- Phác đồ tầm soát loãng xương bằng phương pháp DXA cho phụ nữ từ độ tuổi 50 trở lên có kèm tiền sử gãy xương và điều trị bằng Alendronate nếu kết
2. Về thử nghiệm mô hình
- Các dữ liệu về xác suất dịch chuyển, chi phí và giá trị hiệu quả được tham khảo qua y văn, đặc biệt dữ liệu về chi phí được tham khảo từ một nghiên cứu của Thái Lan là nước có tình hình kinh tế gần tương đương với Việt Nam (So với các dữ liệu về chi phí có thể tìm thấy qua y văn ở các nước Mỹ, các nước châu Âu, Nhật Bản,…việc tham khảo dữ liệu ở Thái Lan hợp lý hơn). Kết quả đầu ra ICER so với ngưỡng chi trả ở Việt Nam cho thấy: Phác đồ tầm soát đại trà tất cả phụ nữ trong cộng đồng để phát hiện loãng xương không đạt chi phí - hiệu quả. Kết quả này hợp lý vì khả năng chi trả của Việt Nam còn hạn chế. Ngay cả ở những nước phát triển việc tầm soát đại trà rất khó đạt chi phí hiệu quả, hoặc chỉ đạt ở độ tuổi cao với ngưỡng chi trả rất lớn mà thôi. Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy, phác đồ tầm soát chọn lọc trên đối tượng có nguy
cơ cao gãy xương đạt chi phí - hiệu quả cao hơn so với phác đồ tầm soát toàn bộ.
- Dữ liệu sử dụng cho đánh giá chi phí - hiệu quả được tham khảo qua y văn. Trong đó, các dữ liệu về xác suất dịch chuyển được tham khảo từ các phân tích meta và các nghiên cứu thuần tập tiến cứu, hiệu quả điều trị của thuốc tham khảo từ RCTs là những bằng chứng có giá trị cao. Tuy nhiên, việc tham khảo là nhược điểm vì xác suất gãy xương có sự khác biệt giữa quần thể. Vì vậy, trong tương lai các dữ liệu cần cho một đánh giá chi phí - hiệu quả cần thiết được tiến hành nghiên cứu trên người Việt Nam.
- Các số liệu sử dụng trong mô hình được tham khảo từ các nghiên cứu dịch tễ học hoặc số liệu là giả định, có khoảng tin cậy được xác định bằng phương pháp thống kê. Vì vậy, cần phân tích sự bất định bằng phương pháp phân tích độ nhạy xác suất. Đây là một hạn chế của nghiên cứu khi chưa tiến hành phân tích độ nhạy. Cũng chính vì hạn chế này, việc so sánh ICER với ngưỡng chi trả chỉ dừng lại ở việc kết luận áp dụng phác đồ trong cộng đồng đạt chi phí - hiệu quả hay không đạt chi phí - hiệu quả. Khi tiến hành phân tích độ nhạy, kết quả so sánh ICER với ngưỡng chi trả được thể hiện dưới dạng con số: áp dụng phác đồ trong cộng đồng đạt chi phí - hiệu quả khi chi trả cho bao nhiêu phần trăm đối tượng hay không đạt với bao nhiêu phần trăm đối tượng.
- Loãng xương là một bệnh lý mạn tính, việc điều trị loãng xương kéo dài và tốn kém làm cho bệnh nhân không tuân thủ đúng thời gian điều trị. Để mô phỏng đúng nhất thực tế, mô hình hóa cần xem xét đến yếu tố tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Đồng thời, yếu tố khoảng thời gian điều trị cũng cần được xét đến.
KẾT LUẬN
Về xây dựng mô hình, qua tham khảo các nghiên cứu đánh giá chi phí - hiệu quả về tầm soát và điều trị loãng xương trên thế giới, đồng thời tham khảo các lý thuyết về mô hình trong các sách kinh tế Dược, kết quả xây dựng mô hình là sự kết hợp của mô hình cây quyết định và mô hình Markov. Trong đó, mô hình cây quyết định mô tả các phác đồ tầm soát và mô hình Markov mô tả diễn biến bệnh. Căn cứ tình hình dịch tễ loãng xương và nguồn lực về dữ liệu tại Việt Nam, nghiên cứu sử dụng mô hình Markov có sự khác biệt với mô hình đã được sử dụng thông dụng trên thế giới.
Về thử nghiệm mô hình, qua thu thập dữ liệu từ các nghiên cứu trên thế giới và xử lý số liệu, kết quả việc thử nghiệm mô hình cho thấy phác đồ tầm soát loãng xương bằng phương pháp DXA tất cả phụ nữ từ độ tuổi 50 trở lên và điều trị bằng Alendroante nếu kết quả DXA thể hiện loãng xương không đạt chi phí - hiệu quả. Với phác đồ tầm soát và điều trị như trên, chỉ đạt chi phí - hiệu quả ở những phụ nữ trong khoảng 60 -70 tuổi mà có kèm yếu tố tiền sử gãy xương.
Sau khi tiến hành nghiên cứu, đề tài đề xuất một số phương án:
Mô hình Markov sử dụng trong nghiên cứu giản lược hai trạng thái gãy xương cổ tay và gãy xương khác so với mô hình Markov được sử dụng thông dụng trên thế giới. Vì vậy, trong tương lai, khi tiến hành đánh giá chi phí - hiệu quả về vấn đề loãng xương, nên xem xét đưa các vị trí gãy xương trên vào mô hình nghiên cứu.
Dữ liệu về chi phí, hiệu quả đánh giá trên người Việt Nam còn thiếu. Vì vậy, trước khi đánh giá về chi phí - hiệu quả của phác đồ nào đó, cần tiến hành các nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu mang tính chất đặc thù quốc gia, khi đó việc đánh giá chi phí - hiệu quả sẽ cho kết quả chính xác nhất trên quần thể người Việt Nam.
Danh mục tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt