Tiêu chí 4 Mỗi năm học, nhà trường thực hiện tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Một phần của tài liệu BAO CAO TU DANH GIA CO SO GDPT 2011 (Trang 43)

2. Điểm mạnh: 3 Điểm yếu:

4.4.Tiêu chí 4 Mỗi năm học, nhà trường thực hiện tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo

ngoài giờ lên lớp theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1. Mô tả thực trạng:

a/ Nhà trường có kế hoạch cụ thể triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. [H4.4.04.01]

b/ Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. [H4.4.04.02]

c/ Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến các biện pháp thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2. Điểm mạnh:

- Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện đa dạng, phong phú, đáp ứng được kế hoạch đã đề ra.

- Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến các biện pháp thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

3. Điểm yếu:

- Phân công giáo viên kiêm nhiệm nên hạn chế về mặt chuyên môn nghiệp vụ và thời gian.

- Nguồn kinh phí hạn chế dẫn đến việc thực hiện kế hoạch tham quan, ngoại khoá gặp nhiều khó khăn.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Tự bồi dưỡng và cử giáo viên đi học hỏi giáo viên cốt cán đã được đi tập huấn.

- Cân đối và điều tiết nguồn kinh phí hợp lý cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

5.Tự đánh giá:

- Theo các chỉ số: Chỉ số a: Đạt; Chỉ số b: Đạt; Chỉ số c: Đạt - Theo tiêu chí: Đạt

4.5.Tiêu chí 5. Giáo viên chủ nhiệm lớp hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định.

1. Mô tả thực trạng:

a/ Có kế hoạch chủ nhiệm, sổ chủ nhiệm. [H4.4.05.01]

b/ Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của ĐLTTH và các quy định khác.

- Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp; cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm.

- Nhận xét, đánh giá học sinh cuối học kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh.[H4.4.05.02]

- Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với lãnh đạo.

c/ Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá và rút kinh nghiệm về hoạt động chủ nhiệm lớp.

2. Điểm mạnh:

- Giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch chủ nhiệm, sổ chủ nhiệm. - Giáo viên chủ nhiệm có tinh thần trách nhiệm cao.

3. Điểm yếu:

- Có một số học sinh thiếu ý thức học tập và rèn luyện đạo đức gây khó khăn cho công tác giáo dục của giáo viên chủ nhiệm.

- Biện pháp phối hợp giáo dục giữa giáo viên chủ nhiệm, tổ chức Đoàn, bộ phận quản sinh chưa đồng bộ.

- Lãnh đạo nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có kế hoạch và biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ cho công tác chủ nhiệm lớp nhằm tăng cường giáo dục ý thức trách nhiệm, ý thức kỷ luật và ý thức học tập cho học sinh.

5.Tự đánh giá:

- Theo các chỉ số: Chỉ số a: Đạt; Chỉ số b: Đạt; Chỉ số c: Đạt - Theo tiêu chí: Đạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.6.Tiêu chí 6. Hoạt động giúp đỡ học sinh học lực yếu, kém đạt hiệu quả theo kế hoạch của nhà trường và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1. Mô tả thực trạng:

a/ Đầu năm học, nhà trường tổ chức rà soát, phân loại học sinh học lực yếu, kém và có các biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập. [H4.4.06.01]

b/ Nhà trường có kế hoạch cụ thể về đáp ứng được nhu cầu học tập văn hoá với các hình thức khác nhau của học sinh học lực yếu, kém.[H4.4.06.02]

c/ Mỗi học kỳ nhà trường tổ chức rà soát, đánh giá để cải tiến các biện pháp giúp đỡ học sinh học lực yếu, kém.

2. Điểm mạnh:

- Đầu năm học nhà trường tổ chức kiểm tra chất lượng, rà soát, phân loại, học sinh học lực yếu, kém và có các biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập.

- Lãnh đạo thường xuyên rà soát, tìm hiểu, góp ý với giáo viên dạy các lớp có học sinh yếu kém để có biện pháp giảng dạy phù hợp và hiệu quả hơn.

3. Điểm yếu:

- Học sinh có ý thức học tập kém vì nhiều lý do: mất kiến thức cơ bản, đua đòi với bạn bè, cách giáo dục của gia đình không tốt nên khó giúp đỡ toàn bộ học sinh có học lực yếu, kém phấn đấu vươn lên.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Quyết tâm không để học sinh ngồi nhầm lớp, những học sinh nào không có ý thức phấn đấu, lười biếng, ý thức kỷ luật kém, không theo nổi chương trình nhà trường động viên các em nên đi học nghề.

- Có chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng thêm cho những giáo viên có trách nhiệm giúp đỡ học sinh yếu, kém có hiệu quả.

5.Tự đánh giá:

- Theo các chỉ số: Chỉ số a: Đạt; Chỉ số b: Đạt; Chỉ số c: Đạt - Theo tiêu chí: Đạt

4.7.Tiêu chí 7. Hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường, địa phương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác.

1. Mô tả thực trạng:

a/ Giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường theo quy định tại Điều 29 của ĐLTTH;

b/ Nhà trường giữ gìn, phát huy truyền thống địa phương theo quy định;

- Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ xã Triệu Đại, mộ cụ Nguyễn Hữu Thận; tham gia phong trào văn nghệ, thể thao truyền thống ...

- Báo cáo về học sinh giỏi để chính quyền địa phương biết và khen thưởng kịp thời.

c/ Hằng năm, rà soát, đánh giá hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường và địa phương

2. Điểm mạnh:

- Nhà trường tham gia tích cực các phong trào truyền thống của địa phương như văn nghệ, thể thao, đền ơn đáp nghĩa,...

3. Điểm yếu:

- Trường mới thành lập còn nhiều khó khăn chưa đủ điều kiện xây dựng nhà truyền thống, phát huy các phong trào của địa phương.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Có kế hoạch huy động sự giúp đỡ tinh thần và vật chất của các cấp các ngành cho học sinh khó khăn, hiếu học.

5.Tự đánh giá:

- Theo các chỉ số: Chỉ số a: Đạt; Chỉ số b: Đạt; Chỉ số c: Đạt - Theo tiêu chí: Đạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.8.Tiêu chí 8. Nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục thể chất và y tế trường học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác.

1. Mô tả thực trạng:

Nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục thể chất và y tế trường học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác.

a/ Nhà trường thực hiện đầy đủ các hình thức hoạt động giáo dục thể chất và các nội dung hoạt động y tế trường học;

- Thực hiện đầy đủ các hình thức hoạt động giáo dục thể chất: Giảng dạy đầy đủ số tiết theo quy định của Bộ. Tham gia Hội thể thao huyện nhà. [H4.4.08.01]

- Thực hiện các nội dung hoạt động y tế trường học: 100% học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia Bảo hiểm y tế.[H4.4.08.02]

b/ Điều kiện phục vụ công tác giáo dục thể chất và y tế trường học theo quy định: Sân bãi, dụng cụ học tập, giáo viên giảng dạy, phòng y tế, nhân viên chuyên trách, thuốc men chưa đầy đủ

c/ Mỗi học kỳ rà soát, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất .

2. Điểm mạnh:

- Thực hiện đầy đủ các hình thức hoạt động giáo dục thể chất

3. Điểm yếu:

- Kinh phí hạn chế nên các hình thức hoạt động giáo dục thể chất chưa mang lại hiệu quả cao.

- Các điều kiện phục vụ công tác giáo dục thể chất và y tế học đường chưa đảm bảo.

- Nhân viên y tế chưa có.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Có kế hoạch tài chính thích hợp cho các hình thức hoạt động giáo dục thể chất. - Hỗ trợ thiết bị cho hoạt động giáo dục thể chất và y tế học đường theo quy định. - Biên chế nhân viên y tế.

5.Tự đánh giá:

- Theo các chỉ số: Chỉ số a: Đạt; Chỉ số b: Không đạt; Chỉ số c: Đạt - Theo tiêu chí: Không đạt

4.9.Tiêu chí 9. Nhà trường thực hiện tốt nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1. Mô tả thực trạng:

a/ Thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn. [H4.4.09.01]

b/ Nhà trường thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c/ Mỗi năm học, nhà trường điều chỉnh các chủ đề nói chuyện dưới cờ về giáo dục địa phương cho phù hợp.

2. Điểm mạnh:

- Có kế hoạch lồng ghép giáo dục địa phương qua các môn học lịch sử, địa lý.

3. Điểm yếu:

- Chưa thực sự đi vào chiều sâu. Hạn chế về thời gian thực hiện, hạn chế về kinh phí cho hoạt động dạy và học nội dung này.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Có biện pháp khắc phục, bố trí thời gian hợp lý và đưa nội dung giáo dục địa phương vào kế hoạch giảng dạy.

5.Tự đánh giá: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Theo các chỉ số: Chỉ số a: Đạt; Chỉ số b: Đạt; Chỉ số c: Không đạt - Theo tiêu chí: Không đạt

4.10.Tiêu chí 10. Hoạt động dạy thêm, học thêm của nhà trường thực hiện đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cấp có thẩm quyền.

1. Mô tả thực trạng:

a/ Nhà trường phổ biến công khai, đầy đủ đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh các văn bản quy định hoạt động dạy thêm, học thêm. [H4.4.10.01]

b/ Có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy thêm, học thêm theo quy định của nhà trường .[H4.4.10.02]

c/ Có báo cáo đến lãnh đạo hoạt động dạy thêm, học thêm.

2. Điểm mạnh:

- Nhà trường có kế hoạch và phổ biến công khai, đầy đủ đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh về hoạt động dạy thêm, học thêm.

- Nhà trường tổ chức được hoạt động dạy bồi dưỡng nâng cao, dạy phụ đạo một số môn cần thiết và có biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động dạy thêm, học thêm đạt hiệu quả tốt hơn. Từ đó hạn chế được tình trạng học sinh học thêm tràn lan ngoài nhà trưnờg.

3. Điểm yếu:

- Chưa quản lý được một số giáo viên còn dạy thêm ngoài nhà trường.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tham mưu, phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và các ban ngành có liên quan để hỗ trợ nhà trường quản lý giáo viên dạy thêm tràn lan ngoài nhà trường.

- Có biện pháp nâng cao chất lượng phụ đạo, bồi dưỡng để việc học thêm đạt hiệu quả cao..

5. Tự đánh giá:

- Theo các chỉ số: Chỉ số a: Đạt; Chỉ số b: Đạt; Chỉ số c: Đạt - Theo tiêu chí: Đạt

4.11.Tiêu chí 11. Hằng năm, nhà trường thực hiện tốt chủ đề năm học và các cuộc vận động phong trào thi đua do các cấp, các ngành phát động.

1. Mô tả thực trạng:

a/ Có kế hoạch thực hiện chủ đề năm học và các cuộc vận động phong trào thi đua như: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. [H4.4.11.01]

b/ Nhà trường thực hiện tốt các nhiệm vụ của chủ đề năm học và các cuộc vận động phong trào thi đua như:

- Phong trào thi đua “Hai tốt” , thực hiện tốt chủ đề tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện tốt phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực. [H4.4.11.02]

c/ Định kỳ rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề năm học và các cuộc vận động phong trào thi đua. [H4.4.11.03]

2. Điểm mạnh:

- Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của chủ đề năm học và các cuộc vận động phong trào thi đua.

- Định kỳ có rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề năm học và các cuộc vận động phong trào thi đua.

3. Điểm yếu:

- Giáo viên thực hiện kế hoạch chưa được đồng bộ do đặc trưng, cấu trúc chương trình, số lượng giáo viên của từng bộ môn.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Năm học tới lãnh đạo xây dựng kế hoạch cần có độ mở và có kế hoạch dự phòng để khỏi bị động khi cấp trên thay đổi kế hoạch đột xuất.

- Yêu cầu tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch cụ thể trước khi lãnh đạo có kế hoạch chung toàn trường để giáo viên thực hiện đồng bộ hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Tự đánh giá:

- Theo tiêu chí: Đạt

Kết luận về tiêu chuẩn 4: Việc thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt

động giáo dục của nhà trường thực hiện khá tốt do có sự nỗ lực của lực lượng giáo viên và tập thể học sinh. Toàn trường cố gắng rất nhiều để đạt được ý nghĩa của các khẩu hiệu: Nhà trường thân thiện, Học sinh tích cực, Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo....

5. Tiêu chuẩn 5: Tài chính và cơ sở vật chất

Các nguồn tài chính của trường đều hợp pháp và được sử dụng đúng mục đích, phục vụ cho các hoạt động đào tạo và các hoạt động khác của trường. Trường THPT Nguyễn Hữu Thận có một hệ thống quản lý tài chính chặt chẽ, phù hợp với các quy định của Nhà nước, thực hiện phân bổ và sử dụng tài chính hợp lý, công khai, minh bạch và có hiệu quả.

Cơ sở vật chất (CSVC) là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học ở mỗi trường học. Tuy nhiên, do trường mới được thành lập, tiếp quản CSVC từ trường THCS Triệu Đại nên trường còn nhiều hạn chế về các phòng chức năng, thiết bị dạy học, sân bãi ...

5.1.Tiêu chí 1. Nhà trường thực hiện quản lý tài chính theo quy định và huy động được các nguồn kinh phí hợp pháp để hỗ trợ hoạt động giáo dục.

1. Mô tả thực trạng:

Nhà trường thực hiện quản lý tài chính theo quy định và huy động được các nguồn kinh phí hợp pháp để hỗ trợ hoạt động giáo dục.[H5.5.01.01]

a/ Có đủ hệ thống văn bản quy định về quản lý tài chính và lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định. [H5.5.01.02]

b/ Lập dự toán[H5.5.01.03], thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê [H5.5.01.04], báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước; có quy chế chi tiêu nội bộ rõ ràng [H5.5.01.05]; công khai tài chính để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên biết và tham gia giám sát, kiểm tra; định kỳ thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính. [H5.5.01.06]

c/ Có kế hoạch và huy động được các nguồn kinh phí hợp pháp để hỗ trợ hoạt động giáo dục.

2. Điểm mạnh:

- Có đủ hệ thống văn bản quy định về quản lý tài chính và lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định

- Có kế hoạch và huy động được các nguồn kinh phí từ quỹ Hội cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội để hỗ trợ hoạt động giáo dục.

3. Điểm yếu:

Một phần của tài liệu BAO CAO TU DANH GIA CO SO GDPT 2011 (Trang 43)