Thời đại chúng ta ngày nay, dù khoa học có tiến bộ thế nào, con người có văn minh đến đâu, dù con cái có làm nên chức vị cao tột đỉnh của xã hội, thì chữ Hiếu của con cháu đối với cha mẹ, ông bà vẫn là thước đo phẩm chất đạo đức giá trị của con người. Nhưng hiện nay, chúng ta không chỉ Hiếu thảo với cha mẹ mà còn Hiếu với nước, Hiếu với dân.... Bởi vậy giáo dục đạo hiếu là công việc của toàn xã hội nước ta hiện nay.
Thứ nhất, về phía xã hội trong pháp luật hiện hành, có thể tìm thấy các
quy định liên quan đến chữ hiếu như: trong Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng chống Bạo lực gia đình, Bộ luật Hình sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan… Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ghi nhận những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình, trong đó quy định, con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà . Con cái phải có nghĩa vụ kính trọng, và chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ khi còn sống, bằng tấm lòng thực tâm, dù nghèo túng bao nhiêu cũng phải lo cho cha mẹ, mong cha mẹ sống lâu để đền đáp công ơn xuất phát từ thâm tâm, tự nguyện. Về đạo lý, cha mẹ là người mang nặng đẻ đau, chăm sóc nuôi nấng con cái từ nhỏ đến lớn khôn, là tấm gương cho con trong mọi lĩnh vực điều đó có ý nghĩa rất quan trọng cho việc thành công hay thất bại của các con trong cuộc đời. Chính vì thế, khi cha mẹ già yếu, con cái phải có trách nhiệm, nghĩa vụ chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ. Khoản 2 Điều 36 cũng quy định, con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dƣỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu tàn tật; trong trƣờng
hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dƣỡng cha mẹ. Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của
con đối với cha mẹ, con đã thành niên không sống chung với cha mẹ có nghĩa
vụ cấp dƣỡng cho cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Theo pháp luật hiện hành, con cái bất hiếu, vi phạm nghĩa vụ
làm con đối với cha mẹ, tùy tính chất, mức độ của hành vi cụ thể sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong quan hệ giữa ông bà và cháu thì ông bà có nghĩa vụ và quyền trông nom chăm sóc giáo dục cháu sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Khi cháu không có cha mẹ hoặc anh chị em để nuôi dưỡng thì ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu. Ngược lại, con cháu cũng phải có bổn phận chăm sóc ông bà, cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dƣỡng ông bà ... Cách xử sự đó đã thành
đạo lý, lẽ sống của người Việt Nam bao đời nay và được ghi nhận trong luật, hay khi cha mẹ già yếu hay chẳng may mất đi thì các anh chị sẽ thay cha mẹ chăm sóc nuôi dưỡng các em nên người, khi anh chị gặp khó khăn thì các em sẵn sàng chia sẻ. Việc xử phạt được thực hiện theo Nghị định 87/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về hôn nhân và gia đình, Nghị định 110/2009/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình… Mức xử phạt đối với cá nhân vi phạm tối đa đến 30.000.000 đồng. Trong trường hợp con cái có hành vi bất hiếu đối với ông bà, cha mẹ mà đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo một hoặc số tội danh như: Tội Hành hạ, ngƣợc đãi ông, bà, cha,
mẹ với khung hình phạt cao nhất là 2 năm tù; tội Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dƣỡng với khung hình phạt cao nhất là 2 năm tù. Ngoài ra, nếu
hành vi vi phạm của con cháu đó đủ yếu tố cấu thành tội phạm khác được quy định trong Bộ Luật Hình sự thì bị truy cứu trách nhiệm theo tội đó, chẳng hạn như tội Bức tử với khung hình phạt cao nhất là 7 năm tù; tội Cố ý gây thƣơng
ông bà, cha mẹ là tình tiết định khung tăng nặng với khung hình phạt cao nhất là tử hình. Như vậy, chữ hiếu, dù trong thời đại nào vẫn luôn được coi là nền tảng đạo đức của con người và hiếu đạo. Những kẻ bất hiếu sẽ bị xử phạt nghiêm khắc bởi quy phạm pháp luật.
Thứ hai, về phía nhà trường việc giảng dạy các bộ môn giáo dục về đạo
đức như môn Giáo dục công dân, giáo dục đạo đức trong nhà trường ngày càng được chú trọng. Trong bộ môn giáo dục công dân cho các em học sinh có nội dung giáo dục về lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà cha mẹ, những bài học nêu lên những tấm gương tiêu biểu về lòng hiếu thảo thông qua cuộc sống hàng ngày. Nhà trường tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, hoạt động ngoại khóa tôn vinh về cha mẹ, diễn kịch ca ngợi những tấm gương về lòng hiếu thảo giúp cho các em học sinh, sinh viên nhận thức một cách sâu sắc và thực chất nhất về lòng hiếu thảo. Như vậy có thể nói giáo dục đạo đức là cơ sở cho giáo dục đạo hiếu. Công tác giáo dục đạo đức trong học sinh, sinh viên trong những năm vừa qua đã có những đổi mới, tiến bộ và thu được những kết quả tốt, nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập, nhiều tấm gương trong tu dưỡng, trong hoạt động cộng đồng, có cả những tấm gương về lòng hiếu thảo làm lay động tình người. Nhà trường Việt Nam rất quan tâm giáo dục đạo đức học sinh nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ vừa tài vừa đức, để các em trưởng thành và trở thành người có ích cho xã hội. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai thí điểm tại một số trường về chương trình giáo dục kỹ năng sống lồng ghép trong chương trình học chính khoá của một số môn học trong các nhà trường phổ thông, áp dụng từ bậc tiểu học đến phổ thông trung học. Song song đó là các chương trình ngoại khoá cũng nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh. Cách làm này bước đầu đạt được những hiệu quả đáng khích lệ, phần nào nâng cao nhận thức và hành động của học sinh. Bên cạnh đó, việc tổ chức tập huấn giáo viên, diễn đàn thảo luận và trao đổi kinh nghiệm thực tế giáo dục đạo đức cho học sinh
cũng được quan tâm. Thông qua những bài học giáo dục công dân, những môn khác như: văn, sử, địa… đã hình thành cho học sinh những giá trị đạo đức căn bản như tinh thần trách nhiệm trong các mối quan hệ: giữa cá nhân với gia đình, cá nhân với toàn xã hội và cá nhân với bản thân mình; đức tính trung thực như không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả, sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm, sống nhân ái, vị tha hơn…. Chương trình giáo dục đạo đức được xuyên suốt từ bé đến lớn. Bậc mầm non là giáo dục lễ giáo, bậc tiểu học là môn đạo đức, bậc trung học là môn giáo dục công dân. Dạy đạo đức trong nhà trường vẫn được coi là một trong những hướng đi quan trọng để chống sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận học sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang chỉ đạo đồng bộ nhiều giải pháp: chỉ đạo lồng ghép cuộc vận động “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo” và “ Nói không với vi phạm đạo đức nhà
giáo”, bằng tấm gương thực tiễn và bằng hành động cụ thể của thầy, cô giáo trong nhà trường để lôi cuốn, thuyết phục học sinh, sinh viên. Việc này được triển khai đồng thời trên 2 hướng: Tôn vinh những tấm gương sáng trong ngành, đồng thời xử lý nghiêm những hiện tượng vi phạm. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai rất mạnh mẽ việc thanh kiểm tra, xử lý những vi phạm, tiêu cực, trục lợi trong các cơ sở giáo dục, đào tạo và một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên để làm cho môi trường giáo dục trong lành, nơi hình thành nhân cách của học sinh, sinh viên được thuận lợi. Như vậy có thể nói trong công tác giáo dục đạo đức nhà trường đã giúp hình thành lên nhân cách cho các em học sinh, giúp các em nhận thức một cách rõ ràng hơn về nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân trong cuộc sống, trong đó có nội dung giáo dục về đạo hiếu xuyên suốt quá trình giảng dạy cho các em.
Thứ ba, về phía gia đình, trong gia đình theo nhiều nhà nghiên cứu về gia đình và các giá trị truyền thống, chữ hiếu trước hết, phải xuất phát từ tình cảm yêu thương, quan tâm, trách nhiệm và cách giáo dục của bố mẹ đối với con cái. Đáng mừng trong cuộc sống sôi động hiện nay vẫn còn rất nhiều những tấm gương lung linh hiếu nghĩa. Một người đàn ông còn trẻ đã kể, nhà anh có mẹ ở cùng nên vợ chồng luôn phải cố gắng trong cách cư xử để được trong ấm ngoài êm. Nhiều khi công việc bận rộn, nhưng anh vẫn dạy con cái về cách đối xử với ông bà. Đứa con của anh mỗi buổi tối trước khi đi ngủ luôn vào phòng tắt điện cho bà, chúc bà ngủ ngon. Khi bà đau nhức xương thì biết xoa dầu, đấm bóp. Những cử chỉ tuy nhỏ nhưng tôi nghĩ chữ hiếu đang được nuôi dưỡng từng ngày.
Xúc động trước lòng hiếu thảo của cậu bé không cha, nuôi mẹ ung thư nơi bệnh viện.Hơn 1 năm qua, cậu bé Tuấn lủi thủi một mình đưa mẹ đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác để chữa trị bệnh hiểm nghèo cho mẹ. Ngồi bần thần nơi hành lang Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình), thân hình gầy gò, khuôn mặt xanh xao, đôi mắt quầng thâm sau những đêm dài thức trắng chăm sóc mẹ, Tuấn nước mắt rơm rớm kể về hoàn cảnh đáng thương của gia đình mình. Em sinh ra đã không có người bố bên cạnh để đỡ đần, chở che. Em chỉ sống trong sự yêu thương, đùm bọc của người mẹ và chị gái. Chuỗi ngày khó khăn vất vả cứ đằng đẵng kéo dài năm nay qua tháng khác. Năm 2012, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Tuấn dự định tiếp tục thi vào đại học, nhưng số phận thật nghiệt ngã đối với cậu bé không cha tội nghiệp khi mẹ lâm bệnh nặng. Thương mẹ ốm đau, Tuấn đã tạm gác lại ước mơ được vào ghế giảng đường để đưa mẹ đi viện điều trị bệnh tật. Đưa mẹ về nhà chăm sóc được một thời gian, bệnh tình của mẹ ngày một nặng thêm. Tuấn lại tiếp tục nghĩ cách cứu sống mẹ. Em đã cầu cứu anh em họ hàng cho mượn sổ đỏ mang đi cầm cố để có tiền đưa mẹ đi mổ khối u trên não. Vay được gần 70 triệu đồng, Tuấn lại tiếp tục đưa mẹ ra Bệnh viện Việt
Đức để làm thủ tục ca mổ cho mẹ với hy vọng “còn nước còn tát”. Nhưng, sau ca mổ bệnh tình của mẹ cũng chẳng thuyên giảm hơn là bao. Ngược lại, số tiền nợ ngân hàng và người thân lại ngày một đè nặng lên đôi vai cậu bé nguyện một lòng cứu lấy sự sống của mẹ.Suốt hơn 1 năm qua, hành trình của Tuấn là chuỗi ngày dài chăm sóc mẹ nơi bệnh viện. Những tháng ngày ở bệnh viện, nhiều khi đến một bát cháu trắng cho mẹ, hay cái bánh mỳ em ăn cho đỡ đói cũng rất khó khăn. “Nhiều hôm ở bệnh viện trong người không còn một đồng để mẹ con ăn. Nhiều lúc em đi bán máu để lấy tiền mua cháo cho mẹ, nhưng đến chổ nào bác sĩ cũng nói người em gầy yếu thế này, không đủ sức để bán máu”. Tuấn là tấm gương về lòng hiếu thảo trong xã hội hiện nay cần được xã hội quan tâm và chia sẻ giúp hai mẹ con em vượt qua những khó khăn để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Cách đây hơn 1 năm, người dân ấp 7, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai cũng đã nhiều lần rơi nước mắt chứng kiến cảnh cậu bé Nguyễn Gia Huy (3 tuổi rưỡi) chăm sóc người mẹ của mình. Chị Nguyễn Thị Thắm - mẹ của Huy trong 1 lần bị tai nạn giao thông đã buộc phải cắt cụt tay phải, tay trái cũng bị teo lại như một khúc xương khô, phải ăn nằm một chỗ chờ cái chết. Cậu bé Huy mỗi khi đi từ lớp mầm non trở về là vào với mẹ ngay, lúc bóp tay bóp chân, lúc lại lấy nước, pha sữa, bón cháo cho người mẹ nằm co quắp, teo tóp. Nghị lực cũng như tình cảm của cậu bé đã khiến nhiều người lớn phải xót xa, cảm động và thực sự khâm phục.
Một người đã từng được biểu dương trong cuộc liên hoan các gia đình hiếu thảo toàn quốc cũng kể, dù bận rộn đến đâu, một năm ông đều dành hơn một tháng để về quê, tự tay nấu những món ăn mẹ thích, trò chuyện và đưa mẹ đi chơi. Các anh em của ông dù ở xa hay gần đều thu xếp công việc để luân phiên nhau và bao giờ cũng phải ít nhất một người có mặt bên cạnh bà cụ thân sinh. Ông tâm sự: Nếu thuê người, thuê dịch vụ chăm sóc thì gia đình ông cũng thừa sức, nhưng điều đó có làm bố mẹ họ sống vui vẻ những ngày
cuối đời không?. Trong cuộc sống, ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào, ta luôn có thể bắt gặp những câu chuyện, những hình ảnh cha mẹ hy sinh cả cuộc đời để chăm sóc và nuôi dạy con cái.
Ở thời kỳ nào cũng vậy, người Mẹ luôn được xã hội tôn vinh xứng đáng. Với Ngày của Mẹ, hiện nay nước ta chưa tổ chức nào ghi nhận và tổ chức kỷ niệm, nhưng từ vài năm trở lại đây đã được một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ hưởng ứng. Giới trẻ ở nhiều khu vực thành thị đã tự tổ chức các hoạt động kỷ niệm theo nhóm hoặc trong từng gia đình, với các hoạt động ý nghĩa như tặng quà cho bà, cho mẹ; con cái về thăm cha mẹ; tổ chức gia đình về quê, đi tham quan, du lịch… Vừa qua, một nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh đã làm một clip 10 phút nói về Mẹ có tựa đề “Bước chân”, đưa lên mạng và nhanh chóng thu hút và gây cảm tình đối với nhiều người truy cập mạng. Hưởng ứng Ngày của Mẹ, nhiều siêu thị, nhà phân phối hàng tiêu dùng cũng tổ chức một số chương trình khuyến mại có ý nghĩa như giảm giá hàng phục vụ nội trợ, bếp ăn, tặng quà cho các quý bà…Ngày của Mẹ có mục đích gần giống với ngày Lễ Vu Lan, đều là dịp để con cái bày tỏ trách nhiệm, thể hiện lòng tôn kính, tri ân với cha mẹ. Ngày của Mẹ du nhập tự nhiên vào đời sống nước ta ít năm nay nhưng chưa có sự thống nhất cụ thể vào ngày nào. Có tổ chức coi ngày 8-5, có nơi lại quan niệm vào ngày 13- 5…Vì thế, cần có tổ chức đại diện công bố ngày này cụ thể, đồng thời có định hướng để ngày này mang dáng dấp văn hóa Việt Nam hơn, coi đó là việc thêm một cơ hội nhằm giáo dục chữ “hiếu” trong giới trẻ. Vẫn biết, thể hiện tấm lòng hiếu, nghĩa của con cái với cha mẹ không chỉ ở ngày cụ thể nào, mà là cả cuộc đời. Nhưng nếu có Ngày của Mẹ cũng là một dịp có ý nghĩa, tác