Mô hình phát triển chăn nuôi, bảo tồn giống gà nhiều cựa

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển chăn nuôi và bảo tồn giống gà nhiều cựa ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 25)

- Nhằm bảo tồn loài gà nhiều cựa quý hiếm, tổ chức DANIDA (Đan Mạch) phối họp cùng Viện chăn nuôi đã hỗ trợ xây dựng mô hình “chăn nuôi gà nhiều cựa” ở xóm Dù và xóm cỏi, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, Phú Thọ. Dự án triển khai từ năm 2008 với 3 mô hình được thực hiện ở 2 gia đình xóm Dù và một gia đình ở xóm cỏi. Tham gia dự án, mỗi gia đình được hỗ trợ làm

chuồng hợp vệ sinh và 5 triệu đồng mua giống, thức ăn, thuốc thú y, được tư vấn về kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc gà.

Số mô hình được thực hiện còn quá ít. Tuy nhiên dự án đã là bước mở đầu cho việc bảo tồn và phát triển chăn nuôi giống gà nhiều cựa ở Xuân Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ.

- Năm 2010 dự án “Phát triển nuôi gà nhiều cựa quy mô hộ gia đình để xóa đói giảm nghèo”, chủ đầu tư là UBND huyện Tân Sơn đã được triển khai ở Tân Sơn. Có 50 hộ đã được tham gia dự án (Xuân Sơn 30 hộ, Kim Thượng 10 hộ, Xuân Đài 10 hộ).

Mỗi hộ tham gia dự án được hỗ trợ 100% tiền gà giống với số lượng 5 con mái và 1 con trống; hỗ trợ làm mới, tu sửa chuồng trại ban đầu 1 triệu đồng/chuồng; ngoài ra còn được hỗ trợ tiền mua thức ăn chăn nuôi, thuốc chữa bệnh, tập huấn kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng gà.

Mỗi hộ phải cam kết tuyển chọn, nuôi giữ giống gà để nhân nuôi, tuyển chọn thế hệ thứ hai. Ban quản lý dự án nghiệm thu gà giống, phải đảm bảo chất lượng và an toàn đối với dịch bệnh trước khi xuất bán cho các hộ khác. Giá bán theo giá thị trường và chủ hộ được hưởng 100% giá trị xuất bán, giúp các gia đình có nguồn thu nhất định.

Chính nhở sự hỗ trợ kịp thời của các dự án, sự biết đến rộng rãi của cộng đồng về giống gà nhiều cựa mà việc chăn nuôi giống gà này đang được phục hồi và ngày càng phát triển ở Xuân Sơn nói riêng và Tân Sơn, Phú Thọ nói chung.

Trước kia với tập quán nuôi thả tạm bợ, chưa quy hoạch nên việc giữ giống gà này còn nhiều bất cập, bị thoái hóa dần. Khi có sự hỗ trợ, gà nhiều cựa được nuôi theo mô hình, có vốn đầu tư, quy hoạch chi tiết và gắn với việc bảo tồn khu rừng quốc gia Xuân Sơn, với việc phát triển tiềm năng du lịch địa phương thì giống gà quý nhiều cựa ở đây có cơ hội được bảo tồn và quảng bá. Phát triển gà nhiều cựa ở vùng lõi và vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn hiện nay chủ yếu vẫn

do người dân trong vùng tự nuôi. Tuy nhiên, đây là tín hiệu đáng mừng vì địa phương đã bảo tồn được loài gà quý hiếm. Trong tương lai không xa, khi các hạng mục thuộc Vườn quốc gia Xuân Sơn hoàn thiện, gà nhiều cựa sẽ là mặt hàng không thể thiếu đối với du khách khi đến thăm Vườn quốc gia, đồng thời cũng đem lại thu nhập cao cho người dân nơi đây.

* Nội dung kỹ thuật nuôi gà người dân được tập huấn

Kỹ thuật nuôi gà nhiều cựa dễ dàng và giống với các giống gà địa phương khác.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển chăn nuôi và bảo tồn giống gà nhiều cựa ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 25)