Vệ sinh phòng bệnh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển chăn nuôi và bảo tồn giống gà nhiều cựa ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 30)

Hàng ngày vệ sinh máng ăn, máng uống, cho gà ăn sạch, uống sạch, không mang gà từ chợ hoặc các địa chỉ không rõ ràng về nuôi chung; sau mỗi đợt nuôi gà phải tổng vệ sinh toàn bộ chuồng nuôi, khu vực chăn thả. Tăng sức chống đỡ của cơ thể gà bằng tiêm phòng nghiêm lịch phòng bệnh theo hướng dẫn kĩ thuật.

Thường xuyên vệ sinh, định kỳ phun thuốc sát trùng tại chuồng và khu vực xung quanh chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, dùng thuốc kháng sinh và các Vitamin bổ sung vào thức ăn hay nước uống để phòng một số bệnh xảy ra với đàn gà.

3.4.3. Hiệu quả của các dự án phát triển chăn nuôi, bảo tồn giống gànhiều cựa nhiều cựa

Trong một khoảng thời gian không dài 2008-2010 hai dự án nhằm bảo tồn và phát triển chăn nuôi giống gà nhiều cựa đã được triển khai ở Tân Sơn, tập trung ở khu vực xã Xuân Sơn. Sau một thời gian các dự án được triển khai, qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy hiệu quả của các dự án đối việc chăn nuôi gà nhiều cựa của người dân nơi đây là rất lớn.

- Trước kia người dân chăn nuôi theo tập quán, tận dụng thức ăn và ít chú trọng đến phòng chống dịch bệnh. Khi tham gia mô hình người dân đã nắm được và vận dụng một số kĩ thuật chăn nuôi gà: kĩ thuật làm chuồng họp vệ sinh, kĩ thuật lựa chọn con giống, kĩ thuật chăm sóc nuôi dưỡng (giai đoạn úm, giai đoạn từ 4 tuần tuổi đến xuất chuồng), kĩ thuật vệ sinh phòng bệnh...

- Những hỗ trợ ban đầu về vốn (mua giống, làm chuồng trại, mua thức ăn, mua thuốc thú y...) đã giúp các hộ tham gia dự án giảm bớt khó khăn để thực hiện phát triển chăn nuôi giống gà này hiệu quả.

- Hiệu quả kinh tế thu được từ việc chăn nuôi giống gà này là rõ rệt. Theo hạch toán sơ bộ của báo cáo tổng kết dự án: đầu tư mô hình nuôi 1 gà trống

và 5 gà mái chi phí trong 2 năm là gần 14 triệu đồng, doanh thu trên 24 triệu đồng, lợi nhuận đạt hơn 10 triệu đồng. Như vậy mỗi hộ nuôi với quy mô như trên đạt thu nhập bình quân 650.000-750.000 đồng/tháng. Người dân trên cơ sở mô hình ban đầu đã mở rộng chăn nuôi với quy mô lớn hơn, lợi nhuận thu được cũng cao hơn.

Gà nuôi được không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của các thương lái. Tuy khối lượng trưởng thành của giống gà này không cao nhưng với đặc điểm sức kháng bệnh tốt, thích nghi thời tiết khí hậu địa phương, ít dịch bệnh, giá thị trường cao, gà nhiều cựa là vật nuôi giúp thực sự giúp người dân ở Tân Sơn xóa đói giảm nghèo.

- Người dân đã có nhận thức sâu sắc hơn về giá trị nguồn gen quý của giống gà có ý thức bảo tồn nguồn gen.

Hiệu quả nổi bật của dự án là sự lan tỏa mang tính thứ

cấp: những hiệu quả bước đầu từ một hộ gia đình nuôi gà trong xã được nhiều hộ gia đình

khác học tập làm theo góp phần bảo tồn và phát triển giống gà quý hiếm này đồng thời mở ra hướng sản xuất hàng hóa.

Hiệu quả của mô hình chăn nuôi giống gà nhiều cựa ở địa phương do các dự án đưa tới là rõ rệt. Tuy nhiên qua khảo sát chúng tôi nhận thấy thực tế hiện nay sau một thời gian thực hiện người dân đã không duy tì đầy đủ mô hình chăn nuôi ban đầu của dự án. Đây có lẽ là vấn đề gặp phải của tất cả các dự án cộng đồng. Khi dự án còn, mô hình tốt, khi dự án kết thúc mô hình bị mai một (hình 3, hình 4).

Cụ thể:

- Kiểu chuồng trại do dự án hướng dẫn làm không được nhân rộng, người dân vẫn làm kiểu chuồng tạm sơ sài, truyền thống, thậm chí có gia đình nuôi gà nhưng không có chuồng trại.

- Chăn nuôi theo hình thức quảng canh vẫn là chủ yếu. Khi tiền hỗ trợ của dự án hết người dân cũng ngừng luôn việc sử dụng thức ăn chăn nuôi theo hướng dẫn của các cán bộ kỹ thuật. Gà được thả vào rừng kiếm thức ăn, cho ăn thêm ngô, sắn. Việc chăm sóc phòng trừ dịch bệnh cho đàn gà chưa được chú trọng.

Như vậy người dân có thể nắm được kỹ thuật chăn nuôi, nhưng việc vận dụng, duy trì các kỹ thuật đó là khó khăn.

- Đặc biệt một vấn đề ảnh hưởng nhiều đến mục đích bảo tồn nguồn gen: vào khoảng thời gian tháng 2,3 trong năm gà rừng bay về phủ giống đàn gà nhà. Điều này đã thảnh lệ và người dân không có ý thức sử dụng các biện pháp khoanh nuôi để bảo vệ nguồn gen.

về phương thức chăn nuôi và kiểu chuồng trại trong chăn nuôi gà nhiều cựa hiện nay ở Xuân Sơn chúng tôi trình bày ở bảng 7.

•? ^

Bảng 7: Phương thức chăn nuôi và kiêu chuông trại

Chỉ tiêu Số hô

Tỷ lệ (%)

Phương thức nuôi Chăn thả tự nhiên 17 25,75

Bán chăn thả 49 74,24

Nuôi nhốt 0 0

Kiểu chuồng Không có chuồng 18 27,27

Chuồng tạm 40 60,60

Chuồng kiên cố 8 12,12

Qua bảng 7 ta thấy các hộ chăn nuôi tại Xuân Sơn chủ yếu áp dụng phương thức chăn nuôi bán chăn thả (chiếm 74,24%), không có hộ chăn nuôi nào áp dụng hình thức nuôi nhốt, vì nơi đây là vùng rừng núi và người dân muốn tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên. Tuy nhiên, ở đây vẫn tồn tại hình thức chăn thả tự nhiên chiếm tỷ lệ khá cao 25,75%. Đây là hình thức chăn nuôi truyền thống của người dân địa phương, dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên là chủ yếu, hiệu quả chăn nuôi phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết khí hậu, hơn nữa chăn thả tự nhiên như vậy là khó khăn lớn trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Qua điều tra chúng tôi nhận thấy người dân ít chú trọng đến thiết kế chuông trại cho gà, chuồng nuôi được làm thô sơ, tạm bợ bằng các vật liệu sẵn có của địa phương như: Tranh, tre, nứa... Kiểu chuồng này chiếm tới 60,60%, ở một số gia đình còn không có chuồng cho gà, gà thả tự nhiên, ngủ dưới gầm nhà sàn, đậu trên cây hoặc ở chung chuồng với các gia súc khác (hình 5).

Chuồng được xây dựng kiên cố chỉ chiếm 12,12%, chủ yếu tập trung ở các hộ có điều kiện kinh tế, chăn nuôi theo hướng hàng hoá.

3.5. Một số giải pháp phát triển chăn nuôi và bảo tồn giống gànhiều cựa ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tình Phú Thọ nhiều cựa ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tình Phú Thọ

Từ kết quả điều tra khảo sát thực tế ở Xuân Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ chúng tôi đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển chăn nuôi và bảo tồn giống gà nhiều cựa ở địa phương như sau:

- Hoạt động hậu dự án: Giáo dục là một quá trình, từ thay đổi nhận thức đến

thay đổi hành vi đòi hỏi có thời gian. Nếu các hoạt động dừng đột ngột theo dự án thì các kết quả do dự án đem lại sẽ không bền vững.

Vì vậy theo chúng tôi mặc dù dự án đã kết thúc, không còn sự hỗ trợ về kinh phí nhưng trạm khuyến nông huyện Tân Sơn (đơn vị có trách nhiệm tập huấn kỹ thuật trong dự án) vẫn nên có kế hoạch duy trì tuyên truyền giáo dục, hỗ trợ người dân về các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng vệ sinh phòng bệnh cho giống gà nhiều cựa. Các hoạt động đó nằm trong kế hoạch công tác của Trạm.

- Chuồng trại: Nên cải tiến kiểu chuồng truyền thống, kế thừa ưu điểm (vật

liệu dễ kiếm, rẻ tiền), khắc phục nhược điểm (chưa đảm bảo vệ sinh) để có kiểu chuồng vừa đảm bảo vệ sinh phòng chống dịch bệnh vừa có giá thành dễ chấp nhận.

- Thức ăn: Cán bộ kỹ thuật tiếp tục nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể người dân công thức phối chế khẩu phần ăn cho gà từ nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương (ngô, sắn) kết hợp với thức ăn đậm đặc. Như vậy người dân có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương giảm bớt chi phí thức ăn chăn nuôi.

- Giống: Người dân nên có các biện pháp tránh hiện tượng tạp giao giữa gà nhà với gà rừng đang rất phổ biến hiện nay để bảo vệ nguồn gen. Vào thời gian sinh sản của gà rừng (tháng 2,3 hàng năm) nên khoanh nuôi, không thả gà vào rừng kiếm ăn.

- Vốn: Thiếu vốn đầu tư ban đầu cho chăn nuôi vẫn là rào cản trong phát

triển chăn nuôi giống gà nhiều cựa hiện nay ở địa phương. Chỉ một số hộ tham gia dự án được hỗ trợ vốn, số đông còn lại khó khăn trong việc có vốn đầu tư chăn nuôi. Chính quyền nên phối họp với các ngân hàng chính sách tại địa phương tạo điều kiện cho các hộ có nhu cầu được vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển chăn nuôi giống gà nhiều cựa.

- Tiêu thụ sản phẩm: Việc tiêu thụ sản phẩm hiện nay hoàn toàn do tư nhân

chi phối, khi mức cung tăng việc ép giá là khó tránh khỏi. Vì vậy chính quyền nên phối họp với các ngành chức năng hỗ trợ người dân tìm phương thức tiêu thụ chủ động (ký hợp đồng với các nhà máy giết mổ gia cầm, các siêu thị...)

Và theo chúng tôi để việc bảo tồn nguồn gen giống gà nhiều cựa đạt hiệu quả cao bên cạnh phương pháp bảo tồn in-situ các nhà khoa học phải đồng thời áp dụng biện pháp ex-situ.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển chăn nuôi và bảo tồn giống gà nhiều cựa ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w