5. Kết cấu của luận văn
2.5. Thực trạng việc áp dụng thủ tục phục hồi ở Việt Nam trong thời gian qua
Luật phá sản ra đời đã đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế - xã hội, không chỉ tạo ra một môi trường kinh tế lành mạnh, loại bỏ được các
doanh nghiệp yếu kém không có khả năng duy trì sự sống trên thương trường, mà nó còn giúp cho các doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản có cơ hội được cứu lấy mình. Bằng việc quy định thủ tục phục hồi doanh nghiệp, Luật phá sản đã góp phần sàng lọc ra các doanh nghiệp thực sự yếu kém, duy trì sự tồn tại và phát triển của những doanh nghiệp khoẻ mạnh. Tuy nhiên, các quy định về phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã được ban hành với mục đích là thế, việc áp dụng nó cũng có kết quả, nhưng kết quả đó có phản ánh được thực trạng của nền kinh tế nước ta hay không lại là một vấn đề cần được bàn đến, kết quả đó có thể hiện tối đa tác dụng của Luật phá sản, có phát huy đúng vai trò của Luật phá sản hay không thì cần phải xem xét, đối chiếu trong các trường hợp cụ thể.
Trong thời gian gần đây, kể từ khi Luật phá sản 2004 ra đời thay thế cho Luật phá sản 1993, việc áp dụng các quy định của pháp luật về thủ tục phục hồi có nhiều hạn chế, bất cập dẫn tới kém hiệu quả. Để có thể thấy rõ những hạn chế trong việc áp dụng thủ tục phục hồi ta cần nhìn lại những con số thống kê của ngành tòa án.
Tính từ khi Luật phá sản 2004 có hiệu lực pháp luật đến ngày 01/01/2008, trong cả nước có 195 vụ phá sản được thụ lý, trong đó:
- Năm 2005, toàn ngành toà án thụ lý mới 11 vụ, 3 vụ tồn từ năm 2004, tổng cộng 14 vụ, chỉ giải quyết được 1 vụ (đạt 7,14%), còn tồn chuyển sang năm 2006 là 13 vụ; [2, Tr3].
- Năm 2006, toàn ngành toà án thụ lý mới 40 vụ, có 13 vụ từ năm 2005 chuyển qua, tổng cộng là 53 vụ, giải quyết được 16 vụ (đạt 30,2%); [2, Tr3].
- Năm 2007, toàn ngành toà án thụ lý mới 144 vụ phá sản, trong đó, toà án nhân dân cấp tỉnh thụ lý 120 vụ, còn lại của cấp huyện. Năm 2006 chuyển qua 31 vụ, tổng cộng là 175 vụ việc. So với năm 2006 tăng 260%. Trong số 175 vụ, toà án đã ra quyết định mở thủ tục phá sản 164 vụ, quyết định không mở thủ tục phá sản 10 vụ, quyết định trả lại đơn 1 vụ. Toà án nhân dân cấp huyện giải quyết xong 100% (24 vụ đều tuyên bố phá sản). Còn lại 151 vụ
phá sản do toà án nhân dân cấp tỉnh thụ lý, trong đó: quyết định trả lại đơn 1 vụ, quyết định không mở thủ tục phá sản 10 vụ, quyết định tuyên bố phá sản theo thủ tục đặc biệt 4 vụ, quyết định đình chỉ thủ tục phá sản 10 vụ, quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản 75 vụ, còn tồn lại 51 vụ. [2, Tr3].
Qua các số liệu trên ta thấy, việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản của ngành toà án ở nước ta không cao, thể hiện ở chỗ, hàng năm số vụ việc còn tồn từ năm trước đến năm sau là rất cao, trong khi đó số vụ việc được giải quyết xong lại quá ít. Điều này nói lên sự kém hiệu quả trong việc thực thi Luật phá sản, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ ngành toà án có lẽ chưa đủ mạnh, các quy định pháp luật chưa mang tính khả thi nên hiệu quả giải quyết là rất thấp.
Luật phá sản 2004 ra đời, mặc dù đã phát huy tác dụng trong việc lành mạnh hoá môi trường hoạt động sản xuất, kinh doanh; khắc phục được một phần tình trạng nhiều doanh nghiệp trên thực tế đã mất khả năng thanh toán đáng lẽ phải chấm dứt hoạt động nhưng vẫn tồn tại, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các doanh nghiệp khác như trước đây. Tuy nhiên, Luật này vẫn chưa phát huy được vai trò là công cụ giúp phục hồi doanh nghiệp; tỷ lệ phục hồi doanh nghiệp sau khi mở thủ tục phá sản là rất thấp. Qua kết quả giải quyết phá sản năm 2007 của tòa án nhân dân cho thấy, trong tổng số 30 địa phương có báo cáo về Toà án nhân dân tối cao thì có đến 09/30 địa phương không thụ lý vụ việc phá sản nào. Trong số các địa phương có thụ lý vụ việc phá sản thì số lượng rất khiêm tốn, tập trung ở một số địa phương như Hà Nội (31 vụ), Thành phố Hồ Chí Minh (27 vụ), Đà Nẵng (10 vụ), Thừa Thiên Huế (33 vụ), Đắc Lăk (11 vụ), Lâm Đồng (6 vụ),…. Trong tổng số 30 địa phương đó có báo cáo thì chỉ có 01 vụ việc phá sản tại Toà án nhân dân tỉnh Lâm Đồng được giải quyết với kết quả phục hồi doanh nghiệp (Xí nghiệp Dâu tằm tơ tháng tám). [2, Tr6].
Qua trên ta thấy, kết quả phục hồi doanh nghiệp là quá thấp, không phát huy được đúng vai trò của Luật phá sản. Theo thống kê thì số vụ phá sản
được thụ lý hàng năm đã thấp hơn rất nhiều so với số lượng các doanh nghiệp được thành lập mới. Trong số đó thì vụ việc được giải quyết với kết quả phục hồi doanh nghiệp lại càng thấp và chiếm tỷ lệ không đáng kể. Điều này nói lên phần nào sự hạn chế của quá trình xây dựng và thực thi Luật phá sản. Phải chăng Luật phá sản đã không tạo cơ hội tối đa để các doanh nghiệp này được phục hồi hay vì các doanh nghiệp này muốn nhanh chóng thoát khỏi cảnh nợ nần chồng chất nên đã tìm cách trốn tránh trách nhiệm của mình. Việc các doanh nghiệp không thể phục hồi hoặc không muốn phục hồi sẽ để lại hậu quả rất lớn đối với các chủ nợ, nhất là các doanh nghiệp, hợp tác xã đang có nhiệm vụ chi trả những khoản nợ lớn. Việc áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã bị toà án tuyên bố phá sản ngay sẽ dẫn tới hiệu quả thu hồi nợ của các chủ nợ là rất thấp (thông thường chủ nợ chỉ thu hồi khoảng 18% số nợ) [2, Tr7]. Sở dĩ, kết quả thu hồi nợ của các chủ nợ là thấp bởi vì hầu hết các doanh nghiệp khi bị áp dụng thủ tục phá sản thì tình trạng tài chính đã kiệt quệ, số tài sản còn lại để chi trả không đáng bao nhiêu, đó còn chưa kể đến việc có những doanh nghiệp có hiện tượng cất giấu, tẩu tán tài sản, thực hiện những hành vi không minh bạch khi thống kê tài sản còn lại của mình với cơ quan có thẩm quyền. Đó không chỉ là hạn chế của Luật phá sản mà nó còn là ý thức trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia vào thủ tục này. Đây là vấn đề thường xuyên phải bàn đến trong quá trình áp dụng pháp luật.
Trong thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản đang ở mức cao, thủ tục phục hồi đang đứng trước tình trạng sẽ được áp dụng nhiều hơn. Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) công bố ngày 12/3/2009, trong số 864 doanh nghiệp được khảo sát thì có một phần tư số doanh nghiệp được khảo sát lo ngại bị phá sản. Ngoài ra, 9% doanh nghiệp cho biết sẽ tạm ngừng sản xuất kinh doanh một thời gian dài, 31% doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn lớn nhưng hy vọng vượt qua, và chỉ có 15% doanh nghiệp nói có nhiều khả năng tiếp tục phát
triển tốt hơn năm ngoái. Như vậy, việc các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong hiện tại và tương lai là rất nhiều, chiếm một tỷ lệ lớn. Điều đó, thể hiện rõ hơn nữa thực trạng kinh tế nước ta và nói lên nhu cầu cần có sự điều chỉnh của pháp luật nói chung và Luật phá sản nói riêng. Đứng trước nguy cơ sụp đổ, các doanh nghiệp này cần có sự hỗ trợ, tìm ra giải pháp để cứu lấy chúng. Luật phá sản với các quy định về thủ tục phục hồi doanh nghiệp, nếu biết cách vận dụng nó thì sẽ giảm bớt được phần nào những mối lo ngại về sự đổ vỡ. Nếu như trước đây, việc áp dụng thủ tục phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã không đạt hiệu quả cao trên thực tế, thì ngày nay và trong tương lai ta phải khắc phục những nhược điểm của nó. Phục hồi doanh nghiệp nếu thành công thì có lẽ thủ tục này sẽ thu hút được những doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản tận dụng mọi cơ hội để cứu lấy mình và hoạt động một cách công khai, minh bạch, sẽ không có hiện tượng nhiều doanh nghiệp chỉ tồn tại về mặt pháp lý, mà trên thực tế thì đã chết. Sự hạn chế trong việc áp dụng thủ tục phục hồi cũng nói lên nhu cầu của các doanh nghiệp, hợp tác xã đang lâm vào tình trạng phá sản, việc áp dụng thủ tục do pháp luật quy định với những doanh nghiệp này theo họ là mang tính chất bắt buộc, gò bó. Vì vậy, trong thực tế có những doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng phá sản thì họ không tuân theo những quy định của pháp luật ngay mà tự mình tìm cách khôi phục tình trạng của doanh nghiệp đó. Có vấn đề này, chắc hẳn vì các doanh nghiệp đó cho rằng cơ quan công quyền sẽ không giúp được gì trong việc phục hồi hoạt động sản xuất của họ mà các cơ quan đó chỉ làm theo những gì pháp luật quy định, những cơ quan này không có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì làm sao hiểu được phương thức sản xuất của doanh nghiệp mà tham gia. Đây là khoảng cách cần được lưu ý.
Tính kém hiệu quả của Luật phá sản đã làm ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh của nước ta, làm cho tính hấp dẫn về môi trường kinh doanh của Việt Nam bị tụt xuống. Với thủ tục phá sản phức tạp và kéo dài (để hoàn thành thủ tục phá sản cho một doanh nghiệp ở Việt Nam cần 5 năm và
tốn chi phí 14,5% giá trị tài sản còn lại đã dẫn đến thực trạng nhiều doanh nghiệp đã không tuân thủ đúng luật định khi tiến hành thủ tục này. Các doanh nghiệp sẽ tự tiến hành việc phục hồi và khi không phục hồi được thì mới đưa ra xử lý theo pháp luật. Khi đó, việc áp dụng thủ tục phục hồi chỉ còn là hình thức mà thôi.
CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆNVÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA THỦ TỤC PHỤC HỒI TRONG PHÁP LUẬT