Tình hìn hô nhiễm vi sinh trong môi trƣờng không khí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch vụ hệ sinh thái và lượng giá kinh tế vườn quốc gia tam đảo (Trang 34)

Tại các bệnh viện ở nƣớc ta, tình trạng không khí bị ô nhiễm khuẩn gây bệnh hiểm nghèo trong các buồng khám chữa bệnh, các buồng lƣu bệnh nhân đã đƣợc cảnh báo từ lâu nhƣng cho đến nay vấn đề này vẫn còn hết sức nghiêm trọng. Nhiễm khuẩn không khí bệnh viện có thể do rất nhiều nguyên nhân nhƣ: dụng cụ, thiết bị y tế khử trùng không sạch, khâu rửa tay của các nhân viên y tế chƣa đảm bảo vệ sinh... Trong khi đó, ở hầu hết các bệnh viện, việc kiểm soát chất lƣợng không khí và xử lý không khí ô nhiễm vi sinh trong bệnh viện hầu nhƣ chƣa đƣợc đặt ra. Theo báo cáo ―Khảo sát ô nhiễm vi sinh trong không khí phòng phẫu thuật, phòng hồi sức ở một số bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh‖ cho thấy mật độ vi

27

khuẩn trong không khí của 33 phòng mổ, phòng hồi sức tại 13 bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) phần lớn tập trung trong khoảng từ 200-500 CFU/m3

, chiếm 70% so với tổng số phòng đƣợc điều tra (23/33 phòng). So với tiêu chuẩn phòng phẫu thuật của Merck (2009) có giới hạn cho phép về tổng số vi sinh vật là từ 10-200 CFU/m3 thì số phòng mổ và phòng hồi sức đạt tiêu chuẩn là 7/33 phòng chiếm 21,2% (không đạt 78,8%) [10]. Đặc biệt, có sự hiện diện của tụ cầu vàng

(Staphylococcus aureus) trong không khí phòng mổ với mật độ 7,6 CFU/m3.. Số lƣợng vi sinh vật trong không khí phòng hồi sức cao hơn số lƣợng vi sinh vật trong không khí phòng mổ. Báo cáo trên còn cho thấy tỷ lệ viêm phổi do thở máy chiếm gần 60%, trong đó tỷ lệ viêm phổi sau khi mổ do vi khuẩn trực khuẩn mủ xanh

(Pseudomonas aeruginosa) là 20%.

Từ những thống kê trên, nhận thấy ô nhiễm môi trƣờng không khí bởi các loài vi khuẩn và virut trong các bệnh viện, tòa nhà công cộng, nhà xƣởng sản xuất, … là một vấn đề đang ngày càng trở nên bức xúc ở nƣớc ta cũng nhƣ trên thế giới. Trong khi đó, cho đến nay công nghệ xử lý không khí- khác với trƣờng hợp công nghệ xử lý nƣớc- chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của đời sống và sản xuất. Các công nghệ xử lý khí đang đƣợc áp dụng hiện nay nhƣ hấp phụ, phân chia (công nghệ màng lọc, thổi không khí) và công nghệ phá hủy (ozon hóa, clo hóa, phƣơng pháp sinh hóa) đều có những điểm yếu. Trong công nghệ hấp phụ các chất bẩn đƣợc đem đi chôn lấp, nghĩa là chất bẩn chỉ chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Trong trƣờng hợp xảy ra trên bề mặt màng lọc, chất bẩn đƣợc lọc qua màng để rồi sau đó chúng lại đƣợc thải ngƣợc trở lại vào môi trƣờng, trong khi đó, phƣơng pháp thổi bằng không khí, chất bẩn đƣợc phân tán vào khí quyển. Tóm lại, trong mọi trƣờng hợp vấn đề ô nhiễm thực tế chỉ chuyển từ chỗ này sang chỗ khác mà không đƣợc giải quyết một cách triệt để. Các phƣơng pháp xử lý môi trƣờng không khí trên cơ sở sử dụng các chất sát trùng hóa học nhƣ clo, iot, ozon thƣờng tốn kém, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ hình thành các sản phẩm phụ độc hại đối với sức khỏe con ngƣời. Vì thế, việc nghiên cứu và ứng dụng các phƣơng pháp cũng nhƣ vật liệu mới vào công nghệ xử lý ô nhiễm không khí nói chung và xử lý các loại vi sinh vật gây hại trong

28

không khí đang là một vấn đề cấp thiết, đòi hỏi sự quan tâm của các nhà chức trách và các nhà khoa học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch vụ hệ sinh thái và lượng giá kinh tế vườn quốc gia tam đảo (Trang 34)