Kết luận chương

Một phần của tài liệu Khảo sát nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sữa thanh trùng và đánh giá khả năng phân phối sản phẩm của hợp tác xã Thương mại – Dịch vụ Thuận Thành trên địa bàn thành phố Huế (Trang 76)

- Phòng kế toán: chịu trách nhiệm về mặt quản ly tài chính của HTX, có chức năng: + Cung cấp số liệu, thông tin kinh tế và kết quả về hoạt động kinh doanh cho chủ nhiệm.

2.3Kết luận chương

Năm2009/Năm2008 Năm2010/Năm

2.3Kết luận chương

Như vậy, qua quá trình giới thiệu và phân tích, chương này đã chỉ ra được những nội dung sau đây:

Một là,sau khi giới thiệu tổng quan về HTX TM-DV Thuận Thành trong phần đầu của chương, người nghiên cứu đã chứng minh tính đại diện của mẫu quan sát bằng cách so sánh hai chỉ số quan trọng giữa mẫu và tổng thể đó là: số nhân khẩu trung bình/ hộ gia đình và tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi. Kết quả cho thấy, mẫu thu thập mang tính đại diện cao, các chỉ số xấp xỉ bằng tổng thể, tạo điều kiện thuận lợi cho các thống kê, các phép kiểm định sử dụng trong đề tài.

Hai là,đề tài đã phân tích tương đối sâu về mục tiêu thứ nhất, mô tả các đặc điểm cơ bản của người tiêu dùng tiềm năng sữa thanh trùng, kết quả phân tích của chương có thể được tóm tắt như sau: Bằng phép thống kê từ mẫu quan sát, kết hợp các công cụ kiểm định tỉ lệ trong tổng thể Binomial Test và kiểm định giá trị trung bình trong tổng thể One- Sample T Test, đề tài đã chỉ rõ:

- Nhu cầu của thị trường về sản phẩm mới sữa thanh trùng là rất cao, khoảng 60- 70% hộ gia đình. Đánh giá nhu cầu thực sự, nhu cầu có khả năng thanh toán, thì cũng có đến 60-70% hộ gia định trong tổng thể cho rằng họ có nhu cầu cao về sản phẩm mới, đồng thời mức giá hiện hành của sản phẩm là có thể chấp nhận được. Những con số này cho thấy thành phố Huế là một thị trường đầy tiềm năng trong việc phát triển sản phẩm sữa thanh trùng.

- Đối tượng khách hàng mục tiêu tiềm nằng của sản phẩm sữa thanh trùng là nhóm dân số có độ tuổi từ 15-25 với kết quả thu được từ phép kiểm định tỉ lệ trong tổng thể là 70%. Sự phân hóa rõ rệt trong nhóm các đối tượng tiêu dùng như trên sẽ là căn cứ quan trọng để các nhà cung ứng tập trung nỗ lực thực hiện các chương trình marketing mix vào

- Có đến 60% hộ gia đình trên địa bàn cho rằng mức giá hiện hành trên thị trường của sản phẩm sữa thanh trùng như đã giới thiệu là phù hợp. Mặc dù, so với sản phẩm sữa nước tiệt trùng, giá cả sản phảm này cao hơn, song, điều này cho thấy người tiêu dùng rất sẵn lòng chi trả thêm một mức phí để có thể hưởng thụ một sản phẩm có chất lượng cao hơn.

- Nếu sử dụng sản phẩm này, có đến 80% hộ gia đình sẽ chọn siêu thị làm kênh phân phối chính. Với thời hạn bảo quản ngắn, điều kiện bảo quản khắt khe, người tiêu dùng tin rằng kênh siêu thị sẽ là lựa chọn an toàn hơn các kênh khác trong việc phân phối sản phẩm. Chính điều này sẽ tác động đến nhận thức của các doanh nghiệp cung ứng, nhằm đảm bảo chất lượng trong phân phối, xây dựng niềm tin cho người tiêu dùng.

- Lượng sữa thanh trùng ước tính sẽ được mỗi hộ gia đình tiêu thụ trong một tuần là 1000-1200ml

- Người tiêu dùng đều đánh giá các yếu tố: uy tín, giá cả sản phẩm, mức độ truyền thông, giới thiệu từ người thân là khá quan trọng trong việc lựa chọn nhãn hiệu/ thương hiệu sản phẩm

Ba là, trong chương này, đề tài cũng giải quyết được mục tiêu thứ hai đã đưa ra, xây dựng được mô hình hồi quy tuyến tính của nhu cầu sản phẩm sữa thanh trùng với 5 biến đó là:

- Giá cả bản thân sản phẩm: biến này có quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc. - Mức thu nhập trung bình hàng tháng trên 10 triệu cũng ảnh hưởng ngược chiều đến nhu cầu với những nguyên nhân đã được phân tích kĩ.

- Ba biến còn lại thuộc về niềm tin, thái độ người tiêu dùng đối với sản phẩm sữa thanh trùng, đều có mối quan hệ thuận chiều với biến nhu cầu, là: Giá trị dinh dưỡng, Sự khác biệt của sản phẩm, Sự quan trọng của việc xuất hiện sản phẩm.

Mô hình này đã được xây dựng và kiểm tra tính phù hợp. Mô hình là căn cứ quan trọng trong việc xác định mức độ ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố, từ đó đề xuất các giải pháp, chiến lược phát triển sản phẩm trong thời gian sắp tới, đồng thời, mô hình còn là cơ sở lý thuyết cho các nghiên cứu về sau.

Bốn là, chương này còn tiếp tục phân tích để giái quyết mục tiêu thứ ba của đề tài,

đánh giá khả năng phân phối sản phẩm sữa thanh trùng trên địa bàn thành phố Huế.

Trong phần này, bằng kết quả thống kê từ tài liệu thứ cấp, kết hợp phỏng vấn sâu đại diện ban lãnh đạo của HTX, đề tài đã nêu được một số nét chính liên quan đến khả năng phân phối sản phẩm mới. Các kết quả quan trọng của phần này là:

- Đánh giá, xem xét mạng lưới phân phối hàng hóa của HTX: có thể nhận định rằng, HTX TM-DV Thuận Thành là một trong những nhà phân phối đi đầu về mạng lưới bán lẻ rộng khắp địa bàn thành phố Huế, khả năng cung ứng linh họat, nguồn hàng phong phú,… có thể đảm bảo tính kịp thời, nhanh chóng trong việc phân phối sản phẩm sữa thanh trùng đến tận tay người tiêu dùng.

- Xem xét, đánh giá cơ cấu các chủng loại sản phẩm sữa được tiêu thụ tại HTX để có nhận định tổng quan về thị trường các sản phẩm về sữa của doanh nghiệp. Những con số báo cáo cho thấy Thuận Thành là một đơn vị phân phối các sản phẩm sữa hiệu quả với giá trị lên đến trên 10 tỉ đồng (năm 2009) và gần 15 tỉ đồng (năm 2010)

- Xem xét, đánh giá khả năng tiêu thụ các sản phẩm sữa nước theo nhãn hiệu/ thương hiệu tại HTX. Kết quả cho thấy, giá trị mà sản phẩm sữa nước mang lại năm 2010 cho HTX lên đến gần 5 tỉ đồng, chiếm 1/3 tỉ trọng về mặt giá trị của việc tiêu thụ tất cả các sản phẩm sữa. Đồng thời, theo kết quả phỏng vấn, Vinamilk hiện đang là nhà cung ứng sản phẩm sữa nước số 1 cho HTX, do đó, nếu có thể nhanh chóng nắm bắt thông tin thị trường và tận dụng mối liên kết chặt chẽ đối với Vinamilk, HTX hoàn toàn có thể trở thành doanh nghiệp phân phối sản phẩm sữa thanh trùng lớn mạnh trên địa bàn thành phố Huế.

- Chương này cũng xây dựng ma trận SWOT, trong đó chủ yếu chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, đồng thời phân tích các cơ hội, thách thức của thị trường để đánh giá tiềm năng phân phối sản phẩm sữa thanh trùng của HTX TM-DV Thuận Thành.

- Kết quả của các cuộc trao đổi, phỏng vấn sâu với lãnh đạo của HTX cho thấy hiện tại doanh nghiệp này cũng rất quan tâm tới sản phẩm, các điều kiện, các định hướng, tầm nhìn hoàn toàn phù hợp với khả năng phát triển sản phẩm sữa thanh trùng tại thành phố Huế trong thời gian sắp tới.

Tóm lại, chương 2 chủ yếu đi sâu vào phân tích các kết quả điều tra định lượng và định tính đã thực hiện. Chương đã giải quyết được ba mục tiêu lớn đã đề ra của đề tài, đồng thời, làm căn cứ để giải quyết trọn vẹn mục tiêu còn lại là đề xuất các giải pháp giúp HTX TM-DV Thuận Thành có thể thành công trong việc phân phối sản phẩm sữa thanh trùng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Khảo sát nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sữa thanh trùng và đánh giá khả năng phân phối sản phẩm của hợp tác xã Thương mại – Dịch vụ Thuận Thành trên địa bàn thành phố Huế (Trang 76)