Quốc ngữ và bộ Học-chính tổng-qu

Một phần của tài liệu Việt Nam, Chữ viết, Ngôn ngữ và Xã hội (Trang 56)

- Nguyễn Phú Phong, 2002, Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt Loại từ và chỉ thịt ừ, Hà Nội, Nhà

1. Quốc ngữ và bộ Học-chính tổng-qu

Bây giờ hãy xem địa vị mà Chính quyền bảo hộ dành cho tiếng Việt trong công cuộc giáo dục ở Việt Nam, qua bộ Học-chính tổng-qui (Règlement général de l'Instruction publique) do Toàn quyền Albert Sarraut ký ngày 21.12.1917, và

đăng lên công báo ngày 10.4.1918. Bộ HCTQ gồm những qui định chung tạo nền móng cho cơ sở giáo dục đặt dưới quyền điều khiển duy nhất của Phủ Toàn quyền. Từ đây, học chính đạt được một diện mạo khá rõ ràng với sự hình thành của ba khu vực : trường Pháp (tiểu học, cao đẳng tiểu học, trung học) ; trường Pháp bản xứ (tiểu học, bổ túc, trung học) ; trường chuyên nghiệp.

Thiên thứ II bộ HCTQ về cấp tiểu học có qui định dạy tiếng Pháp và môn Hán tự như sau :

- Dạy tiếng Pháp (tập đọc, ám tả, học mẹo, làm văn) ở lớp nhì và lớp nhất, mỗi tuần ít ra là 12 giờ.

- Hán tự mỗi tuần lễ chỉ dạy 1 giờ ½ vào sáng thứ năm mà thôi. Lại thêm chỉ thị

: " Dạy Hán tự phải theo chương trình nhà nước. Buổi dạy Hán tự, giáo viên kiêm đốc học nhà trường phải có mặt ở lớp để giữ kỷ luật, không nên để thầy

đồ dạy một mình. "

Rõ ràng là thời gian dạy chữ Hán bị teo lại nhường chỗ cho tiếng Pháp ngay ở

cấp tiểu học. Không những thế lớp dạy chữ Hán còn bị theo dõi, kiểm tra, làm như dạy môn quốc cấm. Nhà cầm quyền thuộc địa vẫn còn nghi ngại các thầy

đồ còn noi theo chí khí, tư tưởng của các sĩ phu nhà nho thuộc các phong trào Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa Thục chăng ? Không thấy nói đến việc dạy tiếng Việt ở cấp này. Nhưng theo Phạm Quỳnh (Nam Phong số 18, juin 1918, tr. 333) : " Cứ lệ thời các môn trong chương trình tiểu học đều phải dạy bằng tiếng Pháp cả. " Xem thế là có chủ trương thay thế tiếng Việt bằng tiếng Pháp như

một ngôn ngữ dùng để dạy dỗ học tập ở nhà trường ngay cảở lớp đồng ấu.

Ở cấp trung học, một trong những mục đích nhắm đến là " dạy cho học trò thực thông tiếng Pháp, vì tiếng Pháp là mối yếu cần cho sự học vấn về sau. " Mỗi tuần lễ thời gian học ở lớp là 27 giờ ½. Trong số giờ này phải để ra 12 giờ học tiếng Pháp và học lịch sử" (sở dĩ gộp giờ Pháp văn với giờ lịch sử vì lịch sửđây là lịch sử nước Pháp, viết bằng tiếng Pháp, chú thích NPP).

Hán tự và quốc ngữ, gọi chung là quốc văn dạy 3 giờ một tuần.

Ở tiểu mục Sự dạy học bằng tiếng Pháp, Nam Phong (số 18 : 339-341) có nhắc

" Từ nay phải hết sức làm cho chữ Pháp thông dụng trong các trường tiểu học, bắt đầu ngay từ lớp ba (...) Vả từ xưa đến nay vẫn thi tiểu học tốt nghiệp bằng chữ Pháp thì đủ biết sự dạy học bằng tiếng Pháp ở các trường đã là một sự cố

nhiên rồi (...)

" Vì những thứ chữ như chữ quốc ngữ, (...) đã thành ra văn tự gì có tiếng trong thế giới đâu, vả ai cũng biết rằng hãy còn khuyết điểm nhiều lắm, chưa có đủ

những danh từ về khoa học để diễn những môn học mới của Thái Tây. "

Xem qua những lời kể trên ta thấy ngay chủ trương bành trướng tiếng Pháp, lấn áp tiếng Việt, thật rõ ràng làm người chủ bút báo Nam Phong cũng phải nhận xét (tr. 340) : " Cho nên cứ như ý riêng của người bàn đây thời dạy học bằng tiếng Pháp trong suốt các trường tiểu học hiện nay e còn chưa được tiện lợi lắm (...) "

Địa vị của tiếng Việt trong nhà trường đã được Hoàng Ngọc Phách, khóa 1914- 1918 trường Bưởi, Hà Nội, trong hồi ký của mình, thốt lên câu : " Thật là ngược đời ! Việt văn bị coi như một ngoại ngữ. " Môn quốc văn bị bạc đãi như

thế, còn người dạy quốc văn thì sao ? Hoàng Ngọc Phách lại nhận xét : " Cả hai thầy (dạy chữ Hán và Việt văn) đều là thầy giáo phụ. Đến trường thường đứng

ở hành lang hoặc ngồi ở các buồng giám thị, không bao giờ vào phòng giáo sư. "

Một phần của tài liệu Việt Nam, Chữ viết, Ngôn ngữ và Xã hội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)