Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Mở rộng dịch vụ thẻ TDQT tại ngân hàng ngoại thương VN (Trang 72)

Là cơ quan quản lý nhà nước, Ngân hàng Nhà nước có vai trò chỉ đạo và hoạch định phương hướng cho hoạt động của các ngân hàng thương mại. Trong với việc mở rộng dịch vụ thẻ, không thể không nhắc tới vai trò quan trọng này.

Hiện nay, nước ta mới chỉ có một văn bản pháp quy duy nhất quy định về phát hành và thanh toán thẻ. Nội dung của văn bản chưa nêu rõ quy trình cụ thể về nghiệp vụ. Do vậy, khi triển khai dịch vụ, mỗi ngân hàng phải tự đề ra quy chế chứ chưa có sự thống nhất chung giữa các ngân hàng với nhau và với các

quy định về quản lý ngoại hối, quản lý tín dụng. Vấn đề đặt ra là cần có một văn bản pháp quy quy định cụ thể về nghiệp vụ này. Ngoài ra, chính sách quản lý ngoại hối và quản lý tín dụng cũng cần có một số bổ sung. Cụ thể như sau:

Chính sách quản lý ngoại hối cần có quy định riêng cho thẻ thanh toán nói chung, thẻ TDQT nói riêng về hạn mức thanh toán, hạn mức tín dụng, nhằm thắt chặt sự quản lý việc sử dụng thẻ của khách hàng, đồng thời hạn chế việc lợi dụng thẻ để chuyển ngoại tệ, nhưng vẫn đảm bảo tạo điều kiện cho sự phát triển của dịch vụ.

Chính sách quản lý tín dụng cần bổ sung những quy định riêng cho nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ, đặc biệt là thẻ TDQT, nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng tự chịu trách nhiệm thẩm định, hạn chế phiền hà cho khách hàng. Mặt khác, không thể quy định điều kiện đảm bảo tín dụng và hạn mức tín dụng của chủ thẻ giống như các khoản vay thông thường mà ngân hàng cần lưu tâm tới khả năng thanh toán của khách hàng.

Cùng với việc hoàn thiện về pháp pháp lý, Ngân hàng Nhà nước cần có những hoạch định chiến lược chung về việc phát triển dịch vụ thẻ trong toàn hệ thống, nhằm bảo vệ cho hoạt động của ngân hàng, khách hàng cũng như đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại. Hiện nay, các ngân hàng thương mại triển khai dịch vụ thẻ TDQT còn hoạt động riêng lẻ, thiếu đồng bộ, nhất quán. Sự hoạt động độc lập là cần thiết, nhưng không nên để vào tình trạng biệt lập. Chúng ta cần có sự thống nhất trong hoạt động để đẩy mạnh sự phát triển của dịch vụ thẻ TDQT trong cả nước, gắn kết các ngân hàng thương mại thành một khối vững chắc, sẵn sàng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.

Để làm được điều đó, Ngân hàng nhà nước nên xem xét thành lập một trung tâm thanh toán thẻ quốc gia, hoạt động mang tính hỗ trợ và định hướng cho các ngân hàng thương mại trên cả nước.

Một phần của tài liệu Mở rộng dịch vụ thẻ TDQT tại ngân hàng ngoại thương VN (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w