Dịch thơ Pháp

Một phần của tài liệu Việt Nam, Chữ viết, Ngôn ngữ và Xã hội (Trang 39)

- Nguyễn Phú Phong, 2002, Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt Loại từ và chỉ thịt ừ, Hà Nội, Nhà

1. Dịch thơ Pháp

Sự thâm nhập sớm nhất của văn học Pháp qua đường dịch thuật được thực hiện từ năm 1884 qua cuốn sách của Trương Minh Ký, Chuyện Phang-sa diễn ra quốc ngữ(16 chuyện ngụ ngôn của La Fontaine), Sài-gòn, 1884 (xem Trần Văn Giáp và đtg, 1972, 82).

Còn có một cuốn khác cùng đề Chuyện Phang-sa diễn ra quốc ngữ gồm 150 chuyện ngụ ngôn của La Fontaine dịch ra dưới thể văn xuôi và thơ lục bát (18 bài) . Sách này được xuất bản năm 1886 và được tài trợ của Hội đồng Thuộc

địa Nam Kỳ thuộc Pháp (Conseil Colonial de la Cochinchine Française). Xem qua cơ quan tài trợ này đủ biết việc áp dụng chữ quốc ngữ có đi đôi với chủ

trương phổ biến văn học Pháp ở những vùng Pháp mới chiếm đóng.

Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng bộ ba Trương Vĩnh Ký, Huình Tịnh Của, Trương Minh Ký, những nhà nho miền Nam tiên phong trong việc dùng chữ

quốc ngữ và có hấp thụ được văn hoá Âu Tây không phải là những tác nhân tích cực cho việc truyền bá văn chương Pháp. Vai trò này về sau dành cho Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh và nhất là nhóm Nam Phong từ nhị thập niên thế kỷ 20 trở đi. Trái lại một người như Huình Tịnh Paulus Của quả xứng

đáng là một nhà Việt Nam học có công trong sự nghiệp giữ gìn, làm giàu, tăng niềm tin tưởng vào tiếng Việt và chữ quốc ngữ qua cuốn Ðại Nam Quấc Âm tự vị, Saigon, Imprimerie Rey, Curiol & Cie, 1895, 596 trang. Thật ra ý ban

đầu của tác giả là muốn làm một cuốn từ điển song ngữ Việt-Pháp nhưng vì gặp nhiều trở ngại đành bỏ phần tiếng Pháp nên Huình Tịnh Của trở nên tác giả

của cuốn từđiển Việt-Việt đầu tiên. Tác giả đã có lời phân bày (Ðại Nam Quấc Âm tự vị, tr. IV) : " Làm tự vị này, sơ tâm ta muốn cho có tiếng Langsa. Hồi mới khởi công, có nhiều quan Tây giùm giúp, sau các ông ấy có việc phải thuyên đi Bắc-kỳ, bỏ có một mình ta, lúng túng, phải bỏ phần dịch tiếng Langsa. Nhưng vậy nhơn khi rỗi rảnh, ta cứ làm theo tiếng ta, chữ ta, viết đi chép lại, ngày đêm khó nhọc, hơn bốn năm trời mới thành công việc... "

Trong một bài nghiên cứu đăng trong Cahiers d'Etudes Vietnamiennes (Tập San Việt Học), 10, 1989-90, Phạm Ðán Bình đã lập một bản kê rất công phu theo niên đại xuất hiện những bản dịch ra Việt ngữ các bài thơ Pháp. Bản kê bắt

đầu với bài dịch thơ ngụ ngôn của La Fontaine của Trương Minh Ký năm 1884 như đã lược bày ở trên và kết thúc với bài dịch của Tường Vân đăng trong Tao Ðàn số 13, 16.10.1939, có đề là Từ giã tổ quốc (Tiếng hát của kẻ vượt bể khơi

đi) mà nguyên bản tiếng Pháp là của Victor Hugo, Le chant de ceux qui s'en vont sur mer (Les Châtiments).

Cũng trong bài này, Phạm Ðán Bình đã đưa ra một số nhận xét đáng lưu ý khi nói về ảnh hưởng của văn học Pháp đối với văn học Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ

20.

Nếu không kể nhà thơ ngụ ngôn La Fontaine, các thi sĩ Pháp khác có thơ dịch ra tiếng Việt thì Victor Hugo dẫn đầu với 27 bài ; Lamartine 16 bài ; Musset 11 ; Verlaine 10 ; Ronsard và Sully Prudhomme, mỗi người 6 bài.

Năm thi sĩ Pháp, Lamartine, Hugo, Musset, Ronsard và Verlaine hầu hết thuộc truờng phái lãng mạng, đã chiếm gần phân nửa tổng số các bài thơ dịch (tức là 139/300) ; số còn lại dành cho khoảng 60 tác giả khác.

Các người dịch dường như nghiêng về các đề tài buồn như sự trôi đi của thời gian, tính mỏng manh của đời người, cái lạnh lùng của số mệnh.

Nếu tính theo ngày xuất hiện bản dịch thì La Fontaine được dịch sớm nhất, lần

đầu tiên năm 1884 do Trương Minh Ký ; Beaudelaire năm 1917 do Phạm Quỳnh dịch ra văn xuôi ba bài thơ trong tập Fleurs du Mal Spleen (U uất), La Rançon (Chuộc mình) Recueillement (Bình tĩnh), đăng trong Nam Phong số 5, 1917. Chateaubriand, một nhà thơ lãng mạng nổi tiếng được dịch năm 1921 qua bài Nuit chez les sauvages de l'Amérique (Ðêm vắng ở khoảng giã bên Tân Thế Giới) do một học sinh năm thứ 3 Quốc Tử Giám, đăng ở Nam Phong số 47. Cùng năm 1921, Lamartine đuợc dịch ra 5 lần, bốn lần với bài Le lac (Cái hồ), một lần với bài L'Automne (Mùa thu), tất cả đều xuất hiện trên

Nam Phong số 48, 49 và 51. Ronsard, một tác giả ở thế kỷ 16, phải chờ đến 1923 với bài Sonnet (sur la mort de Marie) (Một người con gái từ trần); Sully Prudhomme năm 1923 với bài Le vase brisé (Cái bình vỡ); Musset năm 1924 với bài L'étoile du soir (Hỏi sao hôm), bài Lorsque le laboureur... (Nhà sét

đánh cháy) đều đăng trongNam Phong số 88 và sau cùng là Victor Hugo, năm 1925, với bài Hymne [Mort pour la patrie] (Vị quốc vong thân), Nam Phong số

91, và bài Oceano Nox (Những kẻđắm tàu), Nam Phong số 93.

Một phần của tài liệu Việt Nam, Chữ viết, Ngôn ngữ và Xã hội (Trang 39)