1 Nhận thức của Đảng về tính cấp thiết của việc xây dựng khối đại đoàn kết

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết và vận dụng ở Việt Nam hiện nay (Trang 66)

TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT Ở NƢỚC TA

HIỆN NAY

2. 1. Nhận thức của Đảng về tính cấp thiết của việc xây dựng khối đại đoàn kết kết

Kể từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn coi trọng việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Ngay trong Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, trên cơ sở phân tích thái độ chính trị của các giai cấp và tầng lớp dân cƣ trong xã hội, Đảng đã đề ra chủ trƣơng tập hợp lực lƣợng, xây dựng khối đoàn kết hết sức phù hợp và hiệu quả. Ở đó, Đảng chủ trƣơng: “tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nhân dân làm cách mạng ruộng

đất, lôi kéo tiểu tư sản, tri thức, trung nông… đi về phe giai cấp vô sản…”[34, tr.

42]. Đồng thời, Cƣơng lĩnh cũng chỉ ra nguyên tắc nhất quán khi thực hiện đoàn kết dân tộc: “trong khi liên lạc với các giai cấp, phải cẩn thận, không khi nào nhượng

một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào thỏa hiệp”[34, tr. 42].

Trong nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I (3/1935), đã nhận thấy và chỉ rõ vị trí, vai trò của quần chúng nhân dân. Mọi quyết sách của cách mạng đều không thể xa rời và xem nhẹ lực lƣợng này. Do đó, nếu Đảng không mật thiết liên lạc với quần chúng, không đƣợc họ tán thành và ủng hộ những khẩu hiệu của Đảng thì những nghị quyết cách mạng của Đảng chỉ là lời nói suông. Đồng thời, Đảng muốn chỉ huy phong trào, muốn đƣa cao trào cách mạng mới lên tới trình độ cao, thực hiện thành công mục tiêu đánh đổ đế quốc phong kiến, lập nên chính quyền Xôviết, thì trước hết cần phải thu phục quảng đại quần chúng. Từ đây, thu phục quảng đại quần chúng là một nhiệm vụ trung tâm, căn bản, cần kíp của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Để làm tròn đƣợc nhiệm vụ này, hàng loạt các giải pháp và yêu cầu đã đƣợc Đảng đề ra nhƣ: phải tìm mọi cách bênh vực quyền lợi của quần chúng, đồng thời không ngừng tăng cường, củng cố và phát triển

các tổ chức quần chúng nhằm hướng đến Mặt trận thống nhất tranh đấu.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2/1951), chủ trƣơng xây dựng khối đại đoàn kết đƣợc Đảng ta gián tiếp trình bày thông qua việc xác định động lực của cách

64

mạng Việt Nam. Ở đó, động lực cách mạng gồm có: “giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tư sản và tư sản dân tộc. Ngoài ra còn có những thân sĩ yêu nước và tiến bộ. Những giai cấp tầng lớp và phần tử đó hợp thành nhân dân mà nền tảng

là công, nông và lao động tri thức. Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo”[34, tr.

139]. Đại hội còn chỉ rõ, Đảng Cộng sản Việt Nam với tƣ cách là tổ chức cao nhất lãnh đạo khối đại đoàn kết phải lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tƣ tƣởng, kim chỉ nam, đồng thời phải xây dựng Đảng theo nguyên tắc một Đảng vô sản kiểu mới. Đây chính là một bƣớc tiến mới trong công tác xây dựng Đảng.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960), trên cơ sở phân tích tính chất của các thành phần kinh tế cũng nhƣ giai cấp trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, Cƣơng lĩnh đại đoàn kết đã đề ra mục tiêu: “phải tạo ra được sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân miền Bắc để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam,

thống nhất đất nước”[28, tr. 277]. Và rồi, sự nhất trí đó đã đƣợc thể hiện rất rõ ở

quyết tâm hành động của mỗi miền: miền Nam quyết tâm với mục tiêu cách mạng dân tộc dân chủ, miền Bắc quyết tâm xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa để trở thành hậu phƣơng vững chắc cho miền Nam ruột thịt.

Sau khi Bắc – Nam sum họp một nhà, vấn đề đoàn kết dân tộc lại đứng trƣớc một tình hình mới. Bởi, sau khi đã đánh đuổi đƣợc ngoại xâm, sức mạnh của ý chí đấu tranh cho độc lập tự do cần đƣợc chuyển thành sức mạnh của ý chí xây dựng xã hội mới, cuộc sống mới. Trƣớc tình hình đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12/1976) và V (3/1982) liên tiếp đƣợc tiến hành. Nhiệm vụ cần kíp của các các Đại hội này đối với chủ trƣơng xây dựng khối đại đoàn kết là phải tìm ra đƣợc mục tiêu mới, nội dung mới làm nền tảng chung để quy tụ sức mạnh đoàn kết dân tộc. Đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, bởi sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở:

trong việc phá hoại, chống kẻ thù, đòi độc lập thì dễ dang lôi kéo toàn dân. Trong

việc kiến thiết thì khó lôi kéo hơn vì nó đụng chạm đến quyền lợi của một đôi giai

tầng trong nước. . . ”[12, tr. 20]. Nhờ nhận thức vấn đề một cách nghiêm túc và sâu

sắc nên khi xây dựng khối đại đoàn kết trong tình hình mới, Đảng ta đã có những bƣớc đi và hành động hết sức đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn.

65

Đặc biệt, từ Đại hội VI - Đại hội mở đầu cho công cuộc đổi mới đến nay, nhận thức của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc có những bƣớc phát triển mới. Nghị quyết Đại hội VI đã nêu lên bốn bài học lớn, trong đó bài học đầu tiên cũng là quan trọng nhất, đó là: “Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng

“lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”.

Bài học kinh nghiệm lịch sử quý gia này đã tạo nên cơ sở xã hội vững chắc để Đảng ta khởi xƣớng, lãnh đạo toàn dân tộc tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, đƣa đất nƣớc ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội; tăng cƣờng tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh; mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế và uy tín của nƣớc ta trên trƣờng quốc tế.

Đồng thời, Đại hội đã xác định phƣơng hƣớng cơ bản trong chính sách kinh tế - xã hội của Đảng ta trong những năm tiếp theo, trong đó thể hiện đậm nét tƣ tƣởng đại đoàn kết. Tinh thần ấy đƣợc quán triệt và thực hiện nghiêm túc, triệt để trƣớc hết trên lĩnh vực kinh tế. Cụ thể là trong lúc này, Đảng ta đề ra đƣờng lối đổi mới, chuyển nền kinh tế hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng, có sự quản lý của nhà nƣớc, theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Chính chủ trƣơng này, đã làm cho nền kinh tế của chúng ta có nhiều khởi sắc. Sự biến chuyển về mặt kinh tế đã nhanh chóng đƣa đến sự biến đổi to lớn về cơ cấu giai cấp, xã hội. Mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội không hoàn toàn nhƣ trƣớc. Những biến chuyển to lớn về mặt xã hội nhƣ trên đƣợc Đảng nhận thức và từ đây, chính sách giai cấp và chính sách dân tộc đã đƣợc Đảng quan tâm cao độ, coi đó là “bộ phận trọng yếu của chính sách xã hội”[3, tr. 47]. Và chính sách xã hội ấy nhằm hƣớng đến mục đích chính trị cao cả là: phát huy quyền làm chủ của nhân dân

lao động và củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII tiếp tục khẳng định và hoàn thiện một bƣớc đƣờng lối đổi mới do Đại hội VI nêu ra. Tổng kết tình hình thực tiễn của đất nƣớc sau 5 năm tiến hành đổi mới, Cƣơng lĩnh của Đại hội rút ra năm bài học kinh nghiệm lớn, xuyên suốt của cách mạng là: “nắm vững hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; Sự lãnh đạo đúng

66

đắn của Đảng Cộng sản là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng, sự lãnh đạo đó phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan”[34, tr. 232-233]. Từ đây, tƣ tƣởng về đại đoàn kết của Đảng cũng đƣợc phát triển lên một tầm cao mới. Điều đó đƣợc thể hiện rất rõ trong các nghị quyết của Ban chấp hành Trung ƣơng, đặc biệt Nghị quyết 8B của Bộ chính trị năm 1991 về đổi mới công tác dân vận, tăng cƣờng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân; Nghị quyết 07 của Bộ chính trị năm 1993 về đại đoàn kết dân tộc và tăng cƣờng Mặt trận dân tộc thống nhất. Ở đó toát lên những tƣ tƣởng chủ đạo: “phải khơi dậy và phát huy đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc, đặt quyền lợi của đất nước, dân tộc và lợi ích của con người lên hàng đầu, lấy đó làm cơ sở để xây dựng các chủ trương, chính sách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kinh tế - xã hội, làm nền tảng để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc”[25, tr. 385].

Đồng thời, về mặt chính trị, tƣ tƣởng Đảng chủ trƣơng: “nêu cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc, mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, chủ trương xóa bỏ mọi thiên kiến, mặc cảm, hận thù trong quá khứ, hòa hợp và liên kết mọi lực lượng người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài vào sự nghiệp xây dựng đất nước, lấy liên minh công

nhân – nông dân – trí thức làm nòng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân”[25, tr.

385]. Đến đây, lần đầu tiên Cƣơng lĩnh của Đảng đề ra một khái niệm mới về xây dựng khối liên minh công - nông - trí làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Với những nội dung nhƣ vậy, Đại hội VII của Đảng thực sự là Đại hội của trí tuệ

- đổi mới – dân chủ - kỷ cương – đoàn kết.

Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996), Đảng ta nhận định: “Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Cũng do nhân dân hưởng ứng đường lối đổi mới, dũng cảm phấn đấu, vượt qua biết bao khó khăn, thử thách mà công cuộc đổi mới đạt

được những thành tựu hôm nay”[4, tr. 73]. Vì vậy phải “tăng cường đại đoàn kết dân

tộc, nâng cao vai trò làm chủ của nhân dân, xây dựng cơ chế cụ thể, thực hiện triệt

để mục tiêu: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”[34, tr. 243]. Để hoàn thành

chủ trƣơng trên, hàng loạt những nhiệm vụ cụ thể để xây dựng con ngƣời Việt Nam mới đã đƣợc các Hội nghị Trung ƣơng Đảng quan tâm, đề cập. Ở đó, con ngƣời Việt Nam mới cần đảm bảo 5 đức tính cơ bản: “Có tinh thần yêu nước, tự cường dân

67

tộc…; Có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung; Có lối sống lành mạnh, nền nếp văn minh, cần kiệm, trung thực, tôn trọng kỷ cương, phép nước…; Lao động chăm

chỉ với lương tâm nghề nghiệp…; Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ…”[34,

tr. 248-249]. Nhờ những đƣờng lối, chủ trƣơng đúng đắn, Đại hội VIII đã đánh dấu bƣớc ngoặt, chuyển đất nƣớc ta sang thời kỳ mới – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nƣớc Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Bƣớc sang thế kỷ XXI, bối cảnh trong nƣớc và quốc tế từng ngày, từng giờ diễn biến phức tạp. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên bộc lộ sự yếu kém trƣớc yêu cầu, nhiệm vụ hoặc thoái hóa, biến chất, làm giảm sút niềm tin của nhân dân. Đó là những nhân tố không thuận lợi đang tác động đến khối đại đoàn kết toàn dân. Nhận thức sâu sắc tình hình ấy, những nhiệm vụ nặng nề của đất nƣớc trong tình hình mới, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (4/2001) diễn ra và nhấn mạnh: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần

kinh tế, của toàn xã hội”[5, tr. 23]. Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng lần thứ 7,

khóa IX đã ban hành nghị quyết về công tác dân tộc, tôn giáo; Nghị quyết về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Những văn kiện thể hiện sự nhất quán của Đảng, Nhà nƣớc ta trong việc vận dụng, phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới.

Tại Đại hội X (4/2006), tiếp tục hoàn thiện đƣờng lối đƣợc xác định trong các kỳ Đại hội trƣớc, Đại hội lần này đã đƣa vấn đề phát huy sức mạnh toàn dân tộc thành một trong bốn thành tố của chủ đề Đại hội với quan điểm: “Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược nhất quán của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết

định bảo đảm thắng lợi bền vữmg của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[6, tr.

68

kết toàn dân theo tinh thần chỉ đạo của Đại hội IX, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng đã nhiệt liệt biểu dƣơng những thành quả đạt đƣợc từ hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đƣợc mở rộng và có hiệu quả hơn, nhất là ở xã, phƣờng. Công tác dân tộc, tôn giáo, vận động ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài có nhiều tiến bộ. Nghị quyết Đại hội còn nêu rõ: “Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của

Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu”[6, tr. 41]. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn

còn nhiều khuyết điểm và hạn chế, đòi hỏi Đảng ta phải mạnh dạn thừa nhận và có những giải phải nhằm điều chỉnh kịp thời. Từ kết quả ấy, để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, Đại hội đã chủ trƣơng:

Thứ nhất, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành

phần, mọi giới, mọi lứa tuổi, ngƣời trong Đảng và ngƣời ngoài Đảng, ngƣời đang công tác và ngƣời đã nghỉ hƣu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống ở trong nƣớc hay định cƣ ở nƣớc ngoài.

Thứ hai, phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nƣớc

và lòng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tƣơng đồng, đồng thời tôn trọng những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hƣớng tới tƣơng lai.

Thứ ba, củng cố và phát triển sâu rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt

trận Tổ quốc trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Thứ tư, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với việc phát huy dân chủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong đời sống xã hội dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện dân chủ trên tất cả các lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,… ở tất cả các cấp các ngành.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết và vận dụng ở Việt Nam hiện nay (Trang 66)