Nguyên nhân bên ngoài ngân hàng ngoại thương

Một phần của tài liệu Mở rộng dịch vụ thẻ TDQT tại ngân hàng ngoại thương VN (Trang 58)

Thứ nhất, nguyên nhân từ phía người sử dụng

 Mức thu nhập chung của người dân còn thấp

Thực tế, mức thu nhập của nước ta vẫn còn thấp, chỉ khoảng gần 20% dân cư có thu nhập cao. Trong khi đó, chủ thẻ hàng tháng ngoài khoản tiền đã chi tiêu, còn phải thanh toán một số khoản phí kèm theo nhất định. Đối với những người có thu nhập hạn chế, việc làm này có phần “lãng phí”. Hơn nữa, những khoản chi tiêu của họ chủ yếu ở những nơi ít sử dụng thanh toán bằng thẻ tín dụng, nên họ càng không cần dùng đến thẻ

 Thói quen thanh toán bằng tiền mặt

Nước ta vẫn còn là một nước nông nghiệp đang phát triển, đi lên từ một xuất phát điểm thấp, nên việc sử dụng các hoạt động dịch vụ, nhất là những dịch vụ hiện đại còn chưa nhiều. Mặt khác, giống như việc người xưa tích trữ vàng, phần đông người dân vẫn giữ thói quen tích trữ tiền mặt, sử dụng tiền mặt để thanh toán cho những chi tiêu trong sinh hoạt hàng ngày, thậm chí những khoản lớn như mua xe, mua nhà,….Họ rất ái ngại khi đem tiền tới ngân hàng gửi vào tài khoản dảm bảo hay chi tiêu thông qua ngân hàng. Đa số nếu có tới ngân hàng cũng chỉ với mục đích gửi tiết kiệm. Đây là một thói quen khó bỏ đối với người

dân, nhất là trong điều kiện hiện nay, thị trường Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng thanh toán bằng tiền mặt.

 Nhận thức về dịch vụ thẻ của người dân còn thấp

Ở nước ta hiện nay, trình độ nhận thức của người dân về các loại hình dịch vụ hiện đại nói chung, dịch vụ thẻ TDQT nói riêng còn thấp. Người ta chưa được nhận thức đầy đủ về những lợi ích của việc dùng thẻ trong thanh toán, cho nên họ chưa quan tâm tới lĩnh vực này. Nhiều người có thu nhập khá cao, thường xuyên đi mua sắm ở những tiệm lớn, nhà hàng, khách sạn, nhưng họ vẫn thanh toán bằng tiền mặt mà không nhận thấy bất lợi của việc mang một chiếc ví dày cộm tiền. Có thể do họ chưa để ý tới sự có mặt của thẻ TDQT, nhưng cũng có thể họ chưa được cung cấp thông tin về thẻ TDQT.

Thứ hai, nguyên nhân từ phía đơn vị chấp nhận thẻ

 Nhận thức của đơn vị chấp nhận thẻ về lợi ích của việc chấp nhận thanh toán

thẻ TDQT chưa cao

Các đơn vị kinh doanh hàng hóa cũng chưa thực quan tâm tới việc thanh toán bằng thẻ thay cho tiền mặt. Họ có phần chưa thông thạo quy trình sử dụng, cũng có phần ngại những gian lận tinh vi nếu khách hàng sử dụng. Bởi tâm lý không yên tâm, không tin tưởng nên đơn vị chấp nhận thẻ không nhận ra hết những lợi ích do thẻ mang lại cho họ. Hầu như họ chỉ thanh toán bằng thẻ trong trường hợp bất đắc dĩ, khách hàng không mang đủ tiền mặt. Thậm chí do vì cái lợi trước mắt mà quên mất cái lợi lâu dài, nhiều đơn vị chấp nhận thẻ còn bắt khách hàng trả phần phí thanh toán bằng thẻ (mà đáng lẽ đơn vị phỉa trả), khiến cho khách hàng ngại sử dụng thẻ.

 Đơn vị chấp nhận thẻ vô tình hoặc cố tình gian lận

Mẹo thông thường nhất là đơn vị chấp nhận thẻ cố tình in tăng số biên lai giao dịch để chiếm khoản tiền chênh lệch, hoặc cố tình chấp nhận thanh toán thẻ giả, thẻ hết hạn. Thậm chí thông đồng với bọn tội phạm để lấy cắp thông tin trên thẻ

của khách hàng. Một số khác do không phát hiện ra mà vô tình tiếp tay cho bọn tội phạm.

Không những thế, một số đơn vị chấp nhận thẻ còn gian lận ngay từ khâu khai báo thông tin đăng ký với ngân hàng, sau đó thực hiện các giao dịch giả mạo nhằm trục lợi. Ngân hàng không những không mở rộng được mạng lưới của mình mà còn phải chịu những tổn thất do đơn vị chấp nhận thẻ gây ra.

Thứ ba, nguyên nhân từ phía các tổ chức thẻ quốc tế

Các tổ chức thẻ quốc tế tuy có nhiều hợp tác với ngân hàng ngoại thương nhưng kinh phí họ hỗ trợ cho ngân hàng còn hạn chế. Trong khi đó, những khoản kinh phí đầu tư cho công nghệ và các hoạt động khác là rất lớn. Điều này gây một số khó khăn trong việc đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng mạng lưới cho ngân hàng.

Thứ tư, nguyên nhân từ phía môi trường pháp lý

Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có những quy định cụ thể cho thẻ tín dụng quốc tế, mà vẫn phải căn cứ vào các quy định của dịch vụ thẻ nói chung, hoạt động thanh toán quốc tế, hoạt động tín dụng. Do đó, việc triển khai dịch vụ nhiều khi gặp phải khó khăn trong thực hiện nghiệp vụ cũng như giải quyết các vụ tranh chấp. Luật pháp chưa đủ chặt chẽ bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia dịch vụ.

Từ thực trạng dịch vụ thẻ TDQT tại NHNTVN, có thể nói rằng đây là một lĩnh vực đang trên đà phát triển ở nước ta. NHNTVN đã đạt được những kết quả đáng mừng,trước hết nhờ vào sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong ngân hàng cũng như những hỗ trợ của các tổ chức thẻ quốc tế, cùng các chủ thể khác. Cụ thể hơn, những kết quả trên xuất phát từ sự đầu tư đúng đắn của ngân hàng cùng với những chính sách marketing phù hợp. Tuy nhiên, những kết quả mà ngân hàng đạt được chưa thực sự xứng với tầm vóc của ngân hàng cũng như tiềm năng của thị trường Việt Nam. Việc xác định những kết quả và những hạn chế trong công tác triển khai, mở rộng dịch vụ thẻ TDQT có vai trò rất quan trọng cho những định hướng sau này. Với mục tiêu mở rộng hơn nữa dịch vụ thẻ, NHNTVN cần có một số giải pháp phù hợp dựa trên những nghiên cứu thực tiễn trên. Trong chương III sẽ đề cập tới một số giải pháp đó.

Chương III

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Mở rộng dịch vụ thẻ TDQT tại ngân hàng ngoại thương VN (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w