Các trường hợp trong chỉ định có nguy cơ gây tương kị giữa các thuốc hoặc giữa các thuốc với dung môi trong nghiên cứu này được trình bày ở bảng 3.7. Có tới gần 50% số đơn kê là có cặp tương kị (mỗi đơn xuất hiện một cặp).
Nguy cơ tương kị có thể gặp trong nghiên cứu này chủ yếu là giữa methylprednisolon với một số thuốc chống ung thư. Tương kị có thể xảy ra nếu các thuốc này được trộn chung trong cùng xilanh hoặc chai truyền, hoặc được bơm qua cùng dây truyền nếu không tráng dây giữa các lần đưa thuốc. 2 trường hợp có tương kị xảy ra giữa thuốc với chính dung môi pha loãng được chỉ định của nó là bleomycin và cisplatin với glucose.
Bảng 3.7. Các trƣờng hợp chỉ định có nguy cơ gây tƣơng kị Tƣơng kị n % (N=201) Ampicillin-ondansetron 1 0,5 Methylprednisolon-docetaxel 32 15,9 Methylprednisolon-etoposid 18 9,0 Methylprednisolon-gemcitabin 5 2,5 Methylprednisolon-ondansetron 10 5,0 Methylprednisolon-paclitaxel 7 3,5 Bleomycin-glucose 16 8,0 Cisplatin-glucose 2 1,0 Tổng 91 45,3
3.2. Khảo sát quy trình pha chế và thực hiện thuốc chống ung thƣ của điều dƣỡng dƣỡng
3.2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Có 7 điều dưỡng tại khoa tiến hành pha chế và sử dụng thuốc cho bệnh nhân trong nghiên cứu. Tất cả điều dưỡng đều là nữ, có trình độ chuyên môn là điều dưỡng trung cấp. Các điều dưỡng có tuổi từ 26 đến 45 tuổi, độ tuổi trung bình là 33,4. Số năm làm việc tại khoa từ 1-13 năm, trung bình là 5 năm.
Số lượng và tỉ lệ các lượt dùng thuốc quan sát được được trình bày trong bảng 3.8.
Bảng 3.8. Đặc điểm quan sát pha chế và thực hiện thuốc của điều dƣỡng Số lƣợng Tỉ lệ (%)
Kiểu pha chế 149 100
Dung dịch tiêm truyền, không cần pha loãng 17 11,1 Dung dịch tiêm truyền, cần pha loãng 80 53,7 Hoàn nguyên đơn thuần 8 5,4 Hoàn nguyên + pha loãng 34 22,8 Thao tác đặc biệt 10 6,7
Thực hiện 141 100
Tiêm bắp 0 0,0 Tiêm tĩnh mạch chậm 17 12,1 Truyền tĩnh mạch 124 87,9