Kết thúc công việc kiểm toán

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁC DỰ ÁN (Trang 32 - 34)

Kết thúc cuộc kiểm toán dự án, kiểm toán viên tiến hành thẩm tra sự kiện bất ngờ, thẩm tra sự kiện tiếp theo, đánh giá kết quả và lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có).

3.1. Thẩm tra sự kiện bất ngờ và sự kiện tiếp theo

Trong giai đoạn này kiểm toán viên cần phải áp dụng quy trình phân tích để có kết luận tổng quát về sự phù hợp trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính với những hiểu biết của mình về tình hình kinh doanh của đơn vị. Quy trình phân tích giúp kiểm toán viên khẳng định lại những kết luận có được trong suốt quá trình kiểm tra các khoản mục trên cơ sở đó giúp kiểm toán viên đưa ra kết luận tổng quát về tính trung thực, hợp lý của toàn bộ báo cáo tài chính của dự án.

Trước khi phát hành chính thức báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải rà soát các sự kiện sau ngày lập báo cáo kiểm toán để kịp thời bổ sung những sự kiện bất thường gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính của dự án và báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên. Các công việc ra soát: xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến của dự án, xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ hoạt động của dự án, thu thập thư giải trình của ban quản lý dự án, tổng hợp kết quả kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán, thư quản lý.

3.2. Đánh giá kết quả và lập báo cáo kiểm toán

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 (VSA700) - Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính: "Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải soát xét và đánh

giá những kết luận rút ra từ các bằng chứng thu thập được và sử dụng những kết luận này để làm cơ sở cho ý kiến của mình về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán. Trong ý kiến đánh giá của kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải xác định mức độ phù hợp của báo cáo tài chính với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, cũng như xác định sự tuân thủ theo các quy định pháp lý có liên quan khi lập báo cáo tài chính”.

Báo cáo kiểm toán dự án được lập giống như các báo cáo kiểm toán khác bao gồm các phần sau:

+ Tên và địa chỉ của công ty kiểm toán.

+ Số hiệu báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính. + Tiêu đề của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính. + Người nhận báo cáo kiểm toán.

+ Mở đầu của báo cáo kiểm toán phải nêu rõ hai nội dung là đối tượng của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, trách nhiệm của ban quản lý dự án, trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán.

+ Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán. + Ý kiến của kiểm toán viên và công ty kiểm toán. + Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán.

+ Chữ ký và đóng dấu của kiểm toán viên và công ty kiểm toán.

3.3. Thư quản lý

Theo chuẩn mực kiểm toán viên Việt Nam số 700 (VSA700) - Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính “Để giúp đỡ đơn vị chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên và công ty kiểm toán được phép phát hành thư quản lý ". Nội dung của thư quản lý bao gồm:

+ Quan điểm của kiểm toán viên đối với báo cáo tài chính, hệ thống sổ sách kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ của dự án trong thời gian kiểm toán.

+ Xác định yếu điểm của dự án đưa ra biện pháp để hoàn thiện.

+ Nêu các vấn đề đã được đề cập trong báo cáo kiểm toán mà chưa giải quyết được. + Nêu mức độ tuân thủ các điều khoản của dự án, đưa ra các điều kiện chủ quan, khách quan liên quan.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁC DỰ ÁN (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w