Để hoạt động quản lý dự án thực sự mang lại hiệu quả cao, vai trò của công tác thẩm định cần phải được xem trọng hơn nữa. Trong thời gian tới, định hướng công tác thẩm định vẫn tiếp tục hướng vào việc hoàn thiện hơn nữa về mặt tổ chức, phương pháp và cán bộ thẩm định. Cụ thể:
- Xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ thẩm định tăng lên cả về số lượng và khả năng thẩm định. Thường xuyên tiến hành đào tạo lại để nâng cao khả năng thẩm định cho cán bộ.
- Công tác thẩm định luôn phải được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy trình, cán bộ thẩm định phải luôn đảm bảo khách quan trong quá trình thẩm định, tham mưu một cách trung thực cho Lãnh đạo Ban trong việc ra quyết định có đồng ý phê duyệt dự án hay không.
- Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định cụ thể
- Tạo lập hệ thống thông tin đầy đủ và cập nhật về một số ngành liên quan đến các dự án ngành điện. Hệ thống thông tin cần có sự kết hợp giữa nhiều nguồn thông tin khác nhau để có thể so sánh, lựa chọn. Những kênh thông tin này cần phải được tạo lập lâu dài đảm bảo được tính ổn định cho việc sử dụng vào công tác thẩm định.
Những định hướng trên là những định hướng mang tính tổng quát vì vậy đối với việc thẩm định mỗi dự án cụ thể, Ban AMB cần xây dựng những giải pháp cụ thể hơn để hoàn thiện công tác thẩm định.
2.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định 2.1.3. Về phương pháp thẩm định
Cần văn bản hóa và chi tiết hóa các phương pháp thẩm định
Phương pháp thẩm định khoa học là một trong những yếu tố giúp nâng cao chất lượng thẩm định, tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên, việc thẩm định của các cán bộ tại Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc chưa được thực hiện theo các phương pháp được chuẩn hoá. Cán bộ thẩm định chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân để tiến hành thẩm định các dự án điện và phương pháp chủ yếu được sử dụng là thẩm định theo trình tự tức là dựa theo quy trình thẩm định dự án thuỷ điện để thẩm định dần các nội dung. Điều này gây khó khăn cho những cán bộ mới vào làm việc bởi họ không thể căn cứ vào tài liệu nào để áp dụng những phương pháp thẩm định một cách khoa học.
Vì vậy, Ban AMB cần tiến hành một cuộc điều tra trong hệ thống của mình về các phương pháp cần dùng trong quá trình thẩm định dự án thuỷ điện bằng cách tham khảo ý kiến của các cán bộ thẩm định lâu năm. Sau đó, khi đã có được danh mục những phương pháp này, một số cán bộ thẩm định sẽ được huy động vào việc văn bản hóa các phương pháp thẩm định. Những tài liệu này sẽ là sự kết hợp giữa những gì mà cán bộ thẩm định đã được học trong trường cùng với kinh nghiệm đúc kết riêng có để đổi mới hay cụ thể hoá một số khía cạnh của phương pháp để nâng
cao tính ứng dụng cho các phương pháp. Đồng thời với những phương pháp cũ, những phương pháp mới có thể ra đời và tất cả đều được chuẩn hoá thành tài liệu. Tài liệu này cần được lưu hành Ban AMB đặc biệt là trong phòng thẩm định vì đây là phòng trực tiếp làm nhiệm vụ thẩm định dự án.
Đối với mỗi phương pháp được văn bản hóa cần chi tiết theo một số nội dung như khái niệm, các bước thực hiện, những căn cứ để hỗ trợ cho quá trình thực hiện (văn bản pháp luật, hồ sơ dự án...) và nêu ví dụ thực tế áp dụng phương pháp đó vào việc thẩm định dự án điện. Đồng thời với đó quy định về nội dung thẩm định dự án điện đã được ban hành cũng cần sửa đổi sao cho đối với mỗi nội dung thẩm định có thể nêu cụ thể tên một số phương pháp hay áp dụng. Theo đó, cán bộ thẩm định khi cần sử dụng phương pháp nào đó để thẩm định một nội dung của dự án thuỷ điện có thể căn cứ vào tài liệu về cách thức sử dụng phương pháp đó. Ban AMB cũng cần lưu ý với cán bộ thẩm định trong tài liệu về quy định về nội dung thẩm định dự án điện rằng những phương pháp được nêu ứng với từng nội dung thẩm định chỉ mang tính tham khảo, cán bộ thẩm định cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của dự án để áp dụng cho phù hợp. Như vậy, hướng dẫn về các phương pháp không những tạo điều kiện để các cán bộ thẩm định có được phương pháp thẩm định khoa học mà còn giúp phát huy được tính sáng tạo trong công tác thẩm định dự án thuỷ điện.
Giải pháp này nếu được thực hiện sẽ giúp cho những cán bộ mới không có nhiều kiến thức kinh tế (ví dụ những cán bộ được tuyển dụng từ khối trường kỹ thuật để đáp ứng đòi hỏi cán bộ thẩm định cần có những hiểu biết kinh tế về lĩnh vực thuỷ điện) sẽ dễ dàng theo kịp công việc thẩm định đồng thời những cán bộ đã có một số hiểu biết trước đó về các phương pháp thẩm định trong trường đại học nhưng chưa biết vận dụng những phương pháp này vào thực tế thẩm định dự án thuỷ điện như thế nào cho tốt cũng có thể tự tìm hiểu để nâng cao khả năng thẩm định cho mình.
Xét một ví dụ đơn giản về phương pháp so sánh, đối chiếu thường hay được dạy trong các trường kinh tế là một trong những phương pháp để thẩm định dự án nhưng đối với việc thẩm định dự án thuỷ điện cụ thể cán bộ mới được tuyển dụng hầu hết là những sinh viên mới ra trường không thể biết được những căn cứ nào cần được dùng để so sánh, những văn bản pháp luật nào cần tìm hiểu để áp dụng phương pháp này vào thẩm định dự án thuỷ điện. Những tài liệu này nếu được xây
dựng sẽ giúp giải quyết khó khăn đó.
Ứng dụng đối với dự án đường dây 500kV Quảng Ninh – Hiệp Hòa. Dự án này được giao cho một cán bộ không có nhiều kinh nghiệm trong việc thẩm định nội dung sự cần thiết đầu tư dự án lưới điện. Cán bộ này hiện gặp tương đối nhiều khó khăn vì ngoài phương pháp thẩm định theo trình tự từng nội dung, cán bộ này không thông hiểu nhiều những phương pháp khác. Các phương pháp được văn bản hoá sẽ giúp cán bộ này có thể nghiên cứu và ứng dụng trong quá trình thẩm định. Như phương pháp dự báo là một phương pháp sử dụng số liệu thống kê và cán bộ thẩm định tự tính toán để kiểm tra cung cầu điện, giá cả điện trong tương lai, giá các nguyên vật liệu đầu vào. Ban AMB có thể nghiên cứu và ban hành các văn bản trong Ban cách sử dụng phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp mô hình hồi quy tương quan, phương pháp định mức, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Với những nguyên lý chung cùng những ví dụ của từng phương pháp được nêu trong tài liệu, cán bộ thẩm định dự án thuỷ điện Nậm Toóng chỉ cần tìm những số liệu trong quá khứ là có thể vận dụng thành công phương pháp mô hình hồi quy tương quan để dự báo cung cầu và đoán trước các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án. Phương pháp này sẽ được ứng dụng một cách khoa học và chính xác hơn khi căn cứ vào những dự báo mấy năm mới được thực hiện một lần của cơ quan dự báo.
Việc hoàn thiện các phương pháp thẩm định dự án không chỉ được nêu lên trong văn bản mà cần quán triệt các cán bộ thẩm định nghiêm túc sử dụng triệt để ưu thế của các phương pháp để đưa lại một kết quả thẩm định chính xác và khách quan nhất
2.1.4. Về nội dung thẩm định
Để hoàn thiện các nội dung thẩm định dự án Ban AMB cần có các văn bản hướng dẫn mới chi tiết về các nội dung thẩm định dự án đầu tư, các cán bộ thực hiện công tác thẩm định dự án Ban AMB cũng phải thường xuyên cập nhật và đưa ra các sáng kiến cũng như các kiến nghị gặp trong thực tế thực hiện công tác thẩm định dự án với Ban để đưa ra một hướng dẫn hợp lý và sát thực tế nhất. Bên cạnh đó, các cán bộ thực hiện công tác thẩm định dự án cũng cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo hơn nữa trong việc thực hiện thẩm định các nội dung của dự án đầu tư, với kinh nghiệm thực hiện khá nhiều dự án, các cán bộ tín dụng khi thực hiện thẩm định các dự án này có thể xem xét những nội dung nào nên thẩm định sâu, chi
tiết; những nội dung nào có thể không cần xem xét quá sâu và chi tiết. Từ đó, mà tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian thẩm định dự án ngành điện lực. Ví dụ như nội dung thẩm định tính pháp lý của dự án nên thẩm định đơn giản và ngắn gọn để tiết kiệm thời gian và công sức vào việc thẩm định các nội dung khác có tính cấp thiết hơn.
Các nội dung thẩm định về phương diện thị trường, phương diện kỹ thuật của dự án và thẩm định hiệu quả tài chính cần phải xem xét, đặt các nội dung thẩm định này trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Cụ thể là cần xem xét mức độ đáp ứng nhu cầu về điện mà khả năng về công suất của dự án có thể cung cấp được, và với mức đáp ứng như vậy thì khả năng biến động về giá cả cũng như những tác động khác đối với thị trường như thế nào? ( Tức là xét đến mối quan hệ 2 chiều giá cả thị trường tác động đến kỹ thuật và kỹ thuật có tác động ngược lại như thế nào) Có như vậy các nội dung mới có tính chất hỗ trợ, bổ sung cho nhau để đưa ra được một kết quả thẩm toàn diện và chính xác nhất
Việc thẩm định khả năng cung cấp nguyên vật liệu của dự án, và việc thẩm định phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án cần được chú trọng và quan tâm sát sao hơn để thấy được tính sát thực của dự án hơn, và giảm thiểu được những rủi ro về thực hiện dự án
Riêng đối với nội dung thẩm định hiệu quả tài chính, cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể, rất chi tiết.
- Về thẩm định tổng mức vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn: cần tiến hàng thẩm định kỹ tính chính xác của tổng nguồn vốn đầu tư. Cần bổ sung, sửa đổi các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, đơn giá… còn thiếu hoặc đã lạc hậu liên quan đên các hạng mực xây lắp, thiết bị, và các chi phí khác trong quá trình thực hiện dự án. Với các dự án liên quan đến việc nhập khẩu máy móc, thiết bị thì cần phải xem xét kỹ các yếu tố có ảnh hưởng đến việc chuyển giao công nghệ, và giá cả cần xem xét đến yếu tố thay đổi của tỉ giá hối đoái của ngoại tệ. Khi xác định tổng mức vốn đầu tư,cần phải xem xét đến nhu cầu bổ sung vốn lưu động cho dự án để xác định được một tổng mức vốn đầu tư chính xác và sát thực nhất với thực tế.
Bên cạnh việc xác định chính xác tổng mức vốn đầu tư của dự án, cũng cần phải xem xét đến việc thu xếp đầy đủ các nguồn vốn cho dự án, vì nếu nguồn vốn đầu tư ban đầu không đủ thì tính khả thi của các dự án ngành điện cũng sẽ không
cao. Vì vậy, khi thẩm định nội dung này cán bộ thẩm định cần đưa ra các nhận xét, kiến nghị về việc bổ sung nguồn vốn cho dự án, sử dụng nguồn vốn thích hợp hoặc đề xuất các phương án lựa chọn nguồn vốn cho dự án. Khi thẩm định nguồn vốn của dự án cần phải đặt trong mối quan hệ với các cam kết bỏ vốn của các tổ chức tín dụng khác, và cần xem xét tỷ lệ vốn tự có tham gia dự án
- Về thẩm định doanh thu và chi phí dự kiến của dự án : cần phải bám sát và dựa vào tình hình thực tế của thị trường để kết quả thẩm định được sát thực nhất
- Về lãi suất chiết khấu và dòng tiền của dự án: lãi suất chiết khấu cần phải được xác định phù hợp với cơ cấu vốn đầu tư cũng như phù hợp với từng đặc điểm của các dự án khác nhau, dòng tiền của dự án phải được xem xét trong mối quan hệ với chi phí cơ hội của các khoản doanh thu và chi phí của dự án. Đối với dự án có nhiều nguồn tài trợ thì lãi suất chiết khấu phải là chi phí vốn bình quân gia quyền của vốn đầu tư cho dự án.
- Về các chỉ tiêu hiệu quả tài chính: ngoài cácchỉ tiêu quen thuộc là NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn đầu tư (T), chỉ tiêu lợi ích/ chi phí (B/C) cần bổ sung thêm một số chỉ tiêu khác như chỉ tiêu sản lượng hòa vốn, công suất hòa vốn… để tăng thêm tính chính xác hơn cho các dự án, đặc biệt là đối với các dự án có mô quy vốn đầu tư lớn như các dự án ngành điện lực
- Về việc phân tích rủi ro dự án: cần được chú trọng và quan tâm thích đáng hơn nữa.. Cần đưa ra các phương pháp xác định, phân tích để từ đó làm cơ sở cho việc phân loại rủi ro cho các dự án. Từ việc phân loại đó sẽ nghiên cứu tìm ra các biện pháp hạn chế rủi ro xảy ra. Khi phân tích rủi ro phải đảm bảo nguyên tắc đánh đổi giữa rủi ro và lợi tức đem lại. Ngoài việc sử dụng biện pháp phân tích độ nhạy để thẩm định thì cần sử dụng thêm môt số phương pháp khác như: phương pháp phân tích theo kịch bản, phương pháp xác suất, phương pháp mô phỏng… để nhận diện đúng đắn và chính xác hơn các rủi ro xảy ra đối với dự án, từ đó tìm ra những biện pháp giảm thiểu rủi ro hiệu quả nhất.
2.1.5. Đầu tư trang bị phần mềm tiên tiến hiện đại phục vụ cho công tác thẩm địnhthẩm định thẩm định
Phần mềm là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho mọi công việc trong thời đại ngày nay. Đối với công tác thẩm định, bên cạnh việc sử dụng những phương pháp truyền thống sử dụng phần mềm Excel và chủ yếu dựa vào khả năng phân tích của
người cán bộ, Ban AMB cần quan tâm hơn đến việc đầu tư trang bị những phần mềm tiên tiến hiện đại hỗ trợ cho công tác thẩm định.
Mặc dù đã nhận thức được việc sử dụng phần mềm Crystal Ball trong khi thẩm định tài chính, rủi ro, dự báo đối với dự án điện mang lại hiệu quả cao hơn cho công tác thẩm định nhưng việc mua và cài đặt phần mềm này cho hệ thống máy tính của các phòng thực hiện thẩm định chưa được đề cập đến. Đây là phần mềm phân tích mô phỏng giúp thiết lập và phân tích hàng nghìn các viễn cảnh khác nhau có thể xảy ra trong thực tế và xác định mức rủi ro cho các viễn cảnh nhận được này dựa trên các kết quả thu được từ quá trình mô phỏng nhờ đó đánh giá được khả năng thành công của dự án. Crystal Ball có ưu điểm hơn nhiều so với Excel. Do chỉ xử lý các biến đơn lẻ trên từng ô nên các mô hình được thiết lập bằng Excel sẽ chỉ đưa ra một kết quả dự báo đơn lẻ của dự án khi rủi ro xảy ra. Hơn nữa, để mô phỏng các biến thay đổi một cách liên tục, người thực hiện mô phỏng buộc phải thay đổi thủ công các tham số của mô hình nhiều lần để thu được một tập hợp các dự báo về các khả năng có thể xảy ra. Các phần mềm phân tích như Crystal ball sẽ giúp cán bộ thẩm định tiết kiệm thời gian và công sức hơn nhờ sự thay thế các giá trị đơn lẻ của