CÁCH XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG TRONG THƠ TÌNH PUSKIN:

Một phần của tài liệu Đề tài thơ tình của Puskin (Trang 59)

CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT

3.3.CÁCH XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG TRONG THƠ TÌNH PUSKIN:

Thơ tình Puskin không những độc đáo trong việc sử dụng ngôn từ, tỉ mỉ và chi tiết trong việc miêu tả không gian và thời gian, mà còn thành công trong nghệ thuật xây dựng tình huống, kết cấu. Kết cấu hay cấu tứ thơ là yếu tố chính để Puskin tạo nên sự độc đáo trong cách xây dựng tình huống thơ tình của ông.

Thơ là hình thức dùng từ, dung ngữ làm chất liệu và việc chọn lọc từ cũng như tổ hợp các từ lại với nhau được sắp xếp dưới một hình thức logic nhất định để tạo nên hình ảnh cuốn hút, gợi cảm giác, tạo âm thanh có tính thẩm mĩ cho người nghe.Thơ Puskin không ngoại lệ, ta có thể thấy những vần thơ có cấu tứ thơ mạch lạc, rõ ràng, chặt chẽ.

Kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động của tác phẩm. Trên một mức độ lớn có thể nói sáng tác là kết cấu. Bởi vì khi xây dựng tác phẩm, xây dựng cấu tứ trong thơ…thì người ta đã xem tác phẩm như một công trình kiến trúc. Bản thân thuật ngữ kết cấu cũng mượn từ kiến trúc hội họa. Từ những vật liệu khác nhau, trên một không gian nhất định người ta có thể xây dựng nên những công trình kiến trúc hợp mục đích và hợp lý tối đa. Kết cấu trong tác phẩm cũng vậy. Nó nhằm xây dựng một công trình hợp mục đích tối đa phản ánh đời sống, biểu hiện sự cảm nhận trước đời sống và thức tỉnh những thái độ, tình cảm nhất định đối với thực tại. Cụ thể là những quan niệm về con người, không gian, thời gian, sắp xếp chi tiết để tạo thành bức tranh sống động, tạo khả năng cảm thụ cuộc sống ấy sao cho có thể rút ra được những ý nghĩa nhân sinh, những phản ứng tình cảm như tác giả mong đợi.

Cùng với việc tổ chức nhân vật, sự kiện, chi tiết. Kết cấu nghệ thuật còn có nhiệm vụ tổ chức cái nhìn xác lập hệ thống điểm nhìn. Nhà văn không thể miêu tả nghệ thuật mà không có điểm nhìn cho mình. Đó có thể là điểm nhìn từ thời hiện tại, hay từ hiện tại hồi tưởng lại quá khứ, nhìn xa hay gần, trên cao xuống hay từ dưới lên. Xác định được điểm nhìn tâm lý thì văn bản sẽ kể qua kí ức, qua nỗi niềm, ngôn từ ấy sẽ mang nặng sắc thái biểu cảm…

Là một nhà thơ đầy chất trí tuệ, Puskin đã tạo nên những đường nét độc đáo riêng cho thơ tình của mình mà có lẽ không có nhà thơ nào khác trên thế giới có thể làm được như ông. Bằng trí tuệ siêu việt của mình kết hợp với sự lao động nghệ thuật một cách say mê, Puskin đã cho ra đời những vần thơ tình độc đáo, xuất sắc mang

đậm dấu ấn cá nhân. Nét độc đáo trong thơ ông là ở việc xây dựng những tình huống bất ngờ, thú vị dựa trên những mâu thuẩn nghệ thuật trong kết cấu.

Tình yêu là dòng chảy vĩnh cửu của lịch sử văn học nhân loại- là một đề tài lớn trong sáng tác của Puskin. Đọc thơ Puskin ta thấy trải dài mỗi bài thơ của ông là những mạch cảm xúc khác nhau của tình yêu tư những cảm xúc của buổi đầu gặp gỡ, những ngày tháng nhớ nhung, những lúc hờn dỗi, ghen tuông hay gặp lại người yêu cũ, sự tan vỡ trong tình yêu. Bên cạnh đó, quan niệm tình yêu cũng được Puskin nêu bật nhằm hướng con người sống tốt hơn, nhân bản hơn, có văn hóa hơn trong tình yêu. Từ cảm xúc đến quan niệm được Puskin lồng vào từng trang viết, từng bài thơ của mình một cách chi tiết và chân thực. Tất cả được Puskin sắp xếp theo một trật tự logic, hài hòa, tinh tế, chính xác nhất.

Tình yêu là sự kỳ diệu mà thượng đế đã tạo ra và ban bố cho loài người. Bất kì ai trên đời cũng có những phút giây rung động, những cảm xúc dạt dào khó quên. Đó là cảm xúc của tình yêu. Nhưng dòng đời luôn chưa đựng nhiều sóng gió, trắc trở. Cảm xúc tình yêu có thể đến một cách dễ dàng, nhưng để đến được với tình yêu thì không phải ai cũng đến được. Dòng thời gian trôi đi một cách nhanh chóng, nó có thể xóa đi mọi thứ phía sau quá khứ. Tuy nhiên, với Puskin, những kỷ niệm của tình yêu sẽ luôn tồn tại dù thời gian có nghiệt ngã đến đâu vẫn không thể giết chết được một tâm hồn lãng mạn, mãnh liệt với tình yêu. Với Puskin, những kỷ niệm ngày nào của buổi đầu gặp gỡ, những cảm xúc của tình yêu vẫn mãi còn in đậm trong kí ức của thi sĩ và càng hiện rõ hơn trong lần đầu gặp lại người xưa. Điều này được thể hiện rõ qua bài thơ Gửi của Puskin.

Những kỷ niệm của thời quá khứ như đang hiện rõ trước mắt Puskin, hình ảnh thân quen ngày nào giờ đây đã trở lại. Bài thơ được Puskin gửi tặng cô Anna Pêtơrôpna Kern, được ông viết sau cuộc tái ngộ nàng vào cuối tháng 6 năm 1825 tại nhà nguời bà con họ hàng với cô ở Trigôn gần Mikhailôpxkôie. Lần thứ nhất nhà thơ gặp cô là vào năm 1919 tại Pêtecbua. Trong bài thơ này, những biểu hiện của khung cảnh gặp lại người yêu cũ được Puskin xây dựng thông qua những mạch cảm xúc, tâm trạng trái ngược nhau. Bài thơ được xây dựng theo cấu trúc mâu thuẫn nghệ thuật.

Ở khổ đầu bài thơ, Puskin không di vào miêu tả chi tiết mà nắm bắt, thể hiện cái ấn tượng huyền diệu mà sắc đẹp của Kern đã gợi lên và đọng lại trong ông. Đó là ấn tượng của một sắc đẹp thiên thần trắng trong và sáng láng. Ấn tượng thường chỉ bừng lên trong giây lát, khoảnh khắc rồi vụt biến, mau qua nhưng ấn tượng có thể đọng lại, lưu lại trong kí ức suốt cuộc đời con người. Đến những khổ thơ sau, sắc đẹp Kern vẫn được diễn tả bằng cách như vậy, ấn tượng về một giọng nói, dáng hình.

Cuộc gặp gỡ và sắc đẹp của Kern không chỉ gây ấn tượng mãnh liệt, diệu huyền mà còn làm sống dậy cả một chuỗi dài kí ức gắn với dòng đời của nhà thơ. Dấu ấn thời gian tiểu sử có thể dể dàng nhận thấy qua mỗi khổ thơ. Những “Phút giây huyền diệu” ở khổ đầu gợi lần thứ nhất Puskin gặp Kern. Những “ồn ào, xáo động, buồn lo” ở khổ hai gắn với những ngày tháng ở kinh thành Petecbua hoa lệ. Ở khổ thứ ba: “tháng ngày qua những cơn gió bụi” chính là gó bụi phương Nam và những ngày tháng bị lưu đày. Đến khổ thứ tư, câu thơ : “Giữa cô quạnh âm u tù hãm. Dòng đời trôi quằn quại hắt hiu” lại gợi những ngày tháng bị lưu đày ở phương Bắc, tại làng Mikhailopxkoie và ở khổ thứ năm: “Trước mắt anh em lại hiện lên”- thì đó là lần thứ hai, vừa mới xảy ra đây thôi, nhà thơ gặp lại nàng tiên giáng thế sau sáu năm kể từ cái lần đầu tiên ấy.

Theo dòng thời gian với muôn vàn biến đổi, hình ảnh Kern với sắc đẹp diễm kiều như chìm vào quên lãng, lùi sâu vào trong ký ức và ẩn hiện: lúc vụt lên như một vầng sáng rực rỡ “Như hư ảnh mong manh vụt biến”; lúc chập chờn “Tiếng nói em bên tai anh văng vẳng. Bóng dáng em anh gặp lại trong mơ”; lúc nhạt nhòa “ Lãng quên rồi giọng em hiền diệu. Nhòa tan rồi bong dáng nguy nga”; lúc tan biến “Chẳng tiên thần. Chẳng nguồn cảm xúc”.Tưởng như tất cả đã không còn gì nữa! Nhưng đến khổ thơ thứ năm, thật bất ngờ, tất cả vụt sống dậy. Ấn tượng vẫn như xưa:

Cả hồn anh bỗng dưng tĩnh giấc: Trước mắt anh em lại hiện lên, Như hư ảnh mong manh vụt biến, Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.

Dòng đời chảy trôi là tàn phai bao thứ. Thế mà sau sáu năm sắc đẹp của Kern vẫn gợi ấn tượng nguyên khôi. Sự lặp lại cảu hai câu thơ “ Như hư ảnh mong manh vụt biến, như thiên thần sắc đẹp trắng trong” đã diễn tả điều đó.

Và rồi người phụ nữ ấy, sắc đẹp ấy lại làm lai động, lại làm náo nức, lại làm rộn ràng con tim nhà thơ:

Trái tim lại rộn ràng náo nức Vì trái tim sống dậy đủ điều: Cả tiên thần, cả nguồn cảm xúc

Cả đời, cả lệ, cả tình yêu

(Gửi Em)

Trong khổ thơ này có sự lặp lại của tập hợp từ “ tiên thần”, “cảm xúc”, “đời”, “lệ”, “tình yêu” ở khổ bốn. Nếu so sánh hai khổ thơ thứ tư và khổ cuối sẽ thấy sự đối lập tương ứng: Khổ bốn: Chẳng tiên thần, chẳng nguồn cảm xúc, Chẳng đời, chẳng lệ, chẳng tình yêu Khổ cuối: Cả tiên thần, cả nguồn cảm xúc Cả đời, cả lệ, cả tình yêu (Gửi Em)

Sự tương ứng về mặt kết cấu giữa các câu thơ này đã góp phần làm nổi bật tính chất lý tưởng trong quan niệm của Puskin về sắc đẹp, phụ nữ, tình yêu, về cảm hứng thơ ca, cuộc sống. Tất cả diễn ra như một phản ứng nghệ thuật liên hoàn.

Gửi không đơn thuần là bài thơ ngợi ca về sắc đẹp phụ nữ. Nó là sự thể hiện thái độ thuần khiết đạo đức và sự tôn vinh chân thành của Puskin đối với phụ nữ. chính vì thế mà nó đạt đến vẻ đẹp rực rỡ của tinh thần nhân văn.

thần thánh hóa tri thức, lẽ phải, sức mạnh, trí tuệ…mà còn thần thánh hóa sắc đẹp, tình yêu [6; tr.117]. Theo trực quan tôn giáo, họ cho rằng nữ thần sắc đẹp, tình yêu Aprôđitơ có một chiếc thắt lưng bí ẩn:

Ở trong đó chứa bao điều bí ẩn Là tình yêu, là khát vọng,là quen biết

và những sự thỉnh cầu Là những lời tán dương từng nhiều lần đánh lừa

trí thông minh của những người con trí tuệ…

Để thể hiện tòn bộ cái sức mạnh thơ ca của Hômerơ đối với tâm hồn, trái tim con người, người Hy Lạp cổ nói rằng: “Ông đã đánh cắp được chiếc thắt lưng của nữ thần sắc đẹp tình yêu”[6; tr.118]. Puskin là một trong số những nhà thơ Nga đầu tiên đã đạt được “chiếc thắt lưng” của nữ thần Aprôđitơ kiều diễm.

Tình yêu - dòng chảy vĩnh cửu của lịch sử văn học nhân loại - là một chủ đề lớn trong thơ trữ tình của thiên tài Puskin. Cùng với bài Gửi K., Tôi yêu em đã góp vào thơ tình nhân loại một bài thơ tình hoàn hảo tiềm ẩn những giá trị nhân văn lớn lao.

Cấu trúc bài thơ dựng trên mâu thuẫn nghệ thuật giữa trật tự lôgic và mạch cảm xúc, giữa lý trí điềm tĩnh và xúc cảm dâng trào. Trên bề mặt kết cấu, trật tự lôgic và lý trí nói lên việc "rút lui", chối bỏ say mê, dập tắt ngọn lửa tình. Còn trong bề sâu mạch trần thuật trữ tình, xúc cảm không kìm nén được mà tuôn trào mãnh liệt, bất chấp logic và lý trí. Mâu thuẫn nghệ thuật này giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc tình yêu chân thành, đằm thắm mà thiết tha mãnh liệt, đam mê mà vị tha, độ lượng của nhà thơ.

Mở đầu bài thơ là điệp khúc tôi yêu em - cũng là giọng điệu chủ đạo của bài thơ:

Tôi yêu em: đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai.

(Tôi yêu em) [12; tr.83] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lời thơ thật giản dị, dùng vài từ mang tính phủ định, không ví von, bóng gió. Nhịp thơ chậm rãi, điệu giọng trầm tĩnh. Ấy thế mà câu thơ bộc lộ thấu đạt những xúc cảm, trải nghiệm chân thành, sâu sắc trong trái tim yêu chân thực, chung thủy mà âm thầm kín đáo, da diết day dứt khôn nguôi, có pha chút dè dặt ngậm ngùi và dự cảm dang dở…

Mạch cảm xúc trong hai dòng thơ tiếp theo chuyển đột ngột nhưng vẫn một giọng điệu trầm tư, điềm tĩnh bởi lí trí chế ngự:

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa, Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

(Tôi yêu em)

Từ không nhấn mạnh ý định có vẻ dứt khoát "rút lui". Nhưng trong thẳm sâu tâm hồn dồn nén bao cảm xúc, nỗi niềm trăn trở, buồn đau của thân phận, không hề có chút gì thanh thản, khiến ta không tin rằng đây là mối tình "không hi vọng"…

Phần cuối bài thơ, xúc cảm lại trỗi lên sự dồn nén, chế ngự của lý trí điềm tĩnh:

Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen. Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,…

(Tôi yêu em)

Nhịp thơ không chậm rãi như phần đầu mà nhanh hơn, mạnh hơn. Một loạt thủ pháp được sử dụng: điệp khúc tôi yêu em, lặp từ phủ định không và từ mang ý nghĩa thời gian...

Nhưng trên hết là sự chân thành đã làm tỏa sáng câu thơ. Nhân vật tôi không hề che giấu, ngần ngại mà rất trung thực, thành thật bộc bạch những cung bậc, sắc thái tình yêu trong thẳm sâu tâm hồn mình, một tình yêu thầm kín, da diết, mãnh liệt, với những trăn trở day dứt, những khổ đau tuyệt vọng, những nỗi buồn và sự ghen tuông đen tối giày vò, khiến trong đáy sâu tâm linh không một chút thanh thản, yên định. Tình yêu của nhân vật tôi cũng rất đỗi bình thường, cũng bị nỗi ghen tuông giày

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm, Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

(Tôi yêu em)

Giữa hai dòng thơ là một nghịch lí, mâu thuẫn mà khối óc sáng suốt khó có thể lí giải bằng lý lẽ của nó nhưng có thể cắt nghĩa bằng lý lẽ của con tim. Câu thơ cuối bài là một lời chúc có vẻ nghịch lý mà thiêng liêng, đầy vị tha:

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

(Tôi yêu em) Câu thơ rất độc đáo, đột ngột về ý nghĩa, hàm chứa nhiều ý vị…

Tôi yêu em là một tình yêu vô vọng, thấm một sắc điệu buồn, nhưng hơn hết vẫn là một tình cảm chân thành, mãnh liệt mà vị tha, cao thượng, bộc lộ vẻ đẹp của tâm hồn và nhân cách con người nhân hậu, biết kính trọng vô hạn đối với phẩm giá con người với tư cách là con người. vì thế bài thơ chứa đựng những giá trị tinh thần nhân văn cao cả. Có lẽ cũng vì vậy mà bài thơ không ngừng gây xúc động bao thế hệ bạn đọc…

Tình yêu thủy chung là điều ai cũng mong muốn nhất là trong cuộc sống hôn nhân, nó như là thước đo khẳng định giá trị của tình yêu. Tuy nhiên, trong cuộc sống có đôi khi bạn không thể làm chủ được bản thân mình, không thể chế ngự được cảm xúc con tim, nên đôi khi bạn bị xáo động bởi những cám dỗ bên ngoài cuộc sống. và có lúc bạn bị rung động trước hình ảnh một người con gái khác, tuy nhiên bạn lại nhận ra rằng mình là một người đã có gia đình. Sự mâu thuẩn giữa lý trí và tình cảm sẽ xảy ra trong tâm hồn của bạn buộc bạn phải giải quyết một cách thỏa đáng và đúng mực. Tất cả thể hiện quan niệm về tình yêu, hôn nhân của mỗi cá nhân.

Puskin luôn là một nhà thơ của trí tuệ, trong thơ ông luôn chứa đựng sự độc đáo và tinh tế. Những bài thơ của ông luôn thể hiện sự sáng tạo trong việc xây dựng tình huống trong tình yêu một cách độc đáo. Chúng ta đã được thấy những cung bậc cảm xúc cũng như quan niệm về tình yêu của Puskin thông qua những bài Gửi, Tôi yêu em, ít nhiều đã thể hiện được những nét độc đáo của những tình yêu mà Puskin xây dựng. Không chỉ dừng lại ở đó, Puskin còn cho thấy sự độc đáo, tinh tế trong cách tổ chức kết cấu qua bài thơ Không, không , tôi không nên…

Mở đầu bài thơ, có thể thấy điệp từ “không” được lặp lại nhiều lần trong câu thơ thể hiện sự đấu trang trong tư tưởng, mâu thuẩn trong mạch cảm xúc hiệ lên trong câu thơ đầu một cách dồn dập. Sự giằng xé trong tâm hồn của tác giả trước sự quyến rũ của tình ái. Trước sự cám dổ của tình yêu, nhân vật trữ tình đã bày tỏ sự chối từ đam mê ái tình một cách kiên quyết tôi không nên, tôi không dám, tôi không

Một phần của tài liệu Đề tài thơ tình của Puskin (Trang 59)