Thực trạng áp dụng pháp luật Việt Nam về hoạt động bảo lãnh phát hành chứng

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư (Trang 67)

hành chứng khoán và vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tƣ

Quy định của pháp luật CK và TTCK Việt Nam hiện nay cho phép các CTCK thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành CK với cam kết chắc chắn. Bảo lãnh với cam kết chắc chắn được hiểu là hình thức bảo lãnh tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số CK phát hành cho dù có phân phối hết hay không. Khi tiến hành hoạt động bảo lãnh phát hành, các CTCK sẽ ký hợp đồng bảo lãnh với khách hàng, sau đó thực hiện các hoạt động phân phối CK để được hưởng một khoản hoa hồng nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Với phương thức bảo lãnh với cam kết chắc chắn, CTCK sẽ phải bỏ ra một lượng tiền để mua toàn bộ số CK của đợt phát hành của tổ chức phát hành sau đó bán lại cho các NĐT. Tổ chức phát hành được đảm bảo chắc chắn rằng đợt phát hành của họ đã thành công bất kể CTCK có phân phối hết toàn bộ số CK hay không. Áp lực đặt ra cho các CTCK đối với các

hợp đồng bảo lãnh với cam kết chắc chắn là rấn lớn vì nếu không bán hết họ sẽ phải bỏ tiền của mình ra để mua số CK còn lại. Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng các CTCK tìm cách lôi kéo các NĐT mua hết số CK của mình. Các quy định của pháp luật hiện nay mới chỉ quy định về khả năng tài chính của các CTCK khi tiến hành nghiệp vụ bảo lãnh với cam kết chắc chắn mà chưa có quy định nào nhằm kiểm tra, giám sát các CTCK trong quá trình phân phối CK. Trong những trường hợp như vậy, quyền lợi của NĐT rõ ràng sẽ không được đảm bảo vì thông tin mà CTCK cung cấp cho NĐT không được kiểm định chặt chẽ.

Theo quy định, CTCK chỉ được thực hiên bảo lãnh phát hành CK khi có hoạt động tự doanh. Quy định này là hoàn toàn phù hợp đối với nghiệp vụ bảo lãnh với cam kết chắc chắn vì nếu không phân phối hết CK, CTCK sẽ đứng ra mua hết số CK còn lại, khi đó, CTCK sẽ không thể thực hiện được điều này nếu không được quyền mua (hoạt động tự doanh).

Pháp luật hiện hành mới chỉ đề cập đến phương thức bảo lãnh với phương thức cam kết chắc chắn mà chưa đề cập đến các phương thức bảo lãnh khá phổ biến khác như bảo lãnh với cố gắng tối đa (là phương thức bảo lãnh mà theo đó, CTCK thỏa thuận làm đại lý cho tổ chức hành. CTCK sẽ không cam kết mua toàn bộ số CK mà cam kết sẽ cố gắng tối đa. Số CK còn lại nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành) hay bảo lãnh với hạn mức tối thiểu (là phương thức bảo lãnh mà tổ chức phát hành yêu cầu CTCK phải bán được một tỷ lệ CK tối thiểu nhất định. Nếu số lượng CK bán ra không đạt được tỷ lệ này thì đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ và toàn bộ tiền đặt cọc mua CK sẽ được trả lại cho NĐT). Hai phương thức bảo lãnh này tương đối hiệu quả và phù hợp với năng lực tài chính cũng như kỹ năng, kinh nghiệm của các CTCK ở Việt Nam nhưng lại chưa được pháp luật cho phép. Áp dụng hai phương thức này trong một chừng mực nhất định sẽ đảm bảo được quyền lợi cho các NĐT khi đợt phát hành được tiến hành khách quan bởi CTCK. Vai trò của CTCK thể hiện ở việc đứng ra giới thiệu, tìm kiếm khách hàng cho đợt bảo lãnh mà mình làm đại lý. Nhiều trường hợp lượng NĐT mà CTCK tiếp cận không có khả năng mua hết toàn bộ số CK nhưng đủ khả năng mua được một tỷ lệ mà tổ chức phát hành có thể chấp nhận được. Do vậy, quy định của pháp luật hiện nay đang hạn chế cơ hội của tổ chức phát hành, CTCK và các NĐT.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)