5 (HSG 2012 – 2013) Câu 1: (3 điểm)

Một phần của tài liệu Bộ đề thi chọn học sinh giỏi môn sinh học lớp 9 (Trang 48)

- Số loại kiểu gen: 27 loại b) 1AABBDD

5 (HSG 2012 – 2013) Câu 1: (3 điểm)

Câu 1: (3 điểm)

a) Vì sao đa số đột biến gen là đột biến gen lặn? Vì sao đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật?

b) Phân biệt NST thường và NST giới tính? Một người đàn ông bình thường (2n = 46) có bao nhiêu nhóm gen liên kết? Vì sao?

Câu 2: (2.5 điểm)

Trong giờ thực hành, một học sinh đếm được số NST trong tế bào xôma (tế bào sinh dưỡng) của một con châu chấu là 23.

a) Con châu chấu này có bị đột biến hay không? Nếu có thì là dạng đột biến nào?

b) Xác định các loại giao tử (có NST giới tính) được tạo ra từ con châu chấu đó?

Biết rằng, châu chấu có bộ NST lưỡng bội 2n = 24, cặp NST giới tính của châu chấu được là XO, châu chấu cái là XX.

Câu 3: (2.5 điểm)

Một bệnh di truyền hiếm gặp do một gen quy định nằm trên NST thường xuất hiện trong phả hệ dưới đây:

a) Gen gây bệnh là gen lặn hay gen trội? Giải thích? Xác định kiểu gen của các cá thể ở thế hệ II.

b) Xác suất để cặp vợ chồng II6 và II7 sinh ra người con mắc bệnh (tính theo %) là bao nhiêu?

Câu 4: (2 điểm)

a) Giải thích vì sao cây tự thụ phấn thường không xyar ra hiện tượng thoái hóa giống, trong khi hiện tượng này thường xảy ra khi tiến hành tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn?

b) Muốn loại bỏ một gen xấu ra khỏi một giống, người ta thường dùng những phương pháp nào? Vì sao?

Câu 5: (3 điểm)

Một cặp gen Bb tồn tại trên một cặp NST tương đông, gen B dài 5100Å, có A = 30%, gen b dài 4080Å, có hiệu số giữa nuclêôtit loại G với một loại nuclêôtit khác bằng 10% số nuclêôtit của gen.

a) Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại của mỗi gen này.

b) Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại của các gen này ở kì giữa của nguyên phân.

Câu 6: (2 điểm)

Hãy giải thích các hiện tượng sau: a) Ếch thường sống ở ven ao, hồ.

b) Bò sát có thể sống ở những nơi khô hạn

c) Vùng ôn đới về mùa đông cây thường rụng lá.

d) Khi gặp điều kiện bất lợi, một số cá thể động vật cùng loài tách ra khỏi đàn.

Câu 7: (2 điểm)

Tỷ lệ giới tình của quần thể là gì? Tỉ lệ giới tính thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nêu tý nghĩa lí thuyết và thực tế của tỷ lệ giới tính?

Câu 8: (3 điểm)

Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Gen B quy định của tròn là trội hoàn toàn so với alen b quy định quả bầu dục.

Cho 2 cây cà chua quả đỏ, tròn dị hợp tử 2 cặp gen giao phấn với nhau thu được F1 gồm 3 loại kiểu hình phân ly theo tỷ lệ: 1 : 2 : 1. Chọn ngẫu nhiên 2 cây ở F1 cho giao phấn với nhau, đời F2 thu được 4 loại kiểu hình phân ly theo tỷ lệ 1 : 1 : 1 : 1.

Biết rằng, diễn biến của NST trong tế bào sinh dục đực và cái là giống nhau, đời F1 không xuất hiện cây quả vàng, bầu dục.

ĐỀ 6 (Chuyên Sinh 2013 - 2014) Câu 1: (1 điểm)

a) Trình bày 2 nguyên tắc cơ bản trong quá trình tổng hợp ADN.

b) Điều gì sẽ xảy ra nếu trong quá trình nhân đôi ADN và trong quá trình tổng hợp mARN, nguyên tắc bổ sung không được đảm bảo (bị sai lệch)? Giải thích?

Câu 2: (1.25 điểm)

Vì sao mỗi NST được mô tả ở kỳ giữa của nguyên phân lại gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (crômatit). Hai phân tử ADN trong 2 nhiễm sắc tử chị em có thể giống hệt nhau trong những trường hợp nào và có thể khác nhau trong trường hợp nào? Nêu những trường hợp khác nhau đó?

Câu 3: (1 điểm)

Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 14, tuy nhiên người ta lại thấy bộ NST ở một số cá thể trong loài này có số lượng là 15. Những cá thể nói trên có kiểu hình giống nhau hay không? Giải thích? Nêu cơ chế hình thành những cá thể nói trên từ những cá thể bình thường có 2n = 14?

Câu 4: (1 điểm)

a) Nêu cơ chế phát sinh hội chứng Đao ở người.

b) Vì sao hội chứng Đao phổ biến nhất trong số các bệnh do đột biến số lượng NST đã được phát hiện ở người.

Câu 5: (1.25 điểm)

Hãy nêu quy trình nhân giống mía bằng phương pháp nuôi cấy mô của Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam. Ưu điểm của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng.

Câu 6: (1.5 điểm)

Quần thể sinh vật gồm có những nhòm tuổi nào? Hãy nêu ý nghĩa sinh thái của mỗi nhóm tuổi đó? Nhóm tuổi nào có khả năng vừa làm tăng khối lượng, kích thước quần thể vừa làm tăng mật độ quần thể?

Câu 7: (1.5 điểm)

a) Dưới đây là các chuỗi thức ăn trong một hệ sinh thái:

(1) Mùn, bã hữu cơ  Giun đất  Ếch  Rắn  Vi sinh vật, nấm (2) Cỏ  Sâu bọ  Chim sâu  Vi sinh vật, nấm

Chuỗi thức ăn (1) có gì khác so với chuỗi thức ăn (2) về thành phần loài sinh vật tham gia.

b) Nêu biện pháp sinh thái chủ yếu để duy trì và phtas triển những loài động vật hoang dãm quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Câu 8: (1.5 điểm)

Ở một loài thực vật, tính trạng cây than cao do gen A quy định trội hoàn toàn so với tính trạng cây thân thấp do gen tương ứng a quy định ; tính trạng quả tròn do gen B quy định trội hoàn toàn so với tính trạng quả dài do gen tương ứng b quy định. Tiến hành giao phấn giữa 2 cây thân cao, quả ròn với nhau người ta thu được F1 đồng loạt có cây thân cao, quả tròn. Cho 1 cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có sự phân ly kiểu hình theo tỷ lệ: 25% cây thân cao, quả dài : 50% cây thân cao, quả tròn : 25% cây thân thấp, quả tròn.

Hãy xác định quy luật di truyền chi phối đồng thời cả hai cặp tính trạng, kiểu gen của hai cây đem giao phấn và viết sơ đồ lai từ P đến F2.

Một phần của tài liệu Bộ đề thi chọn học sinh giỏi môn sinh học lớp 9 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)