Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã thay thế hƣớng nghiên cứu về nƣớc thải công nghiệp từ Cụm công nghiệp sang các Khu công nghiệp và một số doanh nghiệp/ nhà máy hoạt động trong địa bàn các KCN kể trên vì một số lý do sau:
- Các cụm công nghiệp tại thành phố Hải Phòng chỉ tập trung vào một số ngành nghề chính nhƣ đóng tàu, dịch vụ cảng. Trong khi đó, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong các KCN khá đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hƣớng nghiên cứu.
- Mặt khác, điều kiện tiếp cận và thu thập số liệu đầu vào của các CCN trong quá trình nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, hầu nhƣ không thu thập đƣợc số liệu chi tiết. Trái lại, số liệu và tài liệu tham khảo của các KCN có đƣợc là đầy đủ, thuận lợi cho việc nghiên cứu.
- Trong tổng số 39 CCN của thành phố Hải Phòng, tính đến thời điểm 2012 hầu nhƣ các CCN này chƣa có TXLNT tập trung. Các CCN mới chỉ tiến hành đầu tƣ hệ thống cống thu gom nƣớc thải từ các nhà máy, doanh nghiệp nằm trong địa phận quản lý và xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận hoặc cống thoát nƣớc của khu vực.
- Số lƣợng các nhà máy, doanh nghiệp trong CCN còn hoạt động phân tán và quy mô nhỏ nên điều kiện thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu gặp nhiều khó khăn.
Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường
Trang 24
- Trong tổng số 16 KCN đang hoạt động tại thành phố Hải Phòng, đối với các KCN nhƣ Đình Vũ, Nomura, Nam Cầu Kiền, Tràng Duệ, Đồ Sơn: Các nhà máy, doanh nghiệp có trụ sở tại các KCN này đều là những doanh nghiệp có quy mô sản xuất và có thƣơng hiệu lớn với ngành nghề sản xuất đa dạng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đề xuất các phƣơng pháp cải tiến công nghệ xử lý nƣớc thải cục bộ.
- Mặt khác, hệ thống XLNT tại 05 KCN này đã và đang đƣợc xây dựng hoặc đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ. Một số KCN nhƣ KCN Nomura, Đình Vũ đã có TXLNT với công nghệ hiện đại, chất lƣợng nƣớc thải đầu ra đáp ứng (Quy chuẩn Quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT, 2011) [13].