III. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN VỌNG
3.2.4. Sử dụng tế bào gốc trong công nghệ nuôi cấy tế bào
trị bỏng
Tế bào gốc (stem cell) đã được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây. Công nghệ tế bào gốc ngày càng có nhiều ứng dụng trong y học, như tạo ra được các vật liệu che phủ, vật liệu thay thế da khi da bị tổn thương lớn. Việc sử dụng tế bào gốc từ dây rốn trẻ sơ sinh (bản quyền của PGS.TS. Phan Toàn Thắng và cộng sự - Đại học quốc gia Singapore, là người đầu tiên trên thế giới tìm ra công nghệ tách tế bào gốc từ cuống dây rốn) đã mở ra một triển vọng to lớn về ứng dụng của công nghệ nuôi cấy tế bào. Khác với các tế bào đã nói ở trên là những tế bào đã biệt hóa cao, tế bào gốc (mầm) dây rốn trẻ sơ sinh là những tế bào biệt hóa thấp, khả năng sinh sản phát triển mạnh, thời gian nuôi cấy nhanh, có thể chủ động trong việc thu nhận sản phẩm ở nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ khác nhau. Do đó khả năng thành công sẽ cao hơn khi áp dụng trên lâm sàng. Từ các tế bào gốc dây rốn trẻ sơ sinh người ta có thể tạo ra các sản phẩm để điều trị vết bỏng (tế bào sừng, nguyên bào sợi),… Hiện nay, Viện bỏng quốc gia đang hợp tác với PGS.TS Nguyễn Toàn Thắng và các đồng nghiệp Singapore để triển khai kỹ thuật này.
3.3. Triển vọng ứng dụng của tế bào gốc
Hiện nay trên thế giới đang có nhiều công trình nghiên cứu về tìm kiếm, tạo ra tế bào gốc từ các nguồn tế bào tối ưu và khả năng ứng dụng của tế bào gốc trong điều trị và thẩm mỹ. Liệu pháp điều trị tế bào gốc là một công cụ hấp dẫn trị liệu để điều trị nhiều bệnh nan y trong tương lai.
Ở Việt Nam, hiện đã có 4 ngân hàng tế bào gốc được thành lập thuộc các đơn vị: Bệnh viện Quân y 103, Công ty cổ phần Mekophar, Công ty cổ phần Ngọc
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà - Nguyễn Thị Hiền - Lưu Thị Lan 40 Tâm, Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TP. Hồ Chí Minh. Ngân hàng tế bào gốc MekoStem mới được thành lập và là ngân hàng đầu tiên trên thế giới lưu trữ hai loại tế bào gốc cùng một lúc, đó là tế bào gốc từ máu và màng dây rốn. Ngân hàng cung cấp các dịch vụ về thu thập, phân tích, xử lý tách tế bào, bảo quản các loại tế bào gốc từ máu và màng dây rốn cho cộng đồng và cá nhân.
Tiềm năng phát triển công nghệ tế bào gốc rất lớn. Hy vọng trong những năm sắp tới công nghệ tế bào gốc được ứng dụng phổ biến hơn nữa.
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà - Nguyễn Thị Hiền - Lưu Thị Lan 41
KẾT LUẬN
Thu nhận được nguyên bảo sợi, tế bào sừng, tế bào gốc da từ tế bào da.
Việc ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong điều trị bỏng cho tỷ lệ thành công cao.
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà - Nguyễn Thị Hiền - Lưu Thị Lan 42
PHỤ LỤC
[1] http://www.medscape.com/
[2] http://www.thaythuocvietnam.vn/
[3] Hồ Thị Thanh Hồng (2005), Tách và nuôi biểu bì da quy đầu người, Khóa luận tốt nghiệp – Đại học Khoa học Tự nhiên.
[4] Nguyễn Phan Xuân Lý (2006), Thiết lập quy trình nuôi nguyên bào sợi từ da quy đầu người, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
[5] Phan Kim Ngọc (2002), Giáo trình thực tập cơ sở Công nghệ sinh học động vật. NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[6] Đỗ Lưu Hoài Niệm (2003), Thiết lập quy trình tách và nuôi cấy tế bào da người, Khóa luận cử nhân khoa học – Đại học Khoa học Tự nhiên.
[9] Abd el-A iz Hanafy A.Ahmad, M.D., Mostafa Hemieda, M.D.; Hassan A Badran, M.D.; F.R.C.S and Ikram I.Seif, MD – Culture allogenic keratinocyte grafts in the treatment of burn: Preliminary Report – The Department of Plastic and Reconstructive surgery, Faculty of medicine, Ain Shams University.
[10] Bruce Wilson – DDW – Epidermal Grow Facture Enemas for Left – Side Ulcerative Colitis – ATLANTA, GA – May 21, 2001.
[11] Alfredo Gragnani; Jeffrey R. Morgan; Lydia Masako Ferreira (2001) Experimental model of culture kerratinocyte – Animals of Burns and Fire Disaster – vol.XIV – n.2 – USA and Brazil.
[18] Mr Jerry G Johnson – Essentials of human anatomy and physiology, Chapter 6 – Skin and the integmentary.
[19] Taylor JR, Lockwood AP, Taylor AJ – The prepuce: specialized mucosa of the penis and its loss to circumcision – British Journal of Urology (1996), 77, 291 – 295.
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà - Nguyễn Thị Hiền - Lưu Thị Lan 43 [25] Hume WJ. Keratinocyte proliferative hierarchies confer protective mechanisms in surface epithelia. Br J Dermatol. 1985; 112 : 493 – 502. [PubMed]
[31] Morris RJ, Fischer SM, Slaga TJ. Evidence that a slowly cycling subpopulation of adult murine epidermal cells retains carcinogen. Cancer Res. 1986; 46 : 3061 – 3066. [PubMed].
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà - Nguyễn Thị Hiền - Lưu Thị Lan 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Khuất Hữu Thanh. 2008. Sinh học tế bào. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. 2. Tạp chí hoạt động khoa học Một số trang web: http://fbm.com.vn/ http://www.medscape.com/ http://tailieu.vn/ http://www.thaythuocvietnam.vn/ http://thuviensinhhoc.com/ http://sinhhocvietnam.com/ http://vietbao.vn/ http://vi.wikipedia.org/wiki/Da/