- Số loại kiểu gen: 27 loại b) 1AABBDD
3 (HSG) Câu 1: (3 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Xét 2 loài sinh vật: loài thứ nhất có kiểu gen BbDd loài thứ hai có kiểu gen BD
bd
a) Nêu đặc điểm chung và đặc điểm riêng về kiểu gen của 2 loài.
b) Muốn nhận biết kiểu gen mỗi loài, người ta thực hiện thí nghiệm nào?
Câu 2: (2.5 điểm)
a) Căn cứ vào đâu mà Men-đen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau? b) Mỗi cặp trong 3 cặp gen Aa, Bb và Dd quy định một tính trạng khác nhau
và phân ly độc lập. Không cần viết sơ đồ lai, hãy xác định: b1. Tỷ lệ loại giao tử ABD từ cá thể AaBbDd
b2. Tỷ lệ loại hợp tử AaBBDD từ phép lai P: AaBbDd × AaBbDd
b3. Tỷ lệ loại giao tử ABD từ cá thể AABBDD b4. Tỷ lệ kiểu hình có kiểu gen A_B_D_ từ phép lai:
P: AaBbDD × AaBbdd
Câu 3: (3 điểm)
a) Nêu sự kiện quan trọng nhất của NST ở kì đầu, kì giữa và kì sau của giảm phân I. Giải thích ý nghĩa của những sự kiện đó?
b) Một tế bào có hàm lượng ADN trong nhân tế bào là 8.8pg, sau một lần phân bào tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào đều có hàm lượng ADN là 8.8pg. Hãy cho biết tế bào đó đã trải quá trình phân bào nào? Vì sao?
Câu 4: (2 điểm)
Một tế bào sinh dục 2n của một loài nguyên phân liên tiếp một số đợt. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để hình thành nên 9690 NST đơn mới tương đương. Các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối giảm phân bình thường cho các tinh trùng trong đó có 512 tinh trùng mang Y.
a) Tìm bộ NST lưỡng bội 2n của loài.
b) Tính số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục?
Câu 5: (3 điểm)
a) Ở người (2n = 46), một tế bào sinh dưỡng nguyên phân một số lần, tổng số tế bào con sinh ra trong quá trình nguyên phân của tế bào đó là 62. Tính số NST môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân của tế bào trên.
b) Cho phép lai P: ♀Aabb × ♂aaBB F1. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, nằm trên NST thường khác nhau, các alen A và a nằm trên cặp trạng, nằm trên NST thường khác nhau, các alen A và a nằm trên cặp NST số 2, các alen B và b nằm trên cặp NST số 3. Trong số cá thể F1 thấy có thể đột biến Abb. Hãy cho biết dạng đột biến nào đã xảy ra? Hãy trình bày cơ chế hình thành thể đột biến đó?
Câu 6: (3 điểm)
a) Quần xã sinh vật là gì? Nêu các đặc điểm cơ bản của quần xã sinh vật. b) Cho các sinh vật: cỏ, lúa, hổ, rắn, cây thân gỗ, vi sinh vật phân giải,
chuột, hươu, thỏ. Các loài sinh vật trên có thể là thành phần của một quần xã sinh vật hay không? Vì sao và trong điều kiện nào?
Giả sử các loài sinh vật trên là thành phần của một quần xã sinh vật, hãy xác định 4 chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật này?
Câu 7: (3.5 điểm)
Cho 2 thứ đậu lai với nhau, thu được F1 có TLKH phân ly: 1 hạt rơn, không tua cuốn : 2 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, có tua cuốn.
a) Biện luận và viết sơ đồ lai
b) Muốn con lai thu được TLKH phân ly theo tỷ lệ 1 : 1 : 1 : 1 thì kiểu gn và kiểu hình của P phải như thế nào?