1 Những thành tựu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết và vận dụng ở Việt Nam hiện nay (Trang 73)

Tƣ tƣởng Hồ Chí Minhlà một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nƣớc ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là tƣ tƣởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ngƣời; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nƣớc thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ; về chăm lo bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là ngƣời lãnh đạo, vừa là ngƣời đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

Hệ thống tƣ tƣởng đó của Ngƣời đã soi đƣờng cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Vì thế, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc, Đảng ta tiếp tục khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tƣ tƣởng, kim chỉ nam cho hành động. Sự lựa chọn ấy, chính là bƣớc phát triển quan trọng trong nhận thức và tƣ duy lý luận của Đảng ta. Dƣới ánh sáng soi đƣờng của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết toàn

71

dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội đƣợc Đảng ta xác định là động lực chủ yếu để phát triển đất nƣớc trong thời kỳ mới.

2. 2. 1. 1. Thành tựu:

Sau gần 30 năm thực hiện đổi mới, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã giành đƣợc nhiều thành tựu đáng ghi nhận, đặc biệt là đối với nhiệm vụ xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết trong tình hình mới theo ánh sáng soi đƣờng của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Có đƣợc những kết quả đó là nhờ vào sự tác động của nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Trƣớc hết về vấn đề dân chủ, thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Hồ Chí Minh:

nước ta là nước dân chủ, chế độ ta là chế độ dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân,

bao nhiêu quyền hạn đều của dân, đồng thời, thực hành dân chủ không phải chỉ dừng

lại ở ý thức, lý luận mà phải quan tâm đến lợi ích thiết thân của các tầng lớp nhân dân. Mặt khác, trên cơ sở nhận thấy dân chủ xã hội chủ nghĩa có tiến bộ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc mới đƣợc củng cố, Đảng và Nhà nƣớc đã tiếp tục đề ra nhiều chủ trƣơng, chính sách nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân lao động. Nhiệm vụ bảo đảm lợi ích, vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các tổ chức đảng, cơ quan nhà nƣớc, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cũng đƣợc Đảng ta nhận thức, quán triệt và thực hiện nghiêm túc, triệt để. Đặc biệt, từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng đến nay, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về tăng cƣờng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, về đại đoàn kết dân tộc, về dân tộc, tôn giáo, về Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Thông qua việc thực hiện những nghị quyết, chỉ thị đó, quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia quản lý kinh tế, xã hội đã từng bƣớc đƣợc phát huy, góp phần tích cực động viên nhân dân phấn khởi đẩy mạnh sản xuất, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - văn hóa – xã hội, củng cố quốc phòng.

Căn cứ vào đặc thù của từng giai cấp, tầng lớp và bộ phận dân cƣ khác nhau, Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra những chủ trƣơng và chính sách khác nhau cho phù hợp. Từ đó, những kết quả đạt đƣợc cũng có sự khác nhau trong từng bộ phận và tầng lớp

72

dân cƣ. Tựu chung lại, đó chính là sự mở rộng, nâng cao đến mức tối đa tinh thần dân chủ trong toàn xã hội. Cụ thể là:

Đối với giai cấp công nhân, Đảng ta luôn có những chủ trƣơng, chính sách thể hiện tinh thần coi trọng phát triển về số lƣợng và chất lƣợng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, thực hiện "trí thức hoá công nhân", nâng cao năng lực ứng dụng và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lƣợng và hiệu quả ngày càng cao, xứng đáng là một lực lƣợng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới. Đồng thời, trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trƣờng quyền lợi cũng nhƣ đời sống vật chất và tinh thần của giai cấp công nhân luôn đƣợc bảo vệ và nâng cao đúng mức.

Đối với giai cấp nông dân, Đảng và nhà nƣớc ta thƣờng xuyên ban hành và thực hiện tốt các chính sách về ruộng đất, phát triển nông nghiệp toàn diện, tiêu thụ nông sản hàng hoá, bảo hiểm sản xuất và bảo hiểm xã hội; phát huy lợi thế từng vùng, giúp đỡ vùng khó khăn; phân bố dân cƣ theo quy hoạch, phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, xây dựng nông thôn mới.

Đối với trí thức, chúng ta đã tạo ra đƣợc một môi trƣờng và điều kiện thuận lợi để thu nhận thông tin, tiếp cận các thành tựu mới của khoa học, công nghệ và văn hoá thế giới, nâng cao trình độ chính trị, kiến thức chuyên môn. Năng lực sáng tạo, phát minh, cống hiến của đội ngũ trí thức đƣợc Đảng và nhà nƣớc khuyến khích phát triển một cách mạng mẽ.

Đối với thế hệ trẻ, luôn nhận đƣợc sự chăm lo giáo dục, bồi dƣỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp. Cơ hội việc làm cho đội ngũ trẻ ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Từ đó, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đối với phụ nữ, chúng ta đã ban hành nhiều văn bản luật và chính sách bình đẳng giới, nhằm bồi dƣỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn. Tất cả đều hƣớng đến mục tiêu là tạo điều kiện tối đa để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào

73

các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành. Thực tế thì rất nhiều những chức vụ quan trọng trong bộ máy quản lý nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng đã đƣợc giao cho cán bộ nữ. Điều đáng tự hào hơn hết là hiện nay chúng ta đã có một đội ngũ các nhà khoa học nữ chất lƣợng cao và đầy lòng nhiệt huyết. . .

Nhƣ vậy, trong thời gian qua, bằng cách tăng cƣờng dân chủ hoá đời sống xã hội, nhất là việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đã tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân tham gia ngày càng đông đảo vào các sinh hoạt chính trị của đất nƣớc, góp phần xoá bỏ dần những ngăn cách do lịch sử để lại, đã có tác dụng tốt làm cho các thành viên trong xã hội cởi mở, xích lại gần nhau hơn, rất có lợi cho việc tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân tộc để từng bƣớc hƣớng tới mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Cùng với nhiệm vụ xây dựng và thực hiện dân chủ một cách phổ biến và rộng rãi, công tác dân vận cũng đƣợc Đảng và nhà nƣớc ta hết sức quan tâm, chú trọng. Nhờ có sự quan tâm sâu sắc và kịp thời đó, công tác dân vận của hệ thống chính trị đã có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức. Các cấp uỷ đảng, chính quyền lắng nghe, tăng cƣờng đối thoại với các tầng lớp nhân dân, tôn trọng các loại ý kiến khác nhau. Từ đây, mọi tầng lớp nhân dân đều tự nhận thấy trách nhiệm của mình đối với những sự nghiệp đổi mới của toàn dân tộc. Mỗi cá nhân, tùy vào điều kiện kinh tế cũng nhƣ năng lực cá nhân của mình đã có những đóng góp thiết thực cho sự phát triển của đất nƣớc. Không chỉ đồng bào trong nƣớc, đồng bào ta ở nƣớc ngoài cũng ngày càng hƣớng về quê hƣơng vì đại nghĩa ấy.

Gần đây nhất là chủ trƣờng lấy ý kiến nhân dân về bản dự thảo Hiến pháp năm 1992. Việc lấy ý kiến nhân dân cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là một trong những việc làm quan trọng tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII. Đến nay, Ban soạn thảo sửa đổi Hiến pháp đã gửi tới Quốc hội báo cáo tiếp thu giải trình đầy đủ các nội dung về sửa đổi Hiến pháp và báo cáo tổng hợp ý kiến của nhân dân gồm 8 tập. Trên cơ sở đó, các đại biểu Quốc hội xem xét, góp ý đến từng nội dung cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Các đại biểu Quốc hội đều đánh giá cao việc lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 dƣới nhiều hình thức phong phú đa dạng, coi đây là đợt sinh hoạt chính trị pháp lý sâu rộng, thể hiện sự

74

dân chủ của chế độ ta. Qua đó, thể hiện tinh thần làm chủ của nhân dân rất cao. Không chỉ nhân dân trong nƣớc, đồng bào ta ở nƣớc ngoài cũng tham gia đóng góp vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 rất tâm huyết và trách nhiệm với nhiều ý kiến khác nhau. Trong lịch sử lập hiến của nƣớc ta, có nhiều lần lấy ý kiến của nhân dân nhƣng lần lấy ý kiến của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đƣợc coi là sâu rộng nhất, tinh thần trách nhiệm của nhân dân cũng đƣợc thể hiện rất rõ. Qua thống kê, có tới hàng chục triệu lƣợt ý kiến đóng góp của tầng lớp nhân dân cho Dự thảo. Điều này cho thấy, nhân dân ta rất quan tâm đến những công việc chung của Nhà nƣớc, các chính sách pháp luật mà Nhà nƣớc ban hành.

Dƣới ánh sáng của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vai trò việc kiện toàn, phát triển hệ thống chính trị đối với quá trình xây dựng và phát triển sức mạnh đoàn kết dân tộc, hệ thống chính trị của chúng ta thƣờng xuyên đƣợc xây dựng và củng cố một cách vững chắc.

Trước hết, trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt được một số kết

quả tích cực. Trong công tác lý luận, Đảng ta đã chủ động nghiên cứu nhiều vấn đề

lý luận và thực tiễn của công cuộc đổi mới, diễn biến mới của tình hình thế giới; giá trị khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, tập trung vào tổng kết và bổ sung, phát triển Cƣơng lĩnh, xây dựng Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và các văn kiện khác trình Đại hội XI của Đảng. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tƣ tƣởng có đổi mới. Coi trọng hơn nhiệm vụ xây dựng đạo đức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; tập trung chỉ đạo có kết quả bƣớc đầu cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chủ động hơn trong đấu tranh chống “diễn biến

hoà bình”, bác bỏ các quan điểm sai trái, luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù

địch.

Việc củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, chất lƣợng đội ngũ cán bộ, đảng viên đạt đƣợc một số kết quả; chú trọng hơn xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng ở những vùng, lĩnh vực trọng yếu, có nhiều khó khăn. Chức năng, nhiệm vụ các loại hình tổ chức cơ sở đảng đƣợc xác định phù hợp hơn. Công tác phát triển, quản lý, nâng cao chất lƣợng đảng viên đƣợc quan tâm chỉ đạo

75

rất sát sao và kịp thời. Sự quan tâm đó đƣợc thể hiện rất rõ tại Hội nghị lần thứ 4 (16/1/2012) Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa XI). Ở đó, đứng trƣớc thực trạng: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa

vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc. . . ”, Tổng Bí thƣ Nguyễn

Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW - Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 4 về: Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Theo đó, để tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác xây dựng Đảng trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện tốt 8 nhiệm vụ trong công tác xây dựng Đảng mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra, coi đó là những nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa lâu dài và phải thực hiện thƣờng xuyên, có hiệu quả, đồng thời tập trung cao độ để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt ba vấn đề cấp bách sau đây:

Một là, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tƣ tƣởng

chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trƣớc hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng.

Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung

ƣơng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm ngƣời đứng đầu cấp ủy, chính

quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng.

Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp

bách trong xây dựng Đảng hiện nay”, từ Trung ƣơng đến các bộ ngành, địa phƣơng,

từng đảng bộ cơ sở, chi bộ đã tiến hành nghiêm túc theo đúng quy trình và đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu. Nhận thức đƣợc nâng cao, từng tập thể, cán bộ, đảng viên, nhất là ngƣời đứng đầu đã đƣợc cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe về nguy cơ suy thoái,

76

thấy rõ ƣu điểm để phát huy, có giải pháp cụ thể và đang thực hiện nghiêm túc để khắc phục, sửa chữa khuyết điểm.

Phƣơng thức lãnh đạo của Đảng tiếp tục đƣợc đổi mới, vừa bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy tốt hơn tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Việc mở rộng, phát huy dân chủ trong Đảng đƣợc chú trọng, đã thí điểm chủ trƣơng đại hội đảng bầu trực tiếp ban thƣờng vụ, bí thƣ, phó bí thƣ. Phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo Đảng từ trung ƣơng đến cơ sở tiếp tục đƣợc cải tiến theo hƣớng sâu sát cơ sở, gần gũi nhân dân, tăng cƣờng đôn đốc, kiểm tra, giám sát.

Nhƣ trên đã phân tích, đoàn kết trƣớc kia cũng nhƣ hiện nay phải gắn liền với dân chủ. Để dân thật sự là chủ, việc thực hành dân chủ phải gắn liền với việc xây

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết và vận dụng ở Việt Nam hiện nay (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)