Bảng 2.7. Các biến số nghiên cứu
STT Tên biến số Định nghĩa Cách
thu thập
Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
1 Tuổi Tuổi của bệnh nhân đƣợc tính theo năm Từ bệnh án
(Phụ lục 1)
2 Giới tính Giới tính của bệnh nhân: Nam/nữ Từ bệnh án
(Phụ lục 1)
3 Yếu tố nguy cơ
- Hút thuốc lá. - Các bệnh ở phổi.
- Gia đình có ngƣời bị ung thƣ.
Từ bệnh án (Phụ lục 1)
4 Loại bệnh
ung thƣ phổi
- Ung thƣ phổi tế bào nhỏ
- Ung thƣ phổi không tế bào nhỏ + Ung thƣ biểu mô tuyến
+ Ung thƣ biểu mô tế bào vảy. + Ung thƣ khác. Từ bệnh án (Phụ lục 1) 5 Giai đoạn bệnh Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn IIIA Giai đoạn IIIB Giai đoạn IV
Từ bệnh án (Phụ lục 1)
6 Tình trạng di
căn
Tình trạng ung thƣ của bệnh nhân có xuất hiện di căn hay không
Từ bệnh án (Phụ lục 1)
7 Phác đồ điều trị Các phác đồ hóa chất để điều trị cho
bệnh nhân ung thƣ phổi
Từ bệnh án (Phụ lục 1)
STT Tên biến số Định nghĩa Cách thu thập
Chi phí trực tiếp điều trị
8 Chi phí xét
nghiệm
Chi phí tiền xét nghiệm của bệnh nhân trong 01 đợt điều trị Từ phiếu thanh toán (Phụ lục 2) 9 Chi phí chẩn đoán hình ảnh
Chi phí chẩn đoán hình ảnh của bệnh nhân trong 01 đợt điều trị
Từ phiếu thanh toán (Phụ lục 2)
10 Chi phí giƣờng Chi phí giƣờng của bệnh nhân trong 01
đợt điều trị Từ phiếu thanh toán (Phụ lục 2) 11 Chi phí thuốc, hóa chất
Chi phí thuốc, hóa chất của bệnh nhân trong 01 đợt điều trị Từ phiếu thanh toán (Phụ lục 2) 12 Chi phí vật tƣ hƣ hao
Chi phí vật tƣ tiêu hao của bệnh nhân trong 01 đợt điều trị Từ phiếu thanh toán (Phụ lục 2) Chí phí điều trị trung bình 13 Chi phí TB/đợt 14 Chi phí TB/ liệu trình 2.2.6. Xử lý số liệu
Các số liệu đƣợc xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2007 và phần mềm Stata 12.0.
Tổng chi phí các đợt điều trị của tất cả các bệnh nhân
Số đợt điều trị của tất cả các bệnh nhân
Tổng chi phí các đợt điều trị của tất cả các bệnh nhân
Chƣơng 3:
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu.
3.1.1. Đặc điểm về độ tuổi, giới tính.
Năm 2014, bệnh viện Trung ƣơng Quân đội 108 đã tiến hành điều trị đầy đủ 6 lƣợt hóa chất cho 50 bệnh nhân ung thƣ phổi tại khoa A5.
Bảng 3.8. Phân bố bệnh nhân ung thƣ phổi theo độ tuổi và giới tính
Nhóm tuổi Nữ Nam Tổng n % n % n % 40-49 1 2,00 0 0,00 1 2,00 50 - 59 3 6,00 11 22,00 14 28,00 60 - 69 3 6,00 20 40,00 23 46,00 ≥ 70 1 2,00 11 22,00 12 24,00 Tổng 8 16,00 42 84,00 50 100,00 Tuổi trung bình 59,50 64,69 63,86
Tỉ lệ giữa nam giới và nữ giới mắc bệnh ung thƣ phổi có sự chênh lệch khá lớn, bệnh nhân là nam (84,00%) gấp 5,25 lần so với bệnh nhân nữa (16,00%).
Độ tuổi trung bình của bệnh nhân ung thƣ phổi trong mẫu nghiên cứu là 63,86 tuổi. Trong đó tuổi trung bình của nhóm nam giới (64,69 tuổi) cao hơn nữ giới (59,50 tuổi). Ở đây không ghi nhận trƣờng hợp nào dƣới 40 tuổi. Độ tuổi bệnh nhân mắc UTP cao nhất là 60-69 tuổi (chiếm 46,00%).
3.1.2. Các yếu tố nguy cơ.
Qua việc thu thập thông tin trên bệnh án của 50 bệnh nhân về các yếu tố nguy cơ thƣờng gặp, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ trình bày ở bảng 3.9.
Bảng 3.9. Các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân.
Nội dung Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)
Có yếu tố nguy cơ
Hút thuốc lá 29 58,00
60,00
Các bệnh ở phổi 1 2,00
Không ghi nhận yếu tố nguy cơ 20 40,00
Tổng 50 100,00
Trong 50 bệnh nhân của mẫu nghiên cứu thì có 30 bệnh nhân có ghi nhận về yếu tố nguy cơ trong bệnh án, chiếm 60,00%. Có 29 ngƣời hút thuốc lá, chiếm 58,00%, tất cả đều là nam giới. Trong nghiên cứu này không ghi nhận đƣợc trƣờng hợp bệnh nhân nữ hút thuốc lá. Chỉ có 01 bệnh nhân (chiếm 2,00%) có tiền sử bị bệnh lý ở phổi, đƣợc ghi nhận trong bệnh án là bệnh nhân mắc COPD. 20 bệnh nhân (chiếm 40,00%) có tất cả các lƣợt bệnh án đƣợc ghi là bình thƣờng, không thấy ghi nhận về bất kỳ yếu tố nguy cơ nào.
3.1.3. Kết quả xét nghiệm giải phẫu bệnh
Kết quả xét nghiệm giải phẫu bệnh của 50 bệnh nhân đƣợc ghi trong bảng 3.10, đây là một yếu tố quan trọng để có phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Bảng 3.10. Phân bố bệnh nhân theo thể mô bệnh học ung thƣ phổi.
Loại ung thƣ Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)
UTP tế bào nhỏ 2 4,00
UTP không tế bào nhỏ
UTP biểu mô tuyến 32 64,00
96,00
UTP biểu mô tế bào vảy 2 4,00
Loại khác 14 30,00
Qua bảng 3.10 nhận thấy trong số 50 bệnh nhân của khoa A5 năm 2014, số bệnh nhân UTP không tế bào nhỏ chiếm đa số với 48 trƣờng hợp (chiếm tỉ lệ 96,00% và chỉ có 2 bệnh nhân UTP tế bào nhỏ chiếm 4,00%. Trong số các bệnh nhân UTP không tế bào nhỏ thì UTP biểu mô tuyến chiếm tỷ lệ lớn nhất (64,00%).
3.1.4. Kết quả chẩn đoán giai đoạn bệnh ung thư phổi (dựa vào phân loại giai đoạn TNM) đoạn TNM)
Việc chẩn đoán đúng giai đoạn UTP rất quan trọng vì nó quyết định việc lựa chọn phƣơng pháp điều trị ban đầu, trong đó việc quyết định phẫu thuật (triệt để hay không), và các phƣơng pháp tiếp cận khác nhƣ lựa chọn các phác đồ hóa chất, mục đích sử dụng (tân bổ trợ, bổ trợ…). Bảng 3.11 tổng kết kết quả chẩn đoán giai đoạn của 50 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.
Bảng 3.11. Đặc điểm giai đoạn bệnh.
STT Loại UTP Giai đoạn UTP không tế bào nhỏ UTP tế bào nhỏ Tổng Tỉ lệ (%) n % n % 1 I 1 2,00 0 0 1 2,00 2 II 0 0 0 0 0 0 3 IIIA 9 18,00 0 0 9 18,00 4 IIIB 5 10,00 1 2,00 6 12,00 5 IV 33 66,00 1 2,00 34 68,00 6 Tổng 48 96,00 2 4,00 50 100,00
Hình 3.6. Phân bố ung thƣ phổi theo giai đoạn bệnh
Từ bảng 3.11 nhận thấy, trong tổng số 50 bệnh nhân UTP có đến 34 bệnh nhân (chiếm 68,00%) ở giai đoạn IV là giai đoạn UTP đã có di căn xa. 18,00% bệnh nhân ở giai đoạn IIIA và 12,00% bệnh nhân ở giai đoạn IIIB là giai đoạn lan rộng tại chỗ. Chỉ có 1 bệnh nhân (chiếm 2,00%) nhập viện điều trị ở giai đoạn I và không có bệnh nhân nào vào viện ở giai đoạn II.
3.1.5. Tỉ lệ di căn trên bệnh nhân ung thư phổi.
Tình trạng di căn của bệnh nhân khi nhập viện điều trị sẽ làm ảnh hƣởng đến việc xét nghiệm, chẩn đoán, tiên lƣợng bệnh và lựa chọn phác đồ điều trị ung thƣ phổi nguyên phát kết hợp với điều trị các triệu chứng tại nơi di căn. Tỉ lệ di căn của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu đƣợc trình bày ở bảng 3.12.
Bảng 3.12. Tỉ lệ bệnh nhân ung thƣ phổi di căn.
STT Nội dung Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)
1 Phát hiện di căn 45 90,00
2 Không di căn 5 10,00
3 Tổng 50 100,00
Giai đoạn I Giai đoạn IIIA Giai đoạn IIIB Giai đoạn IV
Tỉ lệ di căn của bệnh nhân ung thƣ phổi trong mẫu nghiên cứu là tƣơng đối lớn với 45 bệnh nhân, chiếm 90,00% tổng số bệnh nhân. Kết quả ghi nhận đƣợc các bệnh nhân chủ yếu phát hiện di căn đến màng phổi, các hạch xung quanh, xƣơng và một số vị trí khác. Có 5 trong 50 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứ không có tình trạng di căn, chiếm 10,00%.
3.1.6. Tỉ lệ phác đồ điều trị sử dụng cho bệnh nhân ung thư phổi.
Sự lựa chọn phác đồ sẽ dựa trên việc chẩn đoán giai đoạn bệnh của bệnh nhân. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị các bệnh nhân không chỉ sử dụng 1 phác đồ điều trị trong tất cả các đợt mà có sự thay đổi phác đồ cho phù hợp với sự đáp ứng về tình trạng sức khỏe và tiến triển của bệnh. Sự thay đổi đó đƣợc ghi nhận ở bảng 3.13.
Bảng 3.13. Tỉ lệ sử dụng phác đồ điều trị của bệnh nhân
STT Số phác đồ điều trị Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)
1 1 29 58,00
2 2 20 40,00
3 3 1 2,00
Tất cả các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu đều sử dụng từ 1-3 phác đồ. Trong đó nhiều nhất là trƣờng hợp sử dụng 01 phác đồ để điều trị với 29 bệnh nhân, chiếm 58,00%. Trƣờng hợp bệnh nhân thay đổi 1 lần phác đồ điều trị cũng tƣơng đối cao, với 20 bệnh nhân, chiếm 40,00%. Chỉ có 1 trƣờng hợp sử dụng 3 phác đồ điều trị chiếm 2,00% trong tổng số bệnh nhân.
Việc sử dụng phác đồ điều trị phù hợp với giải phẫu bệnh và giai đoạn bệnh sẽ tác động lớn đến kết quả điều trị và chi phí điều trị của bệnh nhân ung thƣ phổi. Kết quả sử dụng phác đồ điều trị ung thƣ phổi trên 50 bệnh nhân đƣợc trình bày ở bảng 3.14.
Bảng 3.14. Tỉ lệ sử dụng các phác đồ điều trị trên các đợt điều trị của bệnh nhân ung thƣ phổi.
STT Tên phác đồ Số đợt điều trị Tỉ lệ (%) 1 Paclitaxel + Carboplatin 221 66,37 2 Docetaxel 79 23,72 3 Paclitaxel + Cisplatin 12 3,61 4 Docetaxel + Carboplatin 7 2,10 5 Docetaxel + Cisplatin 7 2,10 6 Doxorubicin + Carboplatin 6 1,80 7 Etoposide + Cisplatin 1 0,30 8 Tổng 333 100,00
Trong tất cả 333 đợt điều trị cho các bệnh nhân ung thƣ phổi thì phác đồ kết hợp 2 hoạt chất Paclitaxel và Carboplatin đƣợc sử dụng nhiều nhất với tỉ lệ 66,37%. Ngoài ra, phác đồ Docetaxel đơn thuần cũng đƣợc sử dụng tƣơng đối nhiều với 79 lƣợt hóa trị, chiếm 23,72%. Phác đồ Etoposide kết hợp Cisplatin đƣợc sử dụng ít nhất với 1 lƣợt truyền (chiếm 0,30%).
3.2. Cơ cấu chi phí trực tiếp điều trị hóa trị ung thƣ phổi tại khoa A5 - bệnh viện Trung ƣơng Quân đội 108 năm 2014. viện Trung ƣơng Quân đội 108 năm 2014.
3.2.1. Cơ cấu chi phí trực tiếp điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi tại khoa A5 - bệnh viện Trung ương Quân đội 108. bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Bảng 3.15. Cơ cấu chi phí điều trị ung thƣ phổi tại khoa A5- bệnh viện Trung ƣơng Quân đội 108 năm 2014.
STT Nội dung chi phí Giá trị (VND) Tỉ lệ (%)
1 Thuốc, hóa chất 3.920.457.924 83,52 2 Chẩn đoán hình ảnh 364.820.000 7,77 3 Xét nghiệm 278.045.000 5,92 4 Giƣờng bệnh 121.695.000 2,59 5 Vật tƣ tiêu hao 9.179.868 0,20 6 Tổng 4.694.197.792 100,00
Hình 3.7. Cơ cấu chi phí điều trị cho bệnh nhân ung thƣ phổi tại khoa A5.
Thuốc, hóa chất Chẩn đoán hình ảnh Xét nghiệm
Giƣờng bệnh Vật tƣ tiêu hao
Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng chi phí của 50 bệnh nhân ung thƣ phổi trong năm 2014 là 4.694.197.792 đồng, trong đó chi phí thuốc, hóa chất là 3.920.457.924 đồng (83,52%), chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng chi phí. Chi phí xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cũng tƣơng đối lớn với chi phí cho xét nghiệm là 278.045.000 đồng (chiếm 5,92%) và chi phí cho chẩn đoán hình ảnh là 7,77%. Vật tƣ tiêu hao là chi phí có tỉ trọng thấp nhất (0,20%).
3.2.2. Chi phí trực tiếp cho một liệu trình điều trị của bệnh nhân ung thư phổi tại khoa A5 khoa A5
Bảng 3.16. Chi phí trực tiếp trung bình của 1 liệu trình điều trị UTP.
STT Nội dung Giá trị (VND) Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn 1 Thuốc, hóa chất 103.206.583 17.781.265 70.182.640 13.372.315 2 Chẩn đoán hình ảnh 26.903.000 1.391.143 6.734.754 5.514.085 3 Xét nghiệm 13.299.000 1.718.000 4.985.544 1.983.436 4 Giƣờng bệnh 8.725.000 1.040.000 2.219.383 1.197.685 5 Vật tƣ tiêu hao 439.675 85.564 167.153 75.834 6 Tổng chi phí 121.578.831 26.625.155 85.326.908 17.943.028
Chi phí cho một liệu trình điều trị là tổng chi phí của các điều trị của một liệu trình, chi phí này bao gồm chi phí chẩn đoán, chi phí thuốc, hóa chất, tiền giƣờng bệnh và vật tƣ tiêu hao.
Tổng chi phí trung bình cho đến khi kết thúc liệu trình điều trị ung thƣ phổi của bệnh nhân là 85.326.908 ± 17.943.028 đồng. Trong đó chi phí thuốc, hóa chất trung bình cho 1 liệu trình điều trị của bệnh nhân là 70.182.640 ± 13.372.315 đồng, chi phí chẩn đoán hình ảnh trung bình cho 1 liệu trình điều trị là 6.734.754 ± 5.514.085 đồng, chi phí xét nghiệm trung bình/liệu trình điều trị là 4.985.544 ±
1.983.436 đồng, chi phí giƣờng bệnh trung bình cho 1 liệu trình điều trị là 2.219.383 ± 1.197.685 đồng và chi phí về vật tƣ tiêu hao trung bình/liệu trình là 167.153 ± 75.834 đồng.
Kết quả cũng cho thấy sự chênh lệch giữa chi phí cao nhất và thấp nhất của một liệu trình điều trị là rất cao: 121.578.831 đồng và 26.625.155 đồng.
3.2.3. Chi phí trực tiếp cho một đợt điều trị ung thư phổi tại khoa A5
Bảng 3.17. Chi phí trực tiếp trung bình của 1 đợt điều trị ung thƣ phổi
STT Nội dung Giá trị (VND) Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn 1 Thuốc, hóa chất 25.012.490 2.055.558 11.773.147 3.753.522 2 Chẩn đoán hình ảnh 20.650.000 0 1.095.556 2.417.280 3 Xét nghiệm 6.691.000 40.000 834.970 680.163 4 Giƣờng bệnh 5.525.000 80.000 365.450 431.644 5 Vật tƣ tiêu hao 180.600 7.200 27.567 25.075 6 Tổng chi phí 40.270.030 3.055.584 14.096.690 5.121.627
Tổng chi phí trung bình của 1 đợt điều trị ung thƣ phổi tại khoa A5 là 14.096.690 ± 5.121.627 đồng. Trong đó, tỉ lệ lớn nhất là chi phí thuốc và hóa chất. Trung bình 1 đợt điều trị, chi phí thuốc và hóa chất là 11.773.147 ± 3.753.522 đồng; chi phí chẩn đoán hình ảnh là 1.095.556 ± 2.417.280 đồng; chi phí giƣờng bệnh là 365.450 ± 431.644 đồng và chi phí cho vật tƣ tiêu hao là 27.567 ± 25.075 đồng.
Kết quả cũng cho thấy sự chênh lệch giữa chi phí cao nhất và thấp nhất của một đợt điều trị là tƣơng đối nhiều: 40.270.030 đồng và 3.055.584 đồng.
3.2.4. Cơ cấu chi phí thuốc, hóa chất cho điều trị ung thư phổi tại khoa A5.
3.2.4.1. Cơ cấu chi phí thuốc và hóa chất
Bảng 3.18. Cơ cấu chi phí thuốc, hóa chất cho bệnh nhân ung thƣ phổi khoa A5 năm 2014
STT Loại thuốc Giá trị (VND) Tỉ lệ (%)
1 Hóa chất 3.686.370.945 94,03
2 Thuốc chống nôn 30.966.362 0,79
3 Dịch truyền 16.180.143 0,41
4 Thuốc giảm đau 6.147.819 0,16
5 Thuốc giãn phế quản 2.598.259 0.07
6 Thuốc bổ 2.173.003 0,06
7 Thuốc khác 176.021.393 4,48
8 Tổng chi phí 3.920.457.924 100,00
Chi phí cho thuốc, hóa chất của bệnh nhân điều trị ung thƣ phổi tại khoa A5 bệnh viện Trung ƣơng Quân đội 108 bao gồm chi phí về hóa chất trực tiếp tác dụng lên ung thƣ phổi, thuốc giảm đau, thuốc chống nôn, thuốc bổ, dịch truyền để pha các chất, các thuốc giãn phế quản tác dụng trên đƣờng hô hấp của bệnh nhân và các thuốc khác.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chi phí điều trị trực tiếp của bệnh ung thƣ phổi phụ thuộc chính vào chi phí hóa chất trực tiếp điều trị ung thƣ phổi với 3.686.370.945 đồng, chiếm 94,03% chi phí thuốc, hóa chất. Trong điều trị ung thƣ, bên cạnh hóa chất điều trị trực tiếp còn sử dụng thêm những thuốc hỗ trợ, nâng cao chất lƣợng sống của bệnh nhân nhƣ: thuốc giảm đau, thuốc chống nôn, thuốc bổ… Tuy nhiên những thuốc này chiếm tỉ lệ tƣơng đối thấp so với chi phí thuốc, hóa chất (đều dƣới 1,00%, trừ thuốc khác). Các thuốc khác nhƣ thuốc điều trị tăng huyết áp,
thuốc điều trị đái tháo đƣờng, thuốc an thần… đƣợc sử dụng tƣơng đối nhiều với chi phí là 176.021.393 đồng, chiếm 4,48%.
3.2.4.2. Cơ cấu chi phí hóa chất điều trị ung thư phổi tại khoa A5
Bảng 3.19. Cơ cấu chi phí hóa chất điều trị ung thƣ phổi
STT Hóa chất Giá trị (VND) Tỉ lệ (%) 1 Paclitaxel 2.039.840.000 55,33 2 Docetaxel 1.226.433.848 33,27 3 Carboplatin 331.030.620 8,98 4 Zometa 71.124.702 1,93 5 Ciplastin 11.400.375 0,31 6 Doxorubicin 4.979.000 0,14 7 Etoposide 1.562.400 0,04 8 Tổng 3.686.370.945 100,00
Hình 3.8. Cơ cấu chi phí hóa chất điều trị ung thƣ phổi
Theo kết quả nghiên cứu ghi nhận thì tại khoa A5 - bệnh viện Trung ƣơng Quân đội 108 điều trị cho các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu bằng các thuốc: Paclitaxel, Docetaxel, Carboplatin, Zometa, Ciplastin, Doxorubicin, Etoposide.
Paclitaxel Docetaxel Carboplatin Zometa Ciplastin Doxorubicin Etoposide
Trong đó chi phí cho Paclitaxel là nhiều nhất với 2.039.840.000 đồng, chiếm 55,33% tổng số chi phí cho hóa chất điều trị ung thƣ phổi, ngoài ra Docetaxel cũng đƣợc sử dụng tƣơng đối nhiều với chi phí là 1.226.433.848 đồng, chiếm 33,27%.