phổi tại khoa A5 - bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2014.
3.2.7.1. Mối quan hệ giữa chi phí điều trị và giải phẫu bệnh.
Bảng 3.23. Mối quan hệ giữa chi phí điều trị và giải phẫu bệnh.
STT Chỉ tiêu UTP tế bào nhỏ UTP không tế bào nhỏ
1 Số bệnh nhân 2 48 2 Số đợt điều trị 13 320 3 CP điều trị TB/đợt (VND) 14.347.046 14.086.519 4 CP điều trị cao nhất/đợt (VND) 25.235.809 40.270.030 5 CP điều trị thấp nhất/đợt (VND) 5.439.196 3.055.584 6 p(Ttest) 0,86
Trong 2 loại ung thƣ phổi thì chi phí điều trị trung bình trên trong 1 đợt điều trị ở ung thƣ phổi tế bào nhỏ cao hơn so với ung thƣ phổi không tế bào nhỏ: 14.347.046 đồng ở ung thƣ phổi tế bào nhỏ so với 14.086.519 đồng ở ung thƣ phổi không tế bào nhỏ. Tuy nhiên sự chênh lệch không quá cao giữa 2 loại ung thƣ phổi.
Cả 2 loại ung thƣ phổi đều có sự dao động lớn giữa chi phí thuốc giữa chi phí cao nhất và chi phí thấp nhất trong 1 đợt. Ở ung thƣ phổi tế bào nhỏ, sự dao động của chi phí điều trị trong 1 đợt từ 5.439.196 đồng đến 25.235.809 đồng. Sự dao động ở ung thƣ phổi không tế bào nhỏ từ 3.055.584 đồng đến 40.270.030 đồng, tức biến động 37.214.446 đồng.
Ta dùng Ttest cho 2 loại ung thƣ phổi để kiểm tra chi phí điều trị trực tiếp của 2 loại thì thu đƣợc p = 0,86 > 0,05. Nhƣ vậy chi phí điều trị của ung thƣ phổi tế bào nhỏ và ung thƣ phổi không tế bào nhỏ khác nhau không có ý nghĩa thống kê.
3.2.7.2. Mối quan hệ giữa chi phí điều trị và giai đoạn bệnh (TNM).
Bảng 3.24. Mối quan hệ giữa chi phí điều trị trong 1 đợt và giai đoạn bệnh ung thƣ phổi.
STT Chỉ tiêu I IIIA IIIB IV
1 Số bệnh nhân 1 9 6 34 2 Số đợt điều trị 6 57 39 231 3 CP điều trị TB/đợt (VND) 15.474.761 14.300.402 14.951.738 13.866.271 4 CP điều trị cao nhất/đợt (VND) 23.255.013 40.270.030 39.028.477 28.855.293 5 CP điều trị thấp nhất/đợt (VND) 10.533.765 3.055.584 5.439.196 5.810.400 6 p(Anovatest) 0,56
Kết quả thu đƣợc cho thấy, chi phí điều trị trung bình trong 1 đợt của bệnh nhân ung thƣ phổi có sự thay đổi giữa các giai đoạn: giai đoạn I có chi phí trung bình là 15.474.761 đồng, 14.300.402 đồng ở giai đoạn IIIA, 14.951.738 đồng ở giai đoạn IIIB và 13.866.271 đồng ở giai đoạn IV.
Sự dao động giữa chi phí lớn nhất và chi phí nhỏ nhất của 1 đợt điều trị ung thƣ phổi trong cả 4 giai đoạn trên đều tƣơng đối lớn. Ở giai đoạn I, chi phí điều trị dao động từ 10.533.765 đồng đến 23.255.013 đồng. Ở giai đoạn IIIA, chi phí điều trị cho 1 đợt dao động từ 3.055.584 đồng đến 40.270.030 đồng. Trong giai đoạn IIIA, chi phí điều trị cho 1 đợt dao động từ 5.439.196 đồng đến 39.028.477 đồng. Sự dao động ở chi phí của bệnh nhân ung thƣ phổi giai đoạn IV từ 5.810.400 đồng đến 28.855.293 đồng.
Sử dụng Anovatest cho chi phí điều trị của 4 giai đoạn ung thƣ phổi thì thu đƣợc p = 0,56 > 0,05. Nhƣ vậy chi phí điều trị của các giai đoạn của ung thƣ phổi khác nhau không có ý nghĩa thống kê.
3.2.7.3. Mối quan hệ giữa chi phí điều trị và sự di căn của ung thư phổi.
Bảng 3.25. Mối quan hệ giữa chi phí điều trị trong 1 đợt và sự di căn của ung thƣ phổi.
STT Chỉ tiêu Xuất hiện di căn Không di căn
1 Số bệnh nhân 45 5 2 Số đợt điều trị 303 30 3 CP điều trị TB/đợt (VND) 14.227.705 12.773.442 4 CP điều trị cao nhất/đợt (VND) 40.270.030 33.362.039 5 CP điều trị thấp nhất/đợt (VND) 5.439.196 3.055.584 6 p(Ttest) 0,14
Trong kết quả thu đƣợc cho thấy: chi phí điều trị trung bình cho 1 đợt ở bệnh nhân có xuất hiện di căn cao hơn ở bệnh nhân chƣa có di căn. Ở bệnh nhân ung thƣ phổi có di căn có chi phí điều trị trung bình là 14.227.705 đồng và ở bệnh nhân chƣa có di căn là 12.773.442 đồng. Tuy nhiên, cả hai trƣờng hợp đều có sự dao động rất lớn giữa chi phí điều trị cao nhất và thấp nhất của 1 đợt điều trị. Ở bệnh nhân ung thƣ phổi có di căn, chi phí điều trị cho 1 đợt dao động từ 5.439.196 đồng đến 40.270.030 đồng. Sự dao động của chi phí ở bệnh nhân ung thƣ phổi chƣa di căn từ 3.055.584 đồng đến 33.362.039 đồng.
Ta dùng Ttest cho chi phí điều trị ung thƣ phổi có di căn và ung thƣ phổi không có di căn thì thu đƣợc p = 0,14 > 0,05. Nhƣ vậy chi phí điều trị của ung thƣ phổi có di căn và ung thƣ phổi không có di căn khác nhau không có ý nghĩa thống kê.
BÀN LUẬN
1. Một số đặc điểm về mẫu nghiên cứu.
1.1. Đặc điểm về độ tuổi, giới tính.
Tuổi là yếu tố quan trọng nhất xác định nguy cơ mắc bệnh ung thƣ. Đó là vì mối quan hệ giữa độ tuổi và tỉ lệ mới mắc thể hiện hậu quả tích lũy của quá trình tiếp xúc với các tác nhân sinh ung thƣ [8].
Trong nhiều nghiên cứu về ung thƣ phổi trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới, thƣờng gặp ung thƣ phổi ở tuổi trên 40, độ tuổi gặp nhiều nhất ở 40-70.
Ở Việt Nam, tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định thành phố Hồ Chí Minh, theo nghiên cứu của Nguyễn Hoài Nam (2000-2002), độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 60 tuổi, trong đó 41-60 tuổi chiếm tỉ lệ lớn nhất với 46,6% [14]. Tại bệnh viện Trƣờng đại học Y Dƣợc Huế, trong nghiên cứu về bệnh nhân ung thƣ phổi giai đoạn 2006-2009 thì nhóm tuổi 50-59 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 30% và tuổi trung bình là 64,04 [13]. Theo nghiên cứu về ung thƣ phổi tại bệnh viện K Hà Nội trong giai đoạn 2009 - 2013 cho biết độ tuổi mắc bệnh trung bình là 57 tuổi [10].
Theo Alyson L. Mahar (2004-2007) thì ung thƣ phổi không tế bào nhỏ thƣờng gặp ở bệnh nhân có tuổi trung bình là 67 [26]. Trong một nghiên cứu (2008) tại Catalonia của Tây Ban Nha, độ tuổi trung bình của bệnh nhân ung thƣ phổi không tế bào nhỏ là 65,4 và ở bệnh nhân ung thƣ phổi tế bào nhỏ là 67,3 [21].
Ở nghiên cứu này, bệnh nhân ung thƣ phổi đều trên 40 tuổi, độ tuổi trung bình của bệnh nhân ung thƣ phổi trong mẫu nghiên cứu tƣơng đối cao tuổi (63,86 tuổi), trong đó, độ tuổi 60-69 có tỉ lệ lớn nhất với 46,00%. Nhƣ vậy kết quả của nghiên cứu về độ tuổi tƣơng tự nhƣ các kết quả ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới
Bên cạnh đó, ung thƣ phổi gặp nhiều ở nam hơn nữ, trong nghiên cứu này tần suất nam/nữ là 5,25.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Hoài Nam thì tỉ lệ nam mắc ung thƣ phổi chiếm 76,6% [14]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Tiến Đức tại bệnh viện K Hà Nội thì tỉ lệ nam mắc ung thƣ phổi cao gấp 3-4 lần nữ [10].
Còn theo Alyson L. Mahar thì bệnh nhân ung thƣ phổi là nam giới chiếm 51,2% [26]. Trong nghiên cứu của Julieta Corral tại Tây Ban Nha, bệnh nhân nam (83,6%) nhiều hơn gấp 5,1 lần so với bệnh nhân nữ (16,4%) [21].
Nhƣ vậy, tỉ lệ nam giới mắc bệnh ung thƣ phổi cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu sự chênh lệch về giới tính có phần cao hơn so với các nghiên cứu khác. Đây là do bệnh viện Trung ƣơng Quân đội 108 là bệnh viện thuộc Quân đội nên tỷ lệ bệnh nhân nam thƣờng chiếm tỷ lệ rất cao.
1.2. Các yếu tố nguy cơ
Hút thuốc lá đƣợc coi là yếu tố nguy cơ chính gây nên ung thƣ phổi. Theo thống kê về ung thƣ phổi của Ngô Quý Châu (2008) tỉ lệ hút thuốc là 80%, chủ yếu gặp ở nam giới [5]. Theo một nghiên cứu về ung thƣ phổi tại bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul Hàn Quốc (2002-2007) có đến 92,1% trong mẫu nghiên cứu phơi nhiễm với khói thuốc lá [28]. Ngoài ra, trong thống kê của Hiệp hội Ung thƣ Mĩ năm 2014, khoảng 80% các ca ung thƣ phổi đƣợc nghĩ là do hút thuốc lá hoặc phơi nhiễm khói thuốc lá bị động [18].
Trong kết quả của nghiên cứu của chúng tôi có 58,00% bệnh nhân có thói quen hút thuốc lá, trong đó không ghi nhận đƣợc trƣờng hợp nào hút thuốc lá là nữ giới. Kết quả này thấp hơn so với các nghiên cứu ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới. Điều này có thể do quá trình khai thác tiền sử của bệnh nhân cũng nhƣ các trƣờng hợp tiếp xúc gián tiếp với khói thuốc lá còn chƣa tốt.
Bên cạnh tiền sử về khói thuốc lá, có 1 bệnh nhân (chiếm 2,0%) có tiền sử liên quan đến bệnh lý phế quản - phổi: bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Theo đánh giá của Mạng lƣới Ung thƣ Quốc Gia Hoa Kỳ (NCCN) thì COPD cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến ung thƣ phổi [27].
Ngoài ra, trong hƣớng dẫn của NCCN đã nêu lên tiền sử gia đình có ngƣời bị ung thƣ là nguy cơ cao dẫn đến bệnh ung thƣ phổi. Tuy nhiên, qua thu thập số liệu
của bệnh nhân, nhóm nghiên cứu không thấy yếu tố này đƣợc đề cập đến. Vì vậy cần đề xuất bác sĩ khai thác thêm yếu tố này [27].