Giải pháp về mặt quản lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân loại mức độ ô nhiễm nước thải một số cụm công nghiệp ở thành phố hải phòng và đề xuất giải pháp giảm thiểu (Trang 72)

Hiện tại, có 05 doanh nghiệp đầu tƣ hoạt động trên địa bàn KCN Nam Cầu Kiền trong đó: 02 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đóng tàu (Công ty CPCN Tàu thủy Shinec và công ty TNHH Songsan – Vinashin); 02 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thép (Công ty CP Thép Việt Nhật, Công ty CP Thép Sao Biển); 01 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giấy.

Nhằm quản lý và kiểm soát tốt các hoạt động của toàn bộ KCN, đề xuất lập một công ty/ ban quản lý phụ trách quản lý chung các hoạt động của KCN nhƣ: (i) quản lý các doanh nghiệp hoạt động trong KCN và các thủ tục cấp phép đăng ký, (ii) là đơn vị đại diện KCN trong việc giải quyết các thủ tục hành chính đối với địa phƣơng và nhà nƣớc, (iii) kiểm soát chất lƣợng môi trƣờng, điều kiện sử dụng đất và các công việc phát sinh khác…là việc hết sức cần thiết. Thực tế cho thấy, trong 05 KCN nghiên cứu, đã có 04 KCN Đình Vũ, Nomura, Đồ Sơn, Tràng Duệ có mô hình thành lập Công ty quản lý chung các hoạt động của KCN. Đối với các KCN đã hoạt động trong một khoảng thời gian dài nhƣ KCN Đình Vũ và Nomura, thực tế cho thấy riêng đối với nƣớc thải công nghiệp, nhờ sự quản lý tốt của Phòng Môi trƣờng chuyên trách, chất lƣợng nƣớc thải đầu vào đầu ra đƣợc kiếm soát nghiêm ngặt nên các thông số ô nhiễm thấp hơn mức cho phép ở quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng.

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 67

chung của KCN, Phòng Kỹ thuật cũng đề xuất đƣợc thành lập trong đó có ít nhất 01 nhân sự là Cán bộ Môi trường có bằng cấp và kinh nghiệm chuyên môn chịu trách nhiệm Giám sát chung các vấn đề An toàn lao động, vệ sinh môi trƣờng trong KCN.

Trạm xử lý nước thải tập trung của các KCN cũng rất cần được thiết kế và xây dựng nhằm đảm bảo nước thải đầu ra KCN thỏa mãn mức cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật về môi trƣờng, không gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc xung quanh.

Ngoài ra, các KCN cần có chiến lược phát triển theo loại hình hoạt động chuyên biệt và đặc thù, tránh dàn trải. Theo số liệu thống kê bảng 1.2 trong khuôn khổ luận văn này, thành phố Hải Phòng hiện có tới 13 KCN/CCN đƣợc quy hoạch là KCN/CCN tổng hợp (chiếm 23.6% số cơ sở công nghiệp trên địa bàn). Các KCN/CCN tổng hợp này có số doanh nghiệp đăng ký hoạt động là đa ngành. Điều này sẽ gây khó khăn trong công tác kiểm soát và xử lý ô nhiễm: nƣớc thải, rác thải có thành phần không tƣơng đối đồng nhất sẽ gây khó khăn cho quá trình thu gom, phân loại, công nghệ xử lý do đó sẽ phức tạp và tốn kém, khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn/ quy chuẩn môi trƣờng là không cao. Hoặc riêng đối với nƣớc thải sẽ cần phải thực hiện giải pháp chia nhỏ thành các cụm xử lý sơ bộ rồi thu gom về TXLNT tập trung, điều này gây lãng phí và tốn kém về mặt kinh phí xây dựng và vận hành cũng nhƣ nhân sự theo dõi hệ thống xử lý. KCN Nomura là đơn vị điển hình tại thành phố Hải Phòng trong việc kiểm soát ô nhiễm, một phần cũng do KCN hầu nhƣ chỉ chú trọng đầu tƣ phát triển lĩnh vực sản phẩm công nghệ cao, các loại hình sản xuất khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Khuyến khích các doanh nghiệp có dây chuyền công nghệ sản xuất sạch hơn, thân thiện với môi trường đầu tư hoạt động trong KCN. Điều này góp phần bảo vệ môi trƣờng bằng làm giảm thải lƣợng chất thải cần xử lý đầu vào.

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 68

trƣờng, chƣa có các báo cáo ĐTM hoặc cam kết bảo vệ môi trƣờng khi xây dựng Dự án.

Hơn nữa, quy hoạch KCN về nước thải cần đánh giá phù hợp với nhu cầu thực tế và tương lai, theo Báo cáo Môi trƣờng quốc gia (2009), một số TXLNT tập trung của KCN đƣợc xây dựng nhƣng công suất quá lớn so với công suất thực tế, hiệu quả xử lý thấp hoặc không hoạt động hoặc chỉ mang tính chất đối phó. Điều này sẽ gây thiệt hại đáng kể về mặt kinh tế.

Đồng thời, hệ thống tài liệu, hồ sơ về số liệu cơ bản của các doanh nghiệp trong KCN, số lƣợng lao động, hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, các báo cáo hiện trạng quản lý và xử lý ô nhiễm cần phải được lưu trữ đầy đủ và minh bạch, thuận tiện cho việc tra cứu nội bộ hoặc giám sát/ tham khảo từ các nguồn bên ngoài. Qua thực tế khảo sát phục vụ luận văn, tác giả gặp không ít khó khăn trong quá trình thu thập các tài liệu này.

Theo (Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng, 2010), Công ty/ Ban quản lý KCN cũng cần đƣợc giao đầy đủ thẩm quyền và trách nhiệm liên quan đến bảo vệ môi trƣờng bên trong KCN với vai trò là đơn vị chủ trì thực hiện:

- Thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM, xác nhận bản Cam kết bảo vệ môi trƣờng Dự án đầu tƣ và kinh doanh hạ tầng KCN, cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tƣ vào KCN.

- Kiểm tra, xác nhận kết quả vận hành thử công trình xử lý chất thải của KCN và cơ sở sản xuất trƣớc khi đi vào vận hành chính thức.

- Theo dõi việc thực hiện bảo vệ môi trƣờng theo báo cáo ĐTM và CKBVMT đã đƣợc phê duyệt.

- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản về quy phạm pháp luật về môi trƣờng. - Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trƣờng của các Doanh nghiệp

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường

Trang 69 trong KCN.

- Tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, kiến nghị về môi trƣờng giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong KCN.

Tóm lại, tác giả đề xuất phát triển KCN Nam Cầu Kiền chuyên hoạt động loại hình cảng – đóng tàu, sản xuất cơ khí là chủ yếu (chiếm hơn 90%) do vị trí địa lý thuận lợi – giáp cửa sông Cấm nên thuận tiện cho việc giao thƣơng, buôn bán, khoảng cách so với trung tâm thành phố Hải Phòng là 10km nên khả năng tác động về mặt môi trƣờng và xã hội đến khu vực tập trung dân cƣ cũng đã đƣợc giảm thiểu. Hiện tại, KCN đang đƣợc quy hoạch là KCN tổng hợp. Đồng thời, tác giả đề xuất KCN nên gấp rút xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung để thỏa mãn các quy chuẩn kỹ thuật về mặt môi trƣờng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân loại mức độ ô nhiễm nước thải một số cụm công nghiệp ở thành phố hải phòng và đề xuất giải pháp giảm thiểu (Trang 72)