Nâng cao khả năng sinh tổng hợp kháng sinh của chủng Streptomyces

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao khả năng sinh tổng hợp actinomycin d của streptomyces (Trang 53)

Streptomyces 21.123.

Với mục đích nâng cao khả năng sinh tổng hợp kháng sinh của

Streptomyces 21.123, đề tài đã tiến hành nghiên cứu tuyển chọn và cải

tạo giống để thu được những biến chủng có khả năng sinh tổng hợp kháng sinh tốt hơn. Để lựa chọn những biến chủng có hoạt tính cao

chúng tôi đã tiến hành sàng lọc ngẫu nhiên Streptomyces 21.123 và lựa

chọn được 3 dạng chủng có số thứ tự là 12, 29, 37 cho hoạt tính cao hơn các dạng chủng còn lại. Trong số 3 dạng chủng được lựa chọn từ sàng lọc ngẫu nhiên, dạng chủng 12 có hoạt tính tốt nhất nên đề tài chọn dạng chủng này để đột biến lần thứ nhất bằng tia UV. Các biến chủng còn sống sót được đem thử khả năng sinh tổng hợp kháng sinh song song với chủng là chứng. Các biến chủng 5,17, 32 có % biến đổi hoạt tính cao nhất và tăng lên nhiều nhất so với mẫu chứng.

Để tạo ra các biến chủng có hiệu suất sinh tổng hợp kháng sinh cao cần phải tiến hành đột biến bậc thang ( đột biến nhiều lần với các tác nhân khác nhau) kết hợp với phương pháp di truyền phân tử hiện đại. Tuy nhiên với quy mô và thời gian còn hạn chế đề tài vẫn tiếp tục đột biến lần 2 sử dụng tia UV để cải tạo giống. Từ kết quả đột biến lần 1, lựa chọn biến chủng số 32 (% biến đổi hoạt tính cao nhất) để đột biến cải tạo giống lần 2 bằng ánh sáng UV, kết quả của đột biến lần 2 khá khả quan cho biến chủng số 27 có % biến đổi hoạt tính so với mẫu chứng là 112,25 % và 112,50 % đối với 2 vi sinh vật kiểm định. Biến chủng 27

được chọn đột biến lần 3 bằng HNO2 thu được các biến chủng có hoạt

tính tương đối cao so với mẫu chứng đặc biệt biến chủng số 8 có phần trăm biến đổi hoạt tính cao 110 % so với chủng làm chứng. Như vậy có

thể thấy đột biến bằng HNO2 cho kết quả khá khả quan là một phương

Để xạ khuẩn có thể sinh tổng hợp kháng sinh cần tiến hành lên men xạ khuẩn trong môi trường dinh dưỡng thích hợp. Để lựa chọn được chủng cho hiệu suất lên men cao nhất, đề tài đã tiến hành lên men chìm 8 dạng chủng tốt nhất (2 dạng chủng 12, 37 của SLNN ; 2 biến chủng 5, 32 của đột biến lần 1; 2 biến chủng 10, 27 của đột biến lần 2; 2 biến chủng 8, 37 của đột biến lần 3) trong môi trường dịch thể MT1 ở nhiệt độ 28 ºC. Sau quá trình lên men đã chọn được biến chủng 37 của lần đột biến 3 có hoạt tính sinh tổng hợp kháng sinh tốt nhất. Biến chủng 37 không phải là biến chủng có hoạt tính sinh tổng hợp kháng sinh cao nhất khi lên men bề mặt nhưng lại có hoạt tính sinh tổng hợp kháng sinh tốt nhất khi lên men chìm. Điều này có thể do điều kiện của lên men chìm và lên men bề mặt khác nhau đã ảnh hưởng đến hoạt tính sinh tổng hợp kháng sinh của xạ khuẩn. Biến chủng 37 được đề tài lựa chọn cho quá trình lên men chìm để thu kháng sinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao khả năng sinh tổng hợp actinomycin d của streptomyces (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)