III. So sánh một số quy trình sản xuất rượu
4.2 Nguyên tắc hoạt động thiết bị chưng cất đơn giản
1. Nồi chưng 2. Thiết bị ngưng tụ làm lạnh 3. Thùng chứa 2 1 Thiết bị chưng cất đơn giản 3
Nguyên tắc của chưng cất đơn giản là hơi được lấy ra ngay và cho đi ngưng tụ.
Vật liệu được nạp vào nồi chưng (1), ở đây, cung cấp nhiệt đến nhiệt độ sôi và tiếp tục cung cấp nhiệt đến nhiệt độ bay hơi. Bộ phận đun nóng có thể là trực tiếp bằng than củi hay gián tiếp trong các bộ phận truyền nhiệt ( đối với sản xuất theo kiểu cổ truyền sẽ dùng than, củi). hơi bốc lên, ngưng tụ trong thiết bị làm lạnh (2), thường là ống xoắn ruột già, nước làm nguội đặt ở ngoài ống. Sản phẩm thu được vào thùng chứa (3). Tuy nhiên, một số vùng thiết bị chưng cất, hệ thống làm lạnh là đường ống, có hai lỗ thông cho nước nóng đi ra, nước lạnh đi vào.
Thành phần trong nước chưng giàu cấu tử bay hơi, chất lỏng trong nồi nghèo cấu tử bay hơi, chất lỏng còn lại nghèo cấu tử dễ bay hơi. Do quá trình chuyển khối chỉ một lần nên nồng độ nước chưng được sẽ giảm dần. Hỗn hợp đến một thời gian nồng độ xác định thì tháo ra ngoài.
Trong thực tế, người ta thường sử dụng phương pháp chưng cất hồi lưu, ưu điểm của phương pháp này là:
• Tăng sự tinh khiết của sản phẩm. • Hạn chế sự giảm nồng độ sản phẩm. • Tăng hiệu suất thu hồi.
Trong trường hợp này, hồi lưu một phần nước chưng đã ngưng tụ trở lại nồi để làm giàu cấu tử dễ bay hơi trong nồi. Pha hơi trong nồi đi lên tiếp xúc với chất lỏng mới hồi lưu, qua thiết bị ngưng tụ, thực hiện quá trình chuyển khối làm giàu cấu tử dễ bay hơi trong pha hơi đi lên. Do đó, độ tinh khiết sản phẩm cần chưng (rượu) tăng.
Cấu tạo thiết bị chưng cất hồi lưu
n
1. Nồi chưng
2. Thiết bị ngưng tụ hồi lưu
3. Thiết bị ngưng tụ làm lạnh
Một số thiết bị chưng cất được sử dụng ở các vùng miền khác nhau: Thiết bị chưng cất hồi lưu