Điểm mạnh: Có hệ thống tủ sách sạch, đẹp 3 Điểm yếu:

Một phần của tài liệu BAO CAO TU DANH GIA CO SO GDPT 2011 (Trang 53)

3. Điểm yếu:

- Do điều kiện về tài chính và cơ sở vật chất nên chưa có phòng đọc riêng của giáo viên và học sinh, chưa có kế hoạch xây dựng thư viện điện tử.

- Chưa có nhân viên chuyên trách thư viện đủ trình độ nên việc quản lí thư viện phải do giáo viên kiêm nhiệm.

- Số sách, báo, tạp chí, tài liệu tham khảo được bổ sung còn hạn hẹp nên chưa đủ đáp ứng được nhu cầu đọc, học tập và nghiên cứu.[H5.5.04.04]

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Xin kinh phí hỗ trợ, đầu tư để mua sắm thêm nhiều đầu sách, báo, tạp chí, tài liệu tham khảo nhằm làm phong phú thêm nguồn tư liệu

- Xin bổ nhiệm nhân viên thư viện có chuyên môn nghiệp vụ

- Có kế hoạch tìm hiểu về mô hình hoạt động của thư viện điện tử để xây dựng.

5.Tự đánh giá:

- Theo các chỉ số: Chỉ số a: Đạt; Chỉ số b: Không đạt ; Chỉ số c: Không đạt - Theo tiêu chí: Không đạt

5.5.Tiêu chí 5. Nhà trường có đủ thiết bị giáo dục tối thiểu, đồ dùng dạy học, kho chứa thiết bị giáo dục và bảo quản theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a/ Nhà trường đã có các thiết bị giáo dục tối thiểu, đồ dùng dạy học, kho chứa thiết bị giáo dục .[H5.5.05.01]

b/ Có các biện pháp bảo quản các thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học hiện có khá tốt.

c/ Mỗi học kỳ, trường tiến hành rà soát, đánh giá các biện pháp bảo quản thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học qua công tác kiểm kê tài sản.[H5.5.05.02]

2. Điểm mạnh:

- Được trang bị một số thiết bị dạy học và đồ dùng dạy học.[H5.5.05.03] - Khai thác việc sử dụng thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học hiện có.

3. Điểm yếu:

- Số thiết bị, đồ dùng dạy học chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học của giáo viên và học sinh.

- Chưa có nhân viên quản lí phòng thiết bị đúng chuyên môn nên giáo viên phải kiêm nhiệm.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Thu hút các nguồn đầu tư, hỗ trợ để mua sắm trang thiết bị dạy học.

- Có lịch thực hành- thí nghiệm, mượn đồ dùng dạy học hợp lý để tận dụng tối đa, có hiệu quả thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học.

- Xin bổ nhiệm nhân viên chuyên môn quản lý thiết bị dạy học .

5. Tự đánh giá: Không đạt

- Theo các chỉ số: Chỉ số a: Không đạt ; Chỉ số b: Đạt ; Chỉ số c: Đạt - Theo tiêu chí: Không đạt

5.6.Tiêu chí 6. Nhà trường có đủ khu sân chơi, bãi tập, khu để xe, khu vệ sinh và hệ thống cấp thoát nước theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác.

1. Mô tả thực trạng:

a/ Khu sân chơi, bãi tập của nhà trường có diện tích bằng 50% tổng diện tích mặt bằng của nhà trường [H5.5.06.01]

b/ Nhà trường bố trí hợp lý khu để xe cho giáo viên, nhân viên[H5.5.06.02], học sinh[H5.5.06.03] trong khuôn viên trường, đảm bảo an toàn, trật tự và vệ sinh;

c/ Có khu vệ sinh được bố trí hợp lý cho giáo viên, nhân viên, học sinh; có đủ nước sạch, ánh sáng.

2. Điểm mạnh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khu nhà để xe giáo viên, nhà để xe học sinh bố trí hợp lý.

- Nhà trường có đủ nước sạch (nước suối đóng bình, bồn lọc nước), nhà vệ sinh sạch sẽ[H5.5.06.04] .

3. Điểm yếu:

- Chưa có nhiều cây bóng mát.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Có kế hoạch trồng thêm cây xanh để tạo bóng mát giúp hoạt động vui chơi, tập luyện của HS có hiệu quả hơn.

5. Tự đánh giá:

- Theo các chỉ số: Chỉ số a: Đạt; Chỉ số b: Đạt; Chỉ số c: Đạt - Theo tiêu chí: Đạt

Kết luận tiêu chuẩn 5 : Trường THPT Nguyễn Hữu Thận còn non trẻ, tiềm

lực tài chính và CSVC chưa được đầu tư nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dạy và học. Tin tưởng rằng với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, các ban ngành, đoàn thể cơ sở vật chất của trường sẽ dần đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu phục vụ hoạt động giáo dục và giảng dạy.

6.Tiêu chuẩn 6: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Trong xu hướng xã hội hoá giáo dục hiện nay, việc kết hợp tốt giữa nhà

trường, gia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục học sinh là tất yếu, cấp thiết. Bởi trường học là một mắt xích quan trọng của xã hội, là nơi bồi dưỡng và phát triển nhân cách của học sinh, là nơi đào tạo nguồn nhân lực có đủ đức-tài cho xã hội. Với trường THPT Nguyễn Hữu Thận, sự quan tâm của gia đình và các tổ chức, đoàn thể là nguồn động lực lớn lao giúp trường vượt qua những khó khăn trước mắt.

6.1.Tiêu chí 1. Ban đại diện cha mẹ học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm, hoạt động theo quy định; nhà trường phối hợp hiệu quả với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để nâng cao chất lượng giáo dục.

1. Mô tả thực trạng:

a/ Ban đại diện cha mẹ học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh [H6.6.01.03].

- Mỗi lớp có một chi hội cha mẹ học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

- Nhà trường có Ban thường trực cha mẹ học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

b/ Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban thường trực Hội cha mẹ học sinh trường thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

c/ Định kỳ, nhà trường tổ chức các cuộc họp với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh; nhà trường góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh [H6.6.01.04].

2. Điểm mạnh:

- Hàng năm nhà trường đều tổ chức Đại hội cha mẹ học sinh, bầu ra được đủ các chi hội lớp [H6.6.01.01], ban đại diện trường [H6.6.01.02].

- Thường xuyên trao đổi, thu thập thông tin giữa nhà trường với cha mẹ học sinh để nắm bắt thông tin kịp thời nhằm có biện pháp xử lý.

- Hội cha mẹ học sinh hoạt động tích cực, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo dục học sinh.

3. Điểm yếu:

Một số bậc cha mẹ đi làm ăn xa, có nhận thức về tầm quan trọng của việc học đối với con, em hạn chế nên chưa quan tâm đúng mực đến việc phối hợp với nhà trường để giáo dục con em của mình.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Tăng cường trao đổi, nắm bắt thông tin từ phía học sinh và phụ huynh để có những biện pháp giáo dục thích hợp và điều chỉnh kịp thời.

5. Tự đánh giá:

- Theo các chỉ số: Chỉ số a: Đạt; Chỉ số b: Đạt; Chỉ số c: Đạt - Theo tiêu chí: Đạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.2.

Tiêu chí 2: Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp.

1. Mô tả thực trạng:

a/ Có kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục.

- Đoàn trường phối hợp với các Xã đoàn, Công an xã trong việc quản lý và giáo dục Đoàn viên, Thanh niên.

b/ Có sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân đối với các hoạt động giáo dục.

- Trong năm học có sở GD&ĐT TP Hà Nội ủng hộ bằng tiền mặt để nhà trường khắc phục hậu quả sau bão lũ.

c/ Hàng năm, tổ chức đánh giá sự phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp….

- Từng học kỳ, nhà trường tổ chức cuộc họp có đầy đủ các tổ chức trong nhà trường để đánh giá tình hình học tập của học sinh.

2. Điểm mạnh

- Hàng năm nhà trường đã kêu gọi sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của các tổ chức đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường để thực hiện hoạt động giáo dục.

3. Điểm yếu

- Chưa có kế hoạch, nội dung cụ thể trong việc phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục.

- Sự ủng hộ của các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nhà trường với nhà trường còn rất hạn chế.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tăng cường trao đổi, nắm bắt thông tin từ phía học sinh, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để có biện pháp giáo dục thích hợp, từ đó nâng cao được chất lượng giáo dục.

5. Tự đánh giá:

- Theo các chỉ số: Chỉ số a: Đạt; Chỉ số b: Đạt; Chỉ số c: Đạt - Theo tiêu chí: Đạt

Kết luận tiêu chuẩn 6: Nhà trường được sự quan tâm, hỗ trợ của phụ huynh

học sinh, chính quyền địa phương và các đoàn thể, tổ chức xã hội nên tạo được mối quan hệ hài hoà giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục học sinh. Đó cũng chính là sự khích lệ lớn lao đối với thầy và trò trường THPT Nguyễn Hữu Thận trong hành trình khẳng định vị thế của mình.

7.Tiêu chuẩn 7: Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh

Chất lượng giáo dục-đào tạo là tiêu chí quan trọng hàng đầu để đánh giá trường học, là mục đích cao nhất của hoạt động dạy và học. Thông qua xếp loại về học lực và hạnh kiểm của học sinh mà chúng ta đánh giá chính xác, khách quan về quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Với đặc trưng là một trường mới được thành lập, quy mô còn nhỏ, chất lượng đầu vào thấp, CSCV phục vụ dạy học còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ, giáo viên còn non trẻ ... thầy và trò trường THPT Nguyễn Hữu Thận đã có những nỗ lực để tiến gần các trường THPT trong tỉnh nhà.

7.1.Tiêu chí 1. Kết quả đánh giá, xếp loại học lực của học sinh nhà trường đáp ứng được mục tiêu giáo dục của cấp học.

1. Mô tả thực trạng:

a/ Học sinh khối lớp 10 và 11 [H7.7.01.01]

+ Học lực từ trung bình đạt 69.8 % , trong đó xếp loại khá, giỏi: 11%, học lực loại yếu và kém 12 .2 %,

+ Học sinh phải ở lại lớp: 0.61%, Tỉ lệ học sinh bỏ học hằng năm: 2.55 %; - Học sinh khối 12:

+ 100% tổng số học sinh khối lớp 12 đủ điều kiện tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tỉ lệ tốt nghiệp đạt 95,74%

b/ Kết quả xếp loại môn giáo dục quốc phòng - an ninh loại trung bình trở lên đạt 100%, trong đó khá, giỏi đạt 70% tổng số học sinh tham gia học tập [H7.7.01.02] c/ Nhà trường có học sinh tham dự các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh và đạt 7 giải khuyến khích. [H7.7.01.03]

2. Điểm mạnh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Học sinh tham gia học tập giáo dục quốc phòng-an ninh tích cực, đạt kết quả cao

- Có học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh

3. Điểm yếu:

- Tỉ lệ học sinh khá, giỏi chưa cao.

- Nhà trường chưa có học sinh tham dự đầy đủ các môn học trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên.

- Học sinh khối 10 tuyển đầu vào có điểm chuẩn thấp nên tỉ lệ học sinh yếu kém, ở lại lớp còn cao.

- Tỉ lệ học sinh bỏ học cao do hoàn cảnh gia đình, đua đòi, hổng kiến thức cơ bản.

4 . Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Có kế hoạch phân loại học sinh, tăng cường phụ đạo cho học sinh yếu kém khối 10, 11; ôn tập cho học sinh khối 12 thi tốt nghiệp, đại học; tuyển chọn và bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi.

- Nâng cao năng lực sư phạm, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên để đạt hiệu quả cao trong hoạt động dạy học.

- Cụ thể hoá và thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực để hạn chế tình trạng học sinh bỏ học.

- Theo các chỉ số: Chỉ số a: Không đạt; Chỉ số b: Đạt; Chỉ số c: Không đạt - Theo tiêu chí: Không đạt

2.Tiêu chí 2. Kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh trong nhà trường đáp ứng được mục tiêu giáo dục của cấp học.

1. Mô tả thực trạng:

a/ Nhà trường có số học sinh xếp loại hạnh kiểm loại khá và tốt đạt 80.26 %, xếp loại yếu 7.08% tổng số học sinh [H7.7.02.01]

b/ Học sinh bị kỷ luật buộc thôi học có thời hạn theo khoản 2 Điều 42 của ĐLTTH chiếm 0.99 % tổng số học sinh [H7.7.02.02]

c/ Không có học sinh bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Điểm mạnh:

Không có học sinh bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Điểm yếu:

- Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm loại khá và tốt chưa cao.

Một phần của tài liệu BAO CAO TU DANH GIA CO SO GDPT 2011 (Trang 53)