Các giải pháp pháp lí

Một phần của tài liệu Thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn tại Việt Nam (Trang 71)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Các giải pháp pháp lí

Thứ nhất: Xác định lại vai trò của thủ tục phục hồi trong tiến trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo hướng tách thủ tục phục hồi ra thành thủ tục độc lập với thủ tục thanh lý doanh nghiệp

Phục hồi doanh nghiệp là một giai đoạn trong tiến trình xử lý phá sản doanh nghiệp. Chỉ sau khi thủ tục phục hồi doanh nghiệp được tiến hành không thành công thì mới chuyển qua giai đoạn thanh lý doanh nghiệp. Với

mô hình này, luật pháp đã buộc các chủ nợ và bản thân doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải thực hiện theo trình tự luật định không phụ thuộc vào khả năng doanh nghiệp có thể phục hồi được hay không. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có muốn phục hồi không. Điều này làm cho thủ tục phục hồi được quy định trong Luật phá sản trở nên rườm rà không cần thiết, tiêu tốn thời gian và tiền bạc của các chủ thể kinh doanh. Nhằm đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ cũng như để có thể cứu vãn được hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, chúng ta cần thiết phải có sự tách bạch giữa hai thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và thủ tục thanh lý doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Việc tách bạch hai loại thủ tục này có thuận lợi rất lớn là đảm bảo tính đơn giản của thủ tục, rút ngắn được thời gian thực hiện thủ tục đồng thời tránh nảy sinh các chi phí cao cho thủ tục. Vì lẽ đó, trên cơ sở phân tích, đánh giá những quan điểm hạn chế của mô hình cũ và học tập kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, luận văn kiến nghị thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản được tiến hành như sau: Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phục hồi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, toà án có thẩm quyền sẽ thụ lý khi có đủ điều kiện thụ lý. Tiếp đó, toà án có thẩm quyền xem xét và kiểm tra điều kiện mở thủ tục phục hồi. Nếu đảm bảo đủ điều kiện mở thủ tục phục hồi, toà án sẽ ra quyết định yêu cầu mở thủ tục phục hồi gồm những việc như xác định tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, xác định danh sách chủ nợ, xây dựng và thông qua phương án phục hồi và thực hiện phương án phục hồi.

Thứ hai: Luật phá sản cần đƣa ra các quy định nhằm hỗ trợ, khuyến khích đối với thủ tục phục hồi.

Nội dung của thủ tục phục hồi trong Luật phá sản 2004 có nhiều tiến bộ hơn so với Luật phá sản doanh nghiệp 1993. Doanh nghiệp muốn phục hồi ngoài ý chí chủ quan của các bên thể hiện trong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cần có những điều kiện cần thiết về khả năng tài chính và có

sự khuyến khích của nhà nước. Một trong những khuyến khích của Nhà nước có thể có ở đây là quy định không tính lãi đối với các khoản nợ khi áp dụng thủ tục phục hồi nhằm giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên, Luật phá sản 2004 không áp dụng quy định này ở thủ tục phục hồi mà lại áp dụng ở thủ tục thanh lý (Điều 34). Việc giảm nhẹ khó khăn tài chính cho con nợ như giảm nợ, không tính lãi… hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả hoà giải giữa con nợ với các chủ nợ. Ở đây, không có sự hỗ trợ, khuyến khích của Luật đối với thủ tục phục hồi. Trong tương lai Luật phá sản cần bổ sung quy định không tính lãi đối với các khoản nợ khi áp dụng thủ tục phục hồi. Có như vậy mới khuyến khích được các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản áp dụng thủ tục này.

Khi doanh nghiệp, hợp tác xã đã lâm vào tình trạng phá sản thì lúc đó tài sản còn lại của doanh nghiệp không đáng là bao, khả năng chi trả các khoản nợ đã không còn. Lúc này doanh nghiệp, hợp tác xã rất cần có sự ủng hộ, giúp đỡ từ phía các chủ thể khác, nhất là từ phía nhà nước và các chủ nợ. Việc đưa ra các quy định pháp lý nhằm giảm bớt gánh nặng cho con nợ tới mức có thể là điều hết sức cần thiết trong hoàn cảnh này. Khi đã khó khăn thì dù có nhận được sự giúp đỡ nhỏ nhoi cũng được coi là rất quan trọng đối với con nợ. Nếu pháp luật đưa ra quy định không tính lãi đối với các khoản nợ khi áp dụng thủ tục phục hồi, thì thông qua quy định này còn là thể hiện sự khoan hồng của các chủ nợ đối với con nợ, quyền lợi của các chủ nợ bị giảm đi để nhường lại cho việc phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã được thành công. Đó là quy định pháp lý mang tính nhân đạo cần được bổ sung cho thủ tục này. Nếu thế vai trò của thủ tục phục hồi ngày càng được nâng cao hơn nữa và hiệu qủa của việc áp dụng thủ tục phục hồi cũng được cải thiện theo hướng tích cực, quyền lợi chính đáng của các chủ nợ được bảo đảm trọn vẹn, tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh Việt Nam qua đó cũng được nâng cao.

Thứ ba: Bổ sung thêm quy định để các con nợ tự tiến hành phục hồi khi lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính.

Theo Luật phá sản hiện hành thì pháp luật phá sản chưa quy định cơ chế để các con nợ tự tiến hành phục hồi khi lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. Theo quy định hiện nay thì chỉ khi nào con nợ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và được toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản thì mới có quyền được áp dụng cơ chế phục hồi. Như vậy, thủ tục phục hồi chỉ có thể được tiến hành trong quá trình toà án tiến hành giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản. Quy định này buộc các con nợ phải tiến hành thủ tục phục hồi dưới sự kiểm soát của toà án, do đó chưa thực sự khuyến khích các doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.Để đảm bảo tính chủ động hơn cho các con nợ thì cần có một cơ chế cho phép con nợ khi thấy mình lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính thì có thể chủ động nộp đơn đến toà án để được áp dụng các biện pháp bảo vệ và con nợ tự tiến hành thủ tục phục hồi sau khi đã thoả thuận với các chủ nợ mà không cần sự giám sát của toà án.

Việc quy định thủ tục phục hồi chỉ được áp dụng sau khi toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản là cứng nhăc, không hợp lý. Bởi lẽ, trong nhiều trường hợp thời gian không cho phép các doanh nghiệp được trì hoãn việc thực hiện phương án phục hồi. Quyết định của toà án phải có một khoảng thời gian nhất định, trong khi đó tuỳ thuộc vào hoàn cảnh thực tế mà các doanh nghiệp phải thực hiện ngay phương án phục hồi của mình mới đạt kết quả cao. Vì thế trong tương lai ta cần bổ sung thêm quy định để các con nợ tự tiến hành phục hồi sau khi đã thoả thuận với các chủ nợ, và sửa đổi quy định về điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi, theo đó quy định này cần được sửa đổi như sau:

“Thủ tục phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ được áp dụng khi đảm bảo các điều kiện sau:

2. Doanh nghiệp, hợp tác xã còn khả năng hồi phục. Khả năng hồi phục của doanh nghiệp, hợp tác xã được thẩm phán giải quyết vụ việc phân tích và đánh giá trên cơ sở của bản báo cáo phân tích tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ”.

Trên thực tế có nhiều trường hợp doanh nghiệp tự tiến hành việc phục hồi mà không thông qua một trình tự, thủ tục nào được quy định trong Luật phá sản, chỉ khi họ không thể phục hồi được theo ý mình thì mới cần có sự can thiệp của đạo luật này. Việc doanh nghiệp tự phục hồi vừa mang tính tích cực nhưng cũng biểu hiện mặt hạn chế của nó. Mặt tích cực thể hiện ở chỗ doanh nghiệp có thể tận dụng được khoảng thời gian phù hợp nhất để phục hồi vì trong kinh doanh thì cơ hội là điều rất quan trọng, nếu bỏ lỡ cơ hội cần thiết thì có thể cơ hội thành công sẽ không đến với mình. Mặt hạn chế thể hiện ở chỗ nhiều doanh nghiệp sẽ lợi dụng việc không có sự giám sát của toà án mà tiến hành các hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, xét về tầm quan trọng thì việc để các con nợ tự tiến hành phục hồi khi lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính vẫn là rất cần thiết.

Thứ tư: Hoàn thiện các quy định về xây dựng phƣơng án tái tổ chức kinh doanh.

Trong những nội dung quan trọng của phương án phục hồi doanh nghiệp là phải chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Trên cơ sở đó, đưa ra những đề xuất giải pháp tạo hướng đi cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính.

Cần phải đa dạng hóa hay mở rộng phạm vi chủ thể có quyền xây dựng phương án phục hồi. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ kiện cũng được tham gia và xây dựng phương án phục hồi. Như vậy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản mới thấy được những kinh nghiệm quý báu trong tổ chức thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời đó

cũng là để tạo niềm tin, thuận lợi cho phương án phục hồi được thông qua dễ dàng và thực hiện thành công.

Luật Phá sản cần phải mở rộng hơn nữa nội dung phương án phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, không nên bó hẹp ở những biện pháp tài chính phục hồi truyền thống như xóa nợ, gia hạn nợ… Với sự phát triển của chế định tổ chức lại doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp, để đảm bảo sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật đồng thời để cơ hội phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản được rõ ràng, thuận lợi hơn, phương án phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản được quy định trong Luật Phá sản cũng nên chính thức ghi nhận việc chuyển đổi một số khoản nợ thành cổ phần hoặc phần vốn góp của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo sự thỏa thuận đạt được giữa chủ nợ với con nợ. Có thể nói, việc chuyển nợ thành vốn góp là một nội dung rất hiệu quả trong phương án phục hồi đang được áp dụng khá phổ biến ở các nước phương tây như Pháp, Đức, Rumanie…Khi thực hiện sự chuyển đổi này, quyền lợi của các chủ nợ sẽ được bảo đảm trọn vẹn, đồng thời, cơ hội phục hồi thành công doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản cũng thực tế hơn.

Bên cạnh đó, Luật phá sản 2004 cũng cần có sửa đổi quy định về điều kiện, thể thức thông qua phương án phục hồi kinh doanh theo hướng thông thoáng hơn, đặc biệt là đối với trường hợp phải tiến hành hội nghị chủ nợ lại. Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển với việc ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào môi trường quản lý thì không nhất thiết phải buộc các chủ nợ có mặt tại hội nghị chủ nợ. Hơn nữa, phương án phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản trước đó đã gửi cho các chủ nợ. Việc bày tỏ quan điểm của mình về phương án phục hồi có thể được thực hiện qua nhiều đường khác nhau như gửi thư, fax… Nếu như trong trường hợp phải tiến hành hội nghị chủ nợ lại thì điều kiện thông qua phương án phục hồi cũng nên thoải mái hơn không nên theo hướng chặt chẽ như pháp

luật hiện hành. Theo đó, điều kiện thông qua phương án phục hồi chỉ cần yêu cầu và tỷ lệ nợ không bảo đảm mà tính đến số chủ nợ tham gia.

Thứ năm: Bổ sung thêm quy định về quyền lợi của các chủ nợ mới phát sinh trong quá trình thực hiện phƣơng án phục hồi.

Chủ nợ cũ được hiểu là các chủ nợ đã có tên trong danh sách chủ nợ được lập khi thẩm phấn ra quyết định mở thủ tục phá sản với con nợ. Tuy nhiên do thiên hướng phục hồi con nợ của một đạo luật phá sản hiện đại, kể từ thời điểm này không có nghĩa là danh sách các chủ nợ đã được đóng lại. Trong khoảng thời gian kể từ sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản tới khi có quyết định thanh lí tài sản (trong trường hợp không còn giải pháp nào khác), các hoạt động của con nợ vẫn tiếp tục diễn ra dù trong một trạng thái bị kiểm soát đặc biệt bởi thẩm phán, quản tài viên. Đặc biệt, nếu con nợ được áp dụng thủ tục phục hồi thì trong giai đoạn đó sự xuất hiện của các chủ nợ mới là điều tất yếu và cần được khuyến khích. Tuy nhiên, do nhận thức được rằng doanh nghiệp đó là một con nợ đang đứng trước nguy cơ bị tuyên bố phá sản sẽ khiến cho các đối tác của nó thực sự e ngại trong việc cấp tín dụng cũng như các quan hệ làm ăn khác. Vì vậy, trong trường hợp này pháp luật phá sản cần tính toán những ưu đãi đặc biệt dành cho các chủ nợ mới. Có như vậy, mới có thể khuyến khích họ tích cực hỗ trợ cho con nợ hòng mang lại những kết quả tốt nhất cho thủ tục phục hồi.

Luật phá sản 2004 chỉ đề cập đến chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần mà không đề cập loại chủ nợ mới phát sinh trong quá trình áp dụng thủ tục phục hồi, mặc dù sự hiện diện của loại chủ nợ này trong thủ tục phá sản là hoàn toàn hiện thực và loại chủ nợ này có các quyền đặc trưng của mình. Luật phá sản 2004 thừa nhận sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ vẫn tiến hành bình thường nhưng phải chịu giám sát, kiểm tra của thẩm phán, tổ quản lý tài sản (Điều 30). Điều này có nghĩa là doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ vẫn có thể tham gia vào các giao dịch và làm phát

sinh các khoản nợ mới. Về lý thuyết, các chủ nợ mới này phải có quyền được ưu tiên thanh toán trước các chủ nợ cũ. Chỉ có như vậy, các quy định của pháp luật phá sản về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của con nợ mới có tính khả thi. Nếu không có sự bảo đảm của pháp luật về quyền ưu tiên thanh toán thì không một thương nhân nào lại tham gia vào các giao dịch với một con nợ đã có quyết định mở thủ tục phá sản và điều này sẽ dẫn đến hệ quả mọi cố gắng phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chỉ là mong muốn không có tính khả thi. Quyền ưu tiên thanh toán của chủ nợ mới cần được thừa nhận trong thủ tục thanh lý tài sản. Một vấn đề nữa cũng cần được đặt ra là các chủ nợ mới có quyền tham gia vào danh sách chủ nợ hay không? Câu hỏi này không được trả lời rõ ràng trong Luật. Các chủ nợ có đảm bảo mặc dù có quyền ưu tiên thanh toán nhưng vẫn phải có tên trong danh sách chủ nợ để có quyền đòi nợ, có quyền tham gia vào hội nghị chủ nợ. Theo lô gíc này thì các chủ nợ mới cũng phải có tên trong danh sách chủ nợ. Tuy nhiên yêu cầu này có một số khó khăn. Vấn đề là danh sách chủ nợ được lập trong thời hạn 75 ngày kể từ ngày cuối

Một phần của tài liệu Thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn tại Việt Nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)