thầu “ xây lắp cổng hàng rào nhà máy ô tô, cơ khí Thanh Xuân”, phần lãi mà doanh nghiệp ước tính khi trúng thầu là 39,4388 triệu đồng.

Tuy nhiên, trên thực tế phần lãi mà công ty thu được khi thực hiện công trình thường khác so với lãi mà họ dự kiến, đó là do công tác lập HSDT của công ty chưa lường trước được hết những biến động giá cả trên thị trường của vật liệu xây dựng,…

Bên cạnh những lợi ích có thể lượng hoá được, đấu thầu còn mang lại cho công ty rất nhiều lợi ích mà không thể tính được bằng tiền như: tạo việc làm cho cán bộ công

nhân viên của công ty, tiếp cận được với khách hàng, đối thủ cạnh tranh, có được kinh nghiệm, tiếp cận được những quyết định về mua sắm của các cơ quan quản lý nhà nước, mở rộng thị trường,…

Trong chuyên đề này, khi xét đến lợi ích của đấu thầu ta chỉ xét đến lợi ích có thể lượng hoá được.

Bảng 18: Bảng tổng hợp lợi ích Đơn vị: Tỉ đồng Năm 2003 2004 2005 2006 Tổng lợi ích 1,5184 1,8284 1,493 3,2576 Số công trình trúng thầu 13 14 10 16 Lợi ích trung bình 0,1168 0,1306 0,1493 0,2036 Nguồn: phòng TC- KT

b-Chi phí đấu thầu

Chi phí cho công tác đấu thầu là chi phí từ khi có được thông tin gói thầu đến khi hoàn thành xong công tác đấu thầu. Tương ứng với các giai đoạn trong đấu thầu, chi phí tham dự thầu cũng chia theo 7 giai đoạn

- Chi phí để có được thông tin về gói thầu. Thông tin về đấu thầu công ty có thể lấy từ nhiều nguồn:

+ Từ báo chí, đài truyền hình +Từ các bộ quản lý

+Từ chính các nhà thầu +Từ thông tin nội bộ

Đây là các khoản chi phí rất khó tính toán. Các khoản này người ta không tính trực tiếp khi nó phát sinh mà được dự tính theo một tỷ lệ phần trăm nhất định

-Chi phí mua HSMT: Chi phí do bên mời thầu đưa ra thường là 400.000 VNĐ/ 1 HS

-Chi phí lập HSDT: Đây là chi phí chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong tổng chi phí tham dự thầu( tính đến giai đoạn thông báo kết quả dự thầu)

Để lập được một bộ HSDT người ta phải lập các đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính. Việc lập này là do nhân viên phòng kế hoạch -kỹ thuật tiến hành nên khi tính chi phí người ta khó tách riêng với chi phí trả cho nhân viên của phòng này.

xem xét có nên tham gia đấu thầu hay không người ta phải tiến hành khảo sát về : khu đất sẽ xây dựng công trình, về độ sụt lún, về giải toả mặt bằng để từ đó đưa ra thiết kế và tiến độ cho phù hợp.

-Chi phí cho việc thương thảo ký hợp đồng -Chi phí cho giai đoạn hậu đấu thầu

Ta không tính đến chi phí xây dựng trong chi phí này bởi vì chi phí xây dựng chỉ là một khoản mà công ty thay chủ công trình trả trước. Sau khi quyết toán ,bên mời thầu sẽ thanh toán theo giá trị quyết toán được duyệt và trên cơ sở giá trúng thầu.

Ta nói đến chi phí trong giai đoạn này là nói đến các khoản chi phí: + Chi phí phát sinh do không dự kiến trước như: giá nguyên vật liệu tăng + Chi phí phát sinh do làm sai thiết kế

+ Chi phí cho đền bù do không hoàn thành đúng kế hoạch tiến độ

Bảng 19:Tổng hợp chi phí Đơn vị: Tỉ đồng Năm 2003 2004 2005 2006 Tổng chi phí 1,3 1.37 1,323 1,302 Số công trình tham dự 21 24 16 24 Chi phí trung bình 0,0619 0,057 0,08268 0,05425 Nguồn: phòng TC- KT

1.3.2.Cách tính hiệu quả đấu thầu- xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả đấu thầu

Hiệu quả đấu thầu= lợi ích/chi phí Trong đó:

Lợi ích = Giá trị trung bình trúng thầu x Số công trình trúng thầu

Chi phí = Chi phí trung bình tham dự thầu x Số công trình tham dự thầu

Từ công thức tính trên ta thấy rầng nếu lợi ích trung bình của một công trình đấu thầu tăng, số công trình trúng thầu tăng, chi phí trung bình giảm thì đều làm tăng hiệu quả đấu thầu. Lợi ích và số công trình trúng thầu có tác động cùng chiều với hiệu quả còn chi phí thì lại tác động ngược chiều. Từ đó, ta xác định được các nhân tố tác động đến hiệu quả công tác đấu thầu như sau:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẮC NINH (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w