Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề thi thử đại học môn Sử (20) (Trang 68)

- Đánh nhanh thắng nhanh, chiếm các thành phố, thị xã nhằm tiêu

3. Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam

* Hoàn cảnh

Giữa lúc cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giành đợc nhiều thắng lợi to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ cải tạo và phát triển kinh tế, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có bớc chuyển biến nhảy vọt từ phong trào "Đồng khởi" cuối 1959 đầu 1960, Đảng Lao động Việt Nam họp Đại hội toàn quốc lần thứ III tại Hà Nội từ 5 - 12/9/1960.

* Nội dung

- Báo cáo chính trị xác định nhiệm vụ chung của cách mạng nớc ta trong giai đoạn mới: “Tăng cờng đoàn kết toàn dân, kiên quyết giữ vững hoà bình để đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nớc nhà trên cơ sở độc lập, dân chủ và xây dựng một nớc Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cờng phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hoà bình ở Đông Nam á và thế giới”.

- Đại hội cũng xác định nhiệm vụ và vai trò, vị trí của cách mạng từng miền: + Miền Bắc làm nhiệm vụ chiến lợc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Miền Nam làm nhiệm vụ chiến lợc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Song cách mạng hai miền đều có mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nớc, thực hiện hoà bình thống nhất nớc nhà, tức là đều nhằm giải quyết mâu thuẫn tồn tại trong phạm vi cả nớc là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc Mĩ xâm lợc cùng bè lũ tay sai của chúng.

+ Trong việc thực hiện mục tiêu chung và giải quyết mâu thuẫn chung đó, nhiệm vụ cách mạng mỗi miền có vai trò, vị trí riêng. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có “nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất nớc nhà”. Còn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có “tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai”. Cách mạng hai miền có quan hệ gắn bó mật thiết và tác động hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.

- Riêng đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc do đặc điểm là từ một nền sản xuất nhỏ bé, kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, không qua giai đoạn t bản chủ nghĩa. Đại hội đã đề ra đờng lối chung của cả thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đờng lối chung cũng đã đợc Đại hội cụ thể hoá trong kế hoạch nhà nớc 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), kế hoạch nhằm “thực hiện một bớc công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng bớc đầu cơ sở vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa”.

Thắng lợi của Đại hội có ý nghĩa to lớn đối với việc xây dựng và củng cố miền Bắc, đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc. Nghị quyết của Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III đã soi sáng những vấn đề chủ yếu của cách mạng Việt Nam ở cả hai miền Nam - Bắc, hớng dẫn nhân dân hai miền hăng hái đấu tranh giành thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân miền Nam, tạo ra một bớc tiến căn bản cho cách mạng hai miền.

II. cách mạng hai miền nam bắc trong Giai đoạn 1961- 1965

Một phần của tài liệu Đề thi thử đại học môn Sử (20) (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w