Nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám

Một phần của tài liệu Đề thi thử đại học môn Sử (20) (Trang 27)

cả nớc. Chỉ trong vòng 15 ngày (14 - 28/8/1945) cuộc tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nớc.

- Ngày 2/9/1945, tại quảng trờng Ba Đình, Hồ chủ Tịch đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố trớc quốc dân và thế giới sự ra đời của nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà, đánh dấu một mốc son trong lịch sử của dân tộc ta.

NX: Qua diễn biến của lịch sử nói trên ta có nhận xét rằng: tổng khởi nghĩa tháng Tám đã diễn ra và thành công một cách nhanh chóng, ít đổ máu, thắng lợi hoàn toàn và triệt để. Tổng khởi nghĩa tháng Tám mang tính chất nhân dân sâu sắc. Đây là một cuộc vùng dậy của toàn thể nhân dân ta để phá xiềng xích nô lệ tự giải phóng mình. Trong cuộc vùng dậy này nhân dân ta đã sử dụng lực lợng chính trị, có lực lợng vũ trang hỗ trợ để giành chính quyền. Vì vậy tổng khởi nghĩa tháng Tám là một nét độc đáo cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở nớc ta.

d. ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cáchmạng tháng Tám mạng tháng Tám

* ý nghĩa lịch sử:

- Cách mạng tháng Tám đã phá tan hai xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm và phát xít Nhật, đồng thời lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại gần nghìn năm. Thắng lợi này đa nớc ta từ một nớc thuộc địa trở thành một nớc độc lập dới chế độ dân chủ cộng hoà, đa nhân dân ta từ thân phận nô lệ thành ngời dân độc lập, tự do, làm chủ nớc nhà.

- Cách mạng tháng Tám đánh dấu bớc tiến nhảy vọt trong lịch sử tiến hoá của dân tộc Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động, kỷ nguyên độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

- Đây là thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhợc tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân. Thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nớc thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới, đặc biệt là nhân dân châu á, châu Phi.

- Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nớc sâu xa. Dới chế độ áp bức bóc lột tàn bạo của đế quốc Pháp và phát xít Nhật, nhân dân ta thấy chỉ có con đờng là vùng dậy đấu tranh đập tan xiềng xích nô lệ thì mới có độc lập, tự do, hạnh phúc. Vì vậy, khi Đảng Cộng sản Đông Dơng và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nớc thì mọi ngời hăng hái hởng ứng.

- Đảng Cộng sản Đông Dơng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng tháng Tám, trải qua hai cuộc diễn tập 1930 – 1931 và 1936 – 1939, đã động viên giác ngộ, tổ chức đợc các tầng lớp nhân dân, phát động đợc lực lợng to lớn của công nông, thực hiện đợc khối liên minh công nông vững chắc, trên cơ sở đó đã tập hợp đợc mọi lực lợng yêu nớc trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, lại bết kết hợp tài tình đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đấu tranh du kích với khởi nghĩa từng phần ở nông thôn, tiến lên phát động tổng khởi nghĩa cả ở nông thôn và thành thị, đánh đổ toàn bộ bộ máy của đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân.

- Cách mạng tháng thành công một phần là do hoàn cảnh khách quan thuận lợi. Hồng quân Liên xô và các lực lợng Đồng Minh chiến thắng chủ nghĩa phát xít, trực tiếp là phát xít Nhật đã góp phần tạo nên thời cơ vô cùng thuận lợi để nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền.

* Bài học kinh nghiệm:

- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp đúng đắn, sáng tạo nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, đa nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai lên hàng đầu, nhằm tập trung lực lợng để thực hiện cho kỳ đợc yêu cầu cấp bách của cách mạng là giải phóng dân tộc giành độc lập tự do cho tổ quốc.

- Đánh giá đúng và biết tập hợp , tổ chức lực lợng các giai cấp cách mạng, trong đó công - nông là đội quân chủ lực. Trên cơ sở khối liên minh công - nông, biết khơi dậy tinh thần dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân, tập hợp mọi lực lợng yêu nớc và tiến bộ trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, phân hoá và cô lập cao độ kẻ thù tiến lên đánh bại chúng.

- Nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm bạo lực cách mạng và khởi nghĩa vũ trang, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị; kết hợp chiến tranh du kích, đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần ở nông thôn với đấu tranh chính trị và khởi nghĩa ở đô thị để khi có thời cơ thì phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền.

Một phần của tài liệu Đề thi thử đại học môn Sử (20) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w