III. So sánh một số quy trình sản xuất rượu
4.1 Thiết bị chưng cất
Chưng cất là quá trình dùng nhiệt để tách một hỗn hợp lỏng thành các cấu tử trong hỗn hợp ở cùng một nhiệt độ, vì thế, ta thu được chất tinh khiết hơn.
Bản chất của chưng cất là phương pháp tách hỗn hợp chất lỏng thành các cấu tử riêng biệt dựa vào sự khác nhau về độ bay hơi (nhiệt độ sôi) của chúng bằng cách lặp lại nhiều lần quá trình bay hơi và ngưng tụ.
Nấu chín
Rượu cần Nguyên liệu
Xử lý
Lên men Bánh men lá
Thêm nước Tạo hương
Mục đích của quá trình: Có 3 mục đích
- Chuẩn bị: Phương pháp này để thô chế, làm sạch các tạp chất thô lẫn trong rượu trong quy trình sản xuất.
- Khai thác và thu nhận sản phẩm. - Nâng cao chất lượng sản phẩm.
Có 3 phương pháp chưng cất hiện nay được sử dụng: chưng cất đơn giản, chưng cất bằng hơi nước trực tiếp và chưng luyện.
Chưng cất bằng hơi nước được sử dụng để tách cấu tử không tan trong nước khỏi tại chất không bay hơi. Sản phẩm ngưng sẽ phân lớp thành cấu tử bay hơi và nước. Trong phương pháp này, hơi nước được phun qua lớp chất lỏng, trong qua trình tiếp xúc giữa hơi nước và chất lỏng, cấu tử cần chưng khuyếc tán vào hơi. Hỗn hợp ngưng tụ và tách thành sản phẩm.
Chưng luyện là cho sản phẩm cuối quay trở lại và hồi lưu một phần sản phẩm. Thông thường, chưng luyện được tiến hành nhiều lần.
Đối với sản xuất rượu truyền thống, theo quy mô gia đình hay quy mô sản xuất nhỏ hiện nay, người sản xuất sử dụng phương pháp chưng luyện đơn giản.