Kiến của Etienne Aymonier

Một phần của tài liệu Việt Nam, Chữ viết, Ngôn ngữ và Xã hội (Trang 33)

- Nguyễn Phú Phong, 2002, Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt Loại từ và chỉ thịt ừ, Hà Nội, Nhà

2. kiến của Etienne Aymonier

Aymonier từng làm công sứ Pháp tại Bình Thuận, giám đốc trường thuộc địa, thành viên của Hội đồng Quản trị Hội Pháp-văn Liên-hiệp ( Alliance

Francaise), biết tiếng Việt, tiếng Chàm và tiến Khmer. Lập trường của

Aymonier là lấy tiếng Pháp thay thế tiếng Hán trên toàn cõi Việt Nam. Dưới

đây là những điểm quan trọng trong hai bài viết của Aymonier đã phát hành trong những năm 1886 và 1890.

Trong bài viết năm 1886, có những đoạn như sau :

" Cuộc thống trị của Pháp không thể nào thực hiện được nếu không có một hình thức biểu hiện tiếng An-nam bằng những con chữ Âu Tây... Đứng một bên cái công cụ cần yếu mà không hoàn toàn đó, có cách sử dụng đơn giản nhưng giới hạn đó ( tức là tiếng Việt, NPP ghi chú ), chúng ta cần phải gieo rắc vào người dân An Nam rằng cái nhu cầu hiểu biết một ngôn ngữ bác học, một ngôn ngữ

cấp cao; việc không thể chối cãi được là sự học hỏi tiếng Pháp phải chính thức thay thế sự học hỏi tiếng Trung Quốc ."

Trong bài năm 1890, Aymonier đã phát biểu :

" Các nhà truyền giáo, những kẻ phát minh ra chữ quốc ngữ, đã sử dụng thứ

rằng công cụ này rất đơn giản, thật tiện lợi cho những ai chỉ nhắm vào một sự

dạy dỗ có giới hạn những tư tưởng bình dân, luân lý, hay đạo giáo. Công cụ

này không cho tiếp cận những chủ đề cao xa, văn chương hay khoa học.

Vào cái thế mà cuộc đọ sức đáng lẽ phải xảy ra giữa tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc, một bên là biểu hiện cho ảnh hưởng đạo đức trong quá khứ, bên kia đại diện cho sự thống trịở tương lai; ở cái thếấy người ta lại đi tìm một kẻ thứ ba, tiến An Nam, mà người ta đem sức ra phát hiện, làm cho thành tựu bằng nhiều hy sinh to lớn.

Có ai nêu ra chuyện phải truất bỏ tiếng An Nam một cách đột ngột hay là từ từ

? Mà việc này có ở trong tầm sức của chúng ta không ? [...] Thực ra, vấn đề được đặt ra là thay thế trong chương trình dạy chính thức, tiếng Trung Quốc, hiện nay được dạy đến tận các thôn quê, bằng tiếng Pháp, ngôn ngữ của những kẻđi chinh phục với hậu quảđược lường trước là sự sử dụng ngôn ngữ này sẽ

toả lan càng ngày càng lớn. Như thế tiếng An Nam sẽ tồn tại trong tình trạng hiện nay, tình trạng hiện có là do sự học hỏi và sử dụng tiếng Trung Quốc trong hàng thế kỷ, tình trạng của một thổ ngữ. Chúng ta hé thấy là tiếng An-Nam sẽ

hao mòn nhanh. Các thanh điệu đã mất đi cái sắc sảo của chúng ở Nam Kỳ

thuộc Pháp. Về lâu dài trong một tương lai xa, ngôn ngữ này chắc sẽ tắt đi và

để lại một số chữ trong tiếng Pháp tương lai của xứ này [...]

... Tôi xin đưa ra lời nguyện ước sau đây :

1. Chương trình dạy chính thức ở Nam Kỳ thuộc Pháp sẽđược đặt cơ sở trong một chừng mực tối đa có thểđược, trên sự học hỏi tiếng Pháp.

2. Trên toàn cõi Đông Dương thuộc Pháp, chính quyền sẽ cho nghiên cứu các phương tiện để thúc đẩy tiếng Pháp (...)

Chớ nên dạy tiếng Pháp cho hàng thân hào, cho giới lãnh đạo, mà phải nhắm vào những đứa trẻ của dân thường, con gái lẫn con trai. Tốt hơn là nhắm vào từng nhóm làng xã, chỗ này chỗ kia, trước tiên là ở những vùng phụ cận những trung tâm Âu Tây, hay trong những làng thiên chúa giáo, ở tất cả những nơi mà thiện chí được bộc lộĐó là cách mà tôi gọi là cắm ngôn ngữ vào đất bằng cách cho nó bắt rễ."

Một phần của tài liệu Việt Nam, Chữ viết, Ngôn ngữ và Xã hội (Trang 33)