1 Những hạn chế

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết và vận dụng ở Việt Nam hiện nay (Trang 83)

Những thành tựu đạt đƣợc trong quá trình vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc vào sự nghiệp đổi mới là hết sức to lớn. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong quá trình xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh thời gian qua vẫn còn những tồn tại, đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận một cách nghiêm túc và có những điều chỉnh kịp thời:

Thứ nhất: Quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một vài lĩnh vực còn

bị vi phạm. Việc thực hành dân chủ còn mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hƣởng đến trật tự, an toàn xã hội. Chủ trƣơng, quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, về quyền và lợi ích của các giai cấp, tầng lớp nhân dân chƣa đƣợc thể chế đầy đủ thành pháp luật; hoặc đã thể chế hóa nhƣng chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc; công tác kiểm tra, đôn đốc chƣa thƣờng xuyên; giữa chủ trƣơng và tổ chức thực hiện còn cách biệt. Việc tuyên truyền, vận động, tập hợp, thu hút nhân dân tham gia các phong trào, cuộc vận động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân còn hạn chế. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân chƣa sâu sát các tầng lớp nhân dân và cơ sở.

Thứ hai: Công tác xây dựng Đảng còn nhiều hạn chế, yếu kém, chậm đƣợc

khắc phục. Biểu hiện rõ nhất là tình trạng tham nhũng, suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng.

81

Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta. Tình trạng lãng phí, quan liêu còn khá phổ biến. Thực tế đó đã đƣợc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nhìn nhận một cách thẳng thắn, trung thực và trách nhiệm: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu. . . sự yếu kém trong công tác quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều nghành làm giảm lòng tin của nhân dân đối

với Đảng và Nhà nước, đe doạ tới sự ổn định, phát triển của đất nước”[7, tr. 73].

Đây thật sự là một nguyên nhân căn bản tạo nên kẽ hở nguy hiểm cho các hoạt động phá hoại khối đại đoàn kết, kích động, chia rẽ gây mất ổn định xã hội.

Thứ ba: Xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa chƣa theo kịp yêu

cầu phát triển kinh tế và quản lý đất nƣớc. Năng lực xây dựng thể chế, quản lý, điều hành, tổ chức thực thi pháp luật còn yếu. Tổ chức bộ máy ở nhiều cơ quan còn chƣa hợp lý, biên chế cán bộ, công chức tăng thêm; chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan chƣa đủ rõ, còn chồng chéo. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nƣớc. Cải cách hành chính chƣa đạt yêu cầu đề ra; thủ tục hành chính còn gây phiền hà cho tổ chức và công dân. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chƣa đạt đƣợc yêu cầu đề ra. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chƣa đƣợc ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội. Thực tế này đã làm cho công tác tuyên truyền và vận động tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết thiếu đi tính thuyết phục, cản trở sự đoàn kết giữa nhà nƣớc với nhân dân.

Thứ tư: Công tác tƣ tƣởng chƣa đổi mới mạnh mẽ nội dung và phƣơng thức;

tính chiến đấu, tính thuyết phục và hiệu quả của công tác tƣ tƣởng chƣa cao; nhiều lúc chƣa chủ động và thiếu sắc bén trong đấu tranh chống âm mƣu “diễn biến hoà bình”, chống tuyên truyền phản động của các thế lực thù địch, bác bỏ các quan điểm cực đoan mang tính kích động; thiếu những hình thức, biện pháp cụ thể, có sức thuyết phục để xây dựng, củng cố niềm tin, giải đáp những băn khoăn, vƣớng mắc, mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình đổi mới; chƣa làm tốt chức năng dự báo tình hình, chuẩn bị tƣ tƣởng cho cán bộ, đảng viên chủ động đi vào kinh tế thị trƣờng và

82

hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới; công tác giáo dục lý tƣởng cách mạng, đạo đức, lối sống chƣa thƣờng xuyên, nhiều lúc, nhiều nơi còn buông lỏng, xem nhẹ. Một số nơi, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở yếu kém, giảm sút vai trò lãnh đạo, không sát dân, không nắm đƣợc diễn biến tƣ tƣởng, tâm tƣ, nguyện vọng của nhân dân, không đủ sức tuyên truyền, vận động nhân dân cũng nhƣ giải quyết những bức xúc của nhân dân, để xảy ra tình trạng nhân dân tự phát đấu tranh chống tiêu cực, khiếu kiện gay gắt, phức tạp, khó giải quyết, nhƣ ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng và nhiều tỉnh khác trong cả nƣớc; hoặc bị kẻ địch, ngƣời xấu lợi dụng tuyên truyền, kích động, lôi kéo, tập hợp đi biểu tình, bạo loạn, nhƣ tại một số tỉnh ở Tây Nguyên.

Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm chủ đã đƣợc xác định từ lâu, nhƣng chƣa đƣợc cụ thể hóa đầy đủ và đồng bộ thành một hệ thống quy định của luật pháp thích hợp. Sự phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị còn thiếu chặt chẽ. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc, cơ quan chính quyền trong công tác dân vận bị coi nhẹ, còn nhiều hạn chế, yếu kém, ỷ lại vào bộ máy hành chính và các giải pháp hành chính, coi nhẹ giải pháp tuyên truyền, vận động nhân dân; có lúc, có nơi còn “khoán trắng” cho khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể chính trị - xã hội. Hoặc chỉ mới chú trọng, quan tâm đáp ứng các yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân mà chƣa chú ý phát huy vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của nhân dân, để xảy ra tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Đảng, Nhà nƣớc ở không ít ngƣời dân, dẫn đến tình trạng một số ngƣời lợi dụng dân chủ, hành động cực đoan, khiếu kiện gay gắt, làm phức tạp tình hình, thậm chí có nơi còn gây mất ổn định, trở thành “điểm nóng”.

Nội dung, phƣơng thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội còn hành chính hóa, chậm đƣợc khắc phục, đổi mới. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, xây dựng bộ máy, bố trí cán bộ làm tham mƣu về công tác dân vận; cán bộ trực tiếp làm công tác vận động nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội chƣa đƣợc quan tâm thỏa đáng, chƣa có quan điểm, giải pháp cụ thể, còn chắp vá, dẫn đến hạn chế tính chuyên

83

nghiệp, chƣa ngang tầm với yêu cầu tăng cƣờng và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận.

Tình trạng trên đã làm cho lòng tin vào Đảng, Nhà nƣớc và chế độ của một bộ phận nhân dân chƣa vững chắc, tâm trạng của nhân dân có những diễn biến phức tạp, lo lắng về sự phân hoá giàu nghèo, về việc làm và đời sống. Nhân dân bất bình trƣớc những bất công xã hội, trƣớc tệ tham nhũng, quan liêu, lãng phí. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp và quan trọng cản trở sự đoàn kết giữa nhân dân với các tổ chức, đoàn thể của Đảng cũng nhƣ Chính phủ.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết và vận dụng ở Việt Nam hiện nay (Trang 83)